Hôm nay,  

Thuở Đó Chúng Mình

05/03/201300:00:00(Xem: 5222)
Em yêu!

Một ngày chợt nhìn mình trong gương. Những vết chân chim trên khóe mắt gợi nhớ những vết chân chim thiên di bỏ lại đằng sau trên đồi cát quá khứ. Mà đôi cánh bồng phiêu còn mãi tung gió bên trời này. Những vết nhăn trên da thịt buồn thiu thèm khát những nụ hôn xa xăm trên tình ta thanh tân ngày đó.

Kỷ niệm thật lạ kỳ. Nhiều lúc ngủ yên trong góc kín tâm hồn. Nhiều lúc cố nhớ mà thấy đâu mơ hồ. Chợt một chiều len lén vào hồn những hoài niệm âm thầm. Như những chồi non chợt một ngày hé nụ giửa giá băng không hẹn giờ. Như tiếng chim hót thân quen trước hiên nhà một sáng im hơi. Ánh ngày lên như không chờ không đợi...Và những kỷ niệm của chúng mình vụng trở về bằng những giai điệu cùng đồng vọng trời đông - trời tây.

Dòng đời không là một cuốn phim mà ta có thể trở lại ngọn nguồn, làm lại từ đầu ở những trang đời tăm tối, ráp nối những mất mát tan hoang. Bởi thế nên lòng luôn khát khao hoài niệm cùng ray rức: "Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau..." trong Kỷ Niệm của Phạm Duy.

Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo; Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm mùa khô ráo tôi nghe tiếng còi tàu

Những ngày đầu thân ái có trăng lên trên ngọn cau, mẹ ngồi khâu áo bên ngọn đèn dầu hao, cha ngồi xem báo. Trong đêm vắng đìu hiu, vang vẳng tiếng còi tàu...Những tiếng còi tàu mời gọi những cuộc lử thứ phiêu du lên đường trai trẻ. Âm vang những cuộc tiển đưa hào sảng khí khái mộng tang bồng mà ướt đẩm giọt lệ chia tay. Những cuộc chia ly thật đẹp cho núi sông ngày đầu khói lửa.

Cho tôi lại chiều hè, tôi đi giữa đường quê
Hai bên là hương lúa, xa xa là ngọn tre
Thấp thoáng vài con nghé,
Tiếng nước dưới chân đê
Tôi mê trời mây tía không nghe mẹ gọi về

Ơi những hình ảnh yên bình mộc mạc của đường quê chiều hè trời mây tiá, ngập hương lúa bóng tre. Bình thản con trâu gặm cỏ và tiếng nước róc rách chân đê. Có chú bé ham mê hoa đồng cỏ nội, quên cả giờ cơm chiều bên mái tranh khói lam ...Một bức tranh đồng quê đẹp như lòng tuổi thơ trong trắng đầy nhiệt huyết. Bỏ trường lớp và tà áo trắng học trò, lên đường trả nợ núi sông "Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao". Một thuở thiếu thời thanh tân ngoan hiền. Tâm trai trẻ đầy lạc quan không oán hờn tha nhân. Đầy ước mơ thi sĩ muốn