Hôm nay,  

Lễ Phật Đản

23/05/201300:00:00(Xem: 5657)
Đức Phật nguyên là một vị Đại Bồ tát ra đời vì bản nguyện cứu độ chúng sinh, Ngài đản sanh nhằm ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, tại vườn Lâm-tì-ni (Ấn Độ), năm 624 (TCN). Theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Nguyên tên của Ngài là Tất Đạt Đa. Họ Ngài là Thích ca, một chi nhánh của họ Kiều tất la, nên tên Ngài gọi đầy đủ là Kiều tất la Thích ca Tất Đạt Đa (Kosala akya Siddhrtha). Còn Mâu ni là đức tính trong sạch, thanh thản của Ngài. Ngài là con vua Tịnh Phạn nước Ca tỳ la vệ (Kapilavastu), mẹ Ngài là bà Hoàng hậu Ma da (Maya). Nước Ca tỳ la vệ là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares) ngày nay. Ngài sinh ra vừa được bảy ngày, thì mẹ từ trần. Bà dì Ngài là bà Ma ha Ba xà ba đề nuôi nấng chăm sóc Ngài.

Trước năm 1959, các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày 8 tháng tư âm lịch. Nhưng sau đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan), có 26 nước thành viên tham dự, từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 1950, đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm (15) tháng Tư âm lịch, là ngày đản sanh Đức Phật.

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm, bởi cả Nam tông và Bắc tông. Lễ Phật đản ngày nay, người ta thường gọi là Vesak. Vesak là tiếng Sinhala từ chữ Vaishakha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai theo lịch Ấn Độ giáo. Ấn Độ gọi lễ Phật đản là Vesak; Bangladesh và Nepal gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah); Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa.

Khái quát về cuộc đời của Đức Phật:

1- Xuất gia: Thái tử Tất Đạt Đa, được vua cha thương yêu vô cùng, nhưng sau khi thấy người đời loay hoay trong vòng: Sinh, bệnh, lão, tử. Ngài suy nghiệm cuộc đời là vô thường, là bể khổ, lòng thương chúng sanh thôi thúc, Thái tử không còn vui được nữa; nên tìm đến một vị Sa môn, hỏi thăm cách tu hành để giải thoát khổ đau. Dù lúc ấy, Công chúa Gia Du Đà La, đã hạ sanh được một Hoàng tử (La Hầu La), nhưng Ngài vẫn quyết tâm xuất gia vào ngày mồng 8 tháng 2 lúc 29 tuổi. Ngài cưỡi ngựa vượt hoàng cung với người hầu cận trung thành Xa Nặc; trong khi mọi người đang say sưa giấc ngủ.

Đi sâu vào rừng đến bờ sông Anoma, Ngài cắt tóc và thay đổi y phục, bảo Xa Nặc đem về trình Phụ hoàng và tỏ rõ quyết tâm xuất gia của Ngài. Từ đấy, Thái tử dấn thân tìm đạo. Ngài đi đến thành Vương xá (Rajagriha) xứ Ma kiệt đà, tìm đến các vị Đạo sĩ Bà la môn để tham khảo phương pháp tu hành. Sau một thời gian tu luyện, Ngài thấy lối tu này khó tìm ra được chân lý. Ngài liền vào rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya) tu hạnh ép xác, một ngày chỉ ăn 1 hạt mè, 1 hạt gạo và suy ngẫm trong 6 năm, song vẫn thấy vô hiệu. Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh, không thể tìm ra giải thoát. Và sau khi nhận bát sữa của nàng Tu Xà Đề (Sujata) dâng cúng, thân thể bình phục, tâm hồn sảng khoái, Ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và phát nguyện: “Nếu không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này”.


Trải qua một thời gian thiền quán, Ngài đã chiến thắng được tất cả những tật xấu xa của thân thể và nội tâm. Ngài cũng trừ bỏ được mọi sự phá rối của Ma vương bên ngoài.

Theo giáo lý Phật giáo: Vào canh một, Ngài chứng được “Túc mạng minh”, quán chiếu sự sanh diệt trong nhiều kiếp trước, thấy một kiếp, hai kiếp, rồi vô số kiếp... và tương lai của mình. Đến nửa đêm, ngộ được “Thiên nhãn minh”, thấy được cả vũ trụ bao la, thấy được sự sanh diệt của chúng sanh, hết thế giới này đến thế giới khác. Cuối đêm vào lúc sao mai vừa lộ dạng, Ngài ngộ “Lậu tận minh”, quán triệt nguồn gốc sanh tử luân hồi, và hoàn toàn “Giác ngộ”.

Sau khi thành đạo, Ngài đã than: “Than ôi! Chúng sanh vốn đầy đức tướng trí huệ Như lai, nhưng chỉ vì vô minh che lấp nên phải sanh tử luân hồi đấy thôi!”

3- Truyền đạo: Từ đó về sau, Đức Phật không ngừng truyền bá giáo pháp của Ngài cho chúng sanh. Từ các bậc vua quan đến những kẻ bần cùng. Trong 45 năm hoằng pháp, Ngài đem lại niềm hân hoan thoát khổ cho vô số chúng sanh. Ngài dạy chúng sanh giáo lý “Tứ diệu đế”, gồm có:

a- Khổ đế : Khổ vì sinh, lão, bệnh, tử.
b- Tập đế: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn.
c- Diệt đế: Buông bỏ lòng tham.
d- Đạo đế: Phương pháp diệt khổ, nương theo Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo có 8 điều chánh, theo giáo lý đạo Phật là:
a- Chánh kiến: Giữ gìn tứ diệu đế.
b- Chánh tư duy: Suy nghĩ đúng đắn.
c- Chánh ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
d- Chánh nghiệp: Tránh phạm giới luật.
e- Chánh mệnh: Tránh sát sinh (không giết hại).
f- Chánh tinh tiến: Làm điều thiện, diệt trừ điều ác.
g- Chánh niệm: Tỉnh giác về thân, khẩu và ý.
h- Chánh định: Định liệu, nghĩ ngợi chân chính.

4- Thuyết pháp, độ sanh: Sau đó, Đức Phật đến vườn Lộc Uyển nói pháp Tứ đế, độ cho 5 ông tỳ kheo (Kiều trần Như, Ác Bệ, Thập lục ca Diếp, Ma ha nam Câu ly và Bạc Đề). Từ đó đạo Ngài truyền khắp xứ Trung Ấn Độ và lan mãi khắp hoàn cầu.

5- Nhập diệt: Trải qua 45 năm trên đường hoằng pháp, Đức Phật đã đưa ánh đạo vàng, hóa độ chúng sanh khắp nơi. Vô số người đã được mang ơn giáo hóa của Ngài mà trở về với chánh pháp. Đức Phật nhập diệt tại rừng Ta la song thọ, để lại những nỗi thương tiếc tràn ngập lòng người. Đức Phật nhập diệt lúc 80 tuổi, nửa đêm ngày rằm tháng hai âm lịch (Ấn lịch). Với sự hy sinh liên tiếp trong vô số kiếp của Ngài, Ngài là một Đức Phật đầy đủ phước đức và trí huệ. Đến nay, ngày rằm tháng tư là ngày lễ Phật đản, mà thế giới đã công nhận.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.