Hôm nay,  

Để Giải Quyết Nạn Đói Toàn Cầu, Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Dân Chúng Nên Ăn Côn Trùng

24/05/201300:00:00(Xem: 6658)
Việc ăn côn trùng, chẳng hạn như cào cào, châu chấu, dế, bọ rầy, đuông dừa, bọ cạp, v.v… là một tập quán ăn uống rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia nghèo khó tại vùng Á châu, Phi châu và châu Mỹ La Tinh. Ngược lại các xứ Tây phương giàu có thì họ xem lối ẩm thực trên là lạc hậu và kinh tởm.

Phỏng dịch từ báo chí hải ngoại:

- LaPresse.ca -La FAO appelle à manger des insectes (13 mai 2013)

- Marc Thibodeau La Presse-Les insectes à la rescousse de la planète

Trung tuần tháng 5, 2013 báo chí thế giới có đăng một bản tin hết sức “giật gân”. Đó là các nhà chuyên môn về lương thực và thực phẩm của FAO thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra biện pháp cách mạng để giải quyết nạn đói tại các quốc gia đang phát triển: Khuyến khích việc sử dụng côn trùng làm nguồn thực phẩm. Họ cũng nhấn mạnh đến việc cần phải phát triển ngành nuôi và sản xuất côn trùng trên bình diện kỹ nghệ quy mô hơn…

Không biết việc nầy có trái ngược với nguyên tắc nông nghiệp luôn luôn xem côn trùng như là kẻ thù không đội trời chung của mùa màng hay không?

Theo các chuyên gia FAO, côn trùng rất bổ dưỡng, giàu protein, chất béo và chất khoáng.

Ước lượng có trên 2 tỉ dân trên thế giới đã và đang sử dụng côn trùng làm thức ăn.

Đây là một tập quán đã có từ cả ngàn năm tại những quốc gia “nghèo khó, lạc hậu”, nhưng phải chờ đến năm 2013 Liên Hiệp Quốc mới “ngộ” ra.

Dân Âu Mỹ và chắc chắn là cũng phải có một số không ít bà con Việt Nam dứt khoát không muốn thấy côn trùng trong bữa ăn.

Video: L'ONU recommande de manger des insectes

Mangez des insectes": afin de renforcer la sécurité alimentaire, la FAO a lancé le 13 mai 2013 un programme pour encourager l'élevage à grande échelle des insectes, élément nutritionnel peu cher et écologique. Durée: 01:06.
http://fr-ca.actualites.yahoo.com/video/lonu-recommande-manger-des-insectes-170000034.html

Video: FAO Les insectes comestibles issus de la forêt (xem video người Lào nuôi và dùng côn trùng làm thực phẩm)
http://www.fao.org/forestry/edibleinsects/fr/

Tại sao phải chọn côn trùng?

Côn trùng sanh sản rất nhanh, có tỉ lệ tăng trưởng và chuyển biến thức ăn (taux de croissance et de conversion alimentaire) cao. Cơ quan Lương Nông FAO còn cho biết, vòng đời (cycle de vie) của côn trùng không mấy ảnh hưởng đến môi sinh.

Nuôi côn trùng rất dễ và tiện lợi, chỉ cần 2 kg thức ăn (phân súc vật, rác rưới, chất phế thải hữu cơ, phân ủ compost…) để sản xuất ra được 1kg côn trùng trong khi ở loài bò phải cần đến 8kg thực phẩm (cỏ, bắp, v.v…) mới tạo ra được 1kg thịt.(theo Eduardo Rojas Briales, phó giám đốc FAO tại Rome).

Côn trùng tiêu thụ rất ít nước, tạo ra rất ít “khí có hiệu ứng nhà kính”(gaz à effet de serre) khác với loài trâu bò.

Côn trùng có thể được sử dụng nguyên con, xay thành bột, nhồi, hay pha trộn vào những loại thức ăn khác. (Vn mình còn đi xa hơn, dùng côn trùng như bọ cạp ngâm rượu làm thuốc trị bịnh, đặc biệt là bệnh xìu ở đàn ông).

Trong chăn nuôi, côn trùng được dùng để nuôi gia cầm, cá, và ếch tại các quốc gia Á châu. Có thể treo đèn trên các hồ nuôi cá hay ếch; Tối đến, côn trùng thiêu thân bay đến bu quanh ánh sáng và rơi xuống nước nạp mạng làm mồi cho ếch và cho cá

Tên rất khoa học

Phương pháp mới mẻ, nhưng thật sự ra là cũ rích, sử dụng côn trùng làm thực phẩm được gọi là entomophagie.

Các nhà khảo cứu cho biết có lối 1900 loài côn trùng có thể được sử dụng để làm thực phẩm.

Theo FAO, từ nay đến năm 2030, sẽ có trên 9 tỉ người cũng như hằng tỉ súc vật (trâu, bò, heo, gia cầm…) cần phải được nuôi dưỡng trong lúc vấn đề ô nhiễm môi sinh, thoái hoá đất đai và nguồn nước không ngừng gia tăng thêm lên mãi.

Một vài tấm gương sáng

Theo FAO, ngành nuôi côn trùng hiện nay vẫn còn mang tính cách gia dình và rất nhỏ hẹp, thí dụ tại Thái Lan và Lào.

Liên Hiệp Quốc đã trao tặng phần thuởng cho một xí nghiệp Nam Phi trong việc thu lượm các chất phế thải, đồ lòng, nội tạng, máu huyết từ lò sát sanh để sản xuất giòi (ấu trùng của ruồi nhặn) dùng làm thức ăn gia súc.

Kết luận

Việc tiêu thụ côn trùng vẫn còn được xem là một điều cấm kỵ tại các quốc gia phương Tây. Họ xem đây là một tập tục ẩm thực bán khai và kinh tỡm. Nhưng khuynh hướng nầy cũng đang dần dần biến chuyển.

Trở ngại chánh yếu là sự hiện diện của một hàng rào văn hóa vô hình rất khó vượt qua được.

Theo FAO, chúng ta cần phải nỗ lực thêm lên và nên đặt nặng tầm quan trọng vào các quốc gia nào đang sử dụng côn trùng như một nguồn thức ăn cho gia súc. /.

Tham khảo

- Jacques HARDOUIN*-Production d'insectes à des fins économiques ou alimentaires: Mini-élevage et BEDIM*
http://www.gembloux.ulg.ac.be/entomologie-fonctionnelle-et-evolutive/wp-content/uploads/2012/07/1441.pdf

- Video- Kỹ nghệ sản xuất giòi dùng làm mồi câu cá (Découverte dun élevage dasticots)
Publié par Damien CHARABIDZE
http://www.forenseek.org/Decouverte-d-un-elevage-d-asticots.html

Video: Cricket Farming - An Unexpectedly Lucrative Profession
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=rHsyaucEQFw

- La FAO appelle à manger des insectes
http://www.lapresse.ca/environnement/consommation/201305/13/01-4650282-la-fao-appelle-a-manger-des-insectes.php

- Les insectes à la rescousse de la planète?
http://lapresse.newspaperdirect.com/epaper/viewer.aspx

Montreal, may 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.