Hôm nay,  

Nếu – If

3/9/201300:00:00(View: 6293)
Này em! Lịch sử sẽ đổi thay nếu bắt đầu bằng chữ "nếu". Mà không hẳn trong lịch sử.! Trong tình yêu và đời mình cũng vậy. Bởi chúng mình như hai chiếc lá xanh trên rừng cây đời xinh tươi. Hay như hai chiếc lá vàng vật vờ theo mệnh đời trôi nổi. Chuyện chúng mình sẽ khác đi nhiều lắm với chữ “nếu”.

Nếu. Một con chữ ngắn gọn, lẻ loi, độc âm mà triền miên nhiều hệ lụy. Một con chữ khô khốc mà rớt rơi bao nuối tiếc, bao kinh nghiệm đắng cay, bao bài học không bao giờ thuộc. Một mệnh đề đơn chiếc để lại những dấu chấm lửng muộn màng...

Anh luôn mượn âm nhạc để phân trần. Anh luôn mượn những giaiđiệu thênh thang trong thi ca để biện hộ cho ngôn ngử chết tiệt của lòng. Bởi ngôn từ luôn keo kiệt và ngộ nhận trong khi âm nhạc và thi ca thì mênh mang đất trời. (Những vay mượn phù phiếm mà hào phóng cho em, như anh chưa bao giờ chật hẹp trong tình mình hiu hắt.) Phải đó! "Nếu ngày ấy mình đừng quen nhau. Thì ngày nay có đâu buồn đau."Thú đau thương mà nghe sao buồn quá. Sao em không chấp nhận “yêu là chết ở trong lòng một ít”? Vì yêu là cho chớ không là nhận, là hiến dâng với cả khối tình. Thì chết một ít hay nhiều cũng làm lòng chín nồng những hân hoan tình ái. Những niềm vui ít ỏi mà tình mình đem đến liệu có được dài lâu hơn trong tháng năm còn lại?

Nếu. Cũng là những giả định trong tương lai đầy khát khao hoặc lo âu hay nghi ngại bất toàn.

Nếu một mai em bước qua thềm
Nếu một mai em đốt pháo vui
Nếu về sau, quay gót cuốn mau
Nếu một mai em sẽ qua đời…

Thì “nếu ngày ấy” đầy trách móc hay “nếu về sau” đầy lo toan hay mộng ước cũng chỉ là một phận đời mong manh trong chữ Duyên hạnh ngộ. Mình hãy vui với những mất mát. Mình hãy buồn với những vẹn toàn của tình nhau bằng kỷ niệm, bằng những khúc hát lời ca.

Có lẻ vì vậy mà hôm nay anh hoài niệm hân hoan về một ca khúc thật hay và đẹp. Ca khúc If của ban nhạc Bread. Bài hát mà anh yêu thích vô cùng vào đầu năm 80 khi nghe ở quán cà phê Lan Anh nhỏ bé đầu hẻm ở đường phố Đà Nẳng. Một quán cà phê nhỏ nhắn, ấm cúng với những bản nhạc chọn lọc thật chậm và đẹp. Đẹp như cô chủ quán duyên dáng ít nói, có mái tóc dài mượt như đêm, ngồi lặng lẻ sau quầy như lẩn khuất trong giòng sông miên man của thanh âm dịu vợi.

If là một bản ballad nhẹ nhàng của David Gates viết vào năm 1971. Ban nhạc mang tên ổ bánh mì. Như David tâm sự thì trong lúc tìm tên để đặt cho ban nhạc, chiếc xe truck chở bánh mì đi ngang. Ban nhạc muốn cái tên bắt đầu bằng chữ B, vì hồi đó The Beatles và Beegees đã danh chấn giang hồ. Và cái tên Bread ngô nghê không hay có vẻ là lạ ra đời. Ca khúc If đứng thứ 4 trong Billboard Hot 100 của năm 1971 và đứng đầu bảng Easy Listerning Chart suốt 3 tuần lễ. Ở Mỹ, ca khúc này có tựa ngắn nhất trong số những bài hát hay trong lịch sử âm nhạc. Mãi đến khi Prince ra ca khúc “7” năm 1993 và Britney Spears với bản “3” năm 2009 thì “If” mới chịu nhường ngôi.

Em hãy cùng anh nghe lời tình tự:

If a picture paints a thousand words,
Then why cant I paint you?
The words will never show the you Ive come to know.
*
Nếu một bức tranh vẽlên ngàn lời
Thì tại sao anh không thể vẽ được em?
Những ngôn từ làm sao bày tỏ nổi
Nói về Em. Về em của tôi?

