Hôm nay,  

Thuở Đó Chúng Mình

3/5/201300:00:00(View: 6005)
Em yêu!

Một ngày chợt nhìn mình trong gương. Những vết chân chim trên khóe mắt gợi nhớ những vết chân chim thiên di bỏ lại đằng sau trên đồi cát quá khứ. Mà đôi cánh bồng phiêu còn mãi tung gió bên trời này. Những vết nhăn trên da thịt buồn thiu thèm khát những nụ hôn xa xăm trên tình ta thanh tân ngày đó.

Kỷ niệm thật lạ kỳ. Nhiều lúc ngủ yên trong góc kín tâm hồn. Nhiều lúc cố nhớ mà thấy đâu mơ hồ. Chợt một chiều len lén vào hồn những hoài niệm âm thầm. Như những chồi non chợt một ngày hé nụ giửa giá băng không hẹn giờ. Như tiếng chim hót thân quen trước hiên nhà một sáng im hơi. Ánh ngày lên như không chờ không đợi...Và những kỷ niệm của chúng mình vụng trở về bằng những giai điệu cùng đồng vọng trời đông - trời tây.

Dòng đời không là một cuốn phim mà ta có thể trở lại ngọn nguồn, làm lại từ đầu ở những trang đời tăm tối, ráp nối những mất mát tan hoang. Bởi thế nên lòng luôn khát khao hoài niệm cùng ray rức: "Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau..." trong Kỷ Niệm của Phạm Duy.

Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo; Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo tôi nghe tiếng còi tàu

Những ngày đầu thân ái có trăng lên trên ngọn cau, mẹ ngồi khâu áo bên ngọn đèn dầu hao, cha ngồi xem báo. Trong đêm vắng đìu hiu, vang vẳng tiếng còi tàu...Những tiếng còi tàu mời gọi những cuộc lử thứ phiêu du lên đường trai trẻ. Âm vang những cuộc tiển đưa hào sảng khí khái mộng tang bồng mà ướt đẩm giọt lệ chia tay. Những cuộc chia ly thật đẹp cho núi sông ngày đầu khói lửa.

Cho tôi lại chiều hè, tôi đi giữa đường quê
Hai bên là hương lúa, xa xa là ngọn tre
Thấp thoáng vài con nghé,
Tiếng nước dưới chân đê
Tôi mê trời mây tía không nghe mẹ gọi về

Ơi những hình ảnh yên bình mộc mạc của đường quê chiều hè trời mây tiá, ngập hương lúa bóng tre. Bình thản con trâu gặm cỏ và tiếng nước róc rách chân đê. Có chú bé ham mê hoa đồng cỏ nội, quên cả giờ cơm chiều bên mái tranh khói lam ...Một bức tranh đồng quê đẹp như lòng tuổi thơ trong trắng đầy nhiệt huyết. Bỏ trường lớp và tà áo trắng học trò, lên đường trả nợ núi sông "Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao". Một thuở thiếu thời thanh tân ngoan hiền. Tâm trai trẻ đầy lạc quan không oán hờn tha nhân. Đầy ước mơ thi sĩ muốn an bằng nghịch cảnh và hào phóng với đời.

Cho tôi lại nhà trường, bao nhiêu là người thương
Không ai thù ai oán, ai cũng bảo tôi ngoan
Tôi yêu thầy tôi lắm, nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng, cô em bạn cùng đường
*Cho tôi lại một mùa mưa rơi buồn ngoại ô
Đêm đêm đèn trong ngõ soi sáng mảnh tim khô
Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ
Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ
*
Cho tôi lại còn nhiều cho tôi lại tình yêu
Tôi không đòi khôn khéo, tôi không đòi bao nhiêu
Cho tôi lòng non yếu dễ khóc dễ tin theo

Cho tôi thời niên thiếu cho tôi lại ngày đầu
*
Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu đi vui và bên nhau
Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo, trên môi một nguyện cầu
Một tuổi trẻ đầy ước mơ và vì tuổi trẻ nên lòng còn non yếu, dễ khóc dễ tin theo.

Nếu được trở lại từ đầu để xây lại một cuộc tình, một cuộc đời. Anh sẽ mong một cuộc tình với hình ảnh đơn sơ mà hạnh phúc trong đời như vậy. Cũng xin đi lại từ đầu thật chậm và không vội vàng đi vội về sau. Thật chậm bởi niềm vui qua mau khi thời gian có cánh. Không vội bởi hạnh phúc mong manh. Bởi vội vàng dễ đánh mất những suy tính nghiêm trọng cho đời. Những đổ vở hư hao không bao giờ hàn gắn lại...Những nhiệt thành vội vả hồn nhiên và bị nhiễm đầy hào quang lợi dụng. Sẽ không còn "dễ khóc dễ tin theo" những hứa hẹn của những thiên đường mù, những hạnh phúc hư ảo bong bóng cầu vồng, những Lá Diêu Bông quyến rũ không thực trong đời mơ.

Anh sẽ đi lại từ đầu bằng những kỷ niệm thật hồn nhiên, thật đẹp như một thuở của chúng mình. Một thời ta đã yêu. Thuở chúng mình ngày đó - The way we were.

Memories
Light the corners of my mind
Misty watercolor memories
Of the way we were
Scattered pictures
Of the smiles we left behind
Smiles we gave to one another
For the way we were
*
Kỷ niệm
Thắp sáng những góc khuất của ký ức
Những kỷ niệm nhạt nhoà màu sắc
Của chúng mình thuở đó.
Những hình ảnh rời rạc
của nụ cười chúng mình để lại
Những nụ cười ta đã cho nhau
Cho thuở đó chúng mình.
*Can it be that it was all so simple then
Or has time rewritten every line
If we had the chance to do it all again
Tell me - Would we? Could we?
*Liệu mọi chuyện được giản đơn như thế
Hay quá khứ được viết lại từng dòng
Nếu chúng mình có cơ hội làm lại
Em hỡi! Mình có làm được không?
*
Memories
May be beautiful and yet
What's too painful to remember
We simply choose to forget
*
So it's the laughter
We will remember
Whenever we remember
The way we were
*
Kỷ niệm
Có lẽ quá đẹp và đau thương để nhớ
Nên chúng mình thanh thản mà quên
Chỉ có tiếng cười vui là chúng mình nhớ mãi
Mổi khi nhớ lại.
Nhớ thuở đó chúng mình.

Sẽ không có chuyện tình nào đẹp bằng sự đổ gãy. Sẽ không có gì làm kỷ niệm đầy vơi bằng bóng dáng nụ em cười. Sẽ không có ai đem Memories - Kỷ niệm vào hồn thật hay như tiếng hát ngàn trùng của Barbra Streisand. Một ca sĩ nay đã 70 tuổi mà thời gian chỉ làm nồng say thêm một giọng hát cao sang qúy phái. Một giọng hát nhẹ như sương ở những đỉnh cao vun vút mà trầm ấm lòng người ở vực sâu thang âm. Một ca sĩ có chiếc mủi không đẹp nhưng luôn hát những bài ca chọn lọc thật đẹp. Thật đẹp như Woman in Love mà chúng ta say đắm năm 80. Thật buồn như You Don't Bring Me flowers năm nào. Thật ngây dại như What Kind of Fool đầy kỷ niệm. Những kỷ niệm thật đẹp và buồn như chúng mình thuở đó, phải không em?.

NP Bảo Sinh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.