Nếu một bức tranh vẽ lên ngàn trùng ý, gởi gắm bao la tình. Thì những bức chân dung ngợi ca dáng hình em chỉ là thừa thải. Bởi vì da em trắng anh chẳng cần ánh sáng. Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân. Trên đời này sẽ chẳng có giai nhân. Vì anh gọi tên em là nhan sắc (Nguyên Sa). Bứcảnh nói lên ngàn lời. Cũng như nhan sắc em vời vợi. Thì cần thiết gì những mảng màu ý tưởng thô thiển, những ánh sáng tình ái xô nghiêng, những mùa xuân mùa hạ vô duyên và những ngôn từ huyên thiên bất lực.!

If a face could launch a thousand ships,
Then where am I to go?
Theres no one home but you,
Youre all thats left me too.
*
Nếu khuôn mặt làm ngàn thuyền hạ thủy.
Thì đi đâu, anh sẽ biết đi đâu?
Không có ai ngoại trừ em cả,
Chỉ mình em sót lại với anh thôi

Nếu một khuôn mặt làm ngàn chiến thuyền hạ thủy chinh chiến. Khuôn mặt ấy chính là em. Nàng Helen của thành Troy. Một nhan sắc lộng lẫy hớp hồn, khiến 10 năm chinh chiến trên một vương quốc ở Tiểu Á. Một cuộc chiến tranh huyền thoại trong thiên anh hùng ca lliad của Homer. Kéo vào cuộc một truyền thuyết Con Ngựa Thành Troy bi tráng bất tử. Một Ulysses mưu trí gian nan. Một Achilles tưởng chừng như bất khả chiến bại ngoại trừ gót chân nhược điểm…

And when my love for life is running dry,
You come and pour yourself on me.
*
Và khi đời anh chừng như cằn cổi
Em đến, buông mình vào lòng anh xinh tươi
Chừng như khi nắng hạn trong đời. Em đã đến, cơn mưa tình ái. Em đã đến rót vào anh tươi mát. Những nồng nàn thân xác tinh khôi.
If a man could be two places at one time,
Id be with you.
Tomorrow and today, beside you all the way.
If the world should stop revolving spinning slowly down to die,
Id spend the end with you.
*
Nếu thân này được ở hai nơi trong một lúc
Anh sẽ ở cùng em hôm nay và ngày mai
Anh sẽ ở cạnh em mãi mãi
Nếu trái đất ngừng quay và chết lịm
Anh nguyện cùng em đến cuối đời
*
And when the world was through,
Then one by one the stars would all go out,
Then you and I would simply fly away
Và khi thế giới này tan biến
Từng vì sao lịm tắt trên trời
Anh và em sẽ đơn giản tung cánh
Bay về miền miên viễn ngàn khơi

Lời thật hay mà ý thật nồng. Có lời ngợi ca tình yêu, ngợi ca Em nào đẹp bằng những ví von bóng bẩy nọ. Một dung nhan mà ngàn lời không tả được. Một khuôn mặt làm nên cuộc chinh chiến 10 năm. Một đức hạnh níu chân giang hồ phải dừng bước. Một ngọt ngào tươi dáng rót vào đời trai khô héo. Một nguyện cầu mãi mãi bên nhau cho đến khi tận thế thiên thu.

Đẹp - Đức Hạnh - Thủy Chung. Có mơ ước nào hơn như thế cho tình yêu lứa đôi.? Một mơ ước bắt đầu bằng chữ “nếu” và trọn vẹn với chữ "thì". Anh và Em là "nếu" với "thì". Là If và Then. Là âm và dương, là một và không, là hạt muối mặn với miếng gừng cay. Ngọt bùi cho nhau hẹn ước sắc son "I Do".

Cũng như lời hát đẹp, đẹp như những lời chót lưởi đầu môi, đẹp như tháng ngày đầu tinh khôi, đẹp như tuổi xuân thì mơn mởn. Giai điệu của ca khúc cũng thật đẹp, thật chậm với tiếng đàn guitar trémolo âm dội vang vọng từng nốt nhạc như bản slow mùi mẫn cận kề môi má. Hơi thở thầm thì quyện vào nhau. Tay trong tay trong điệu nhảy đầu tiên của ngày cưới hân hoan. Ngập tràn ước mơ hạnh phúc trăm năm.

If a picture paints a thousand words, then this song paints a thousand precious memories of our youth.

If thật đẹp và hay phải không em?

SB. 3- 3-2013
NP Bảo Sinh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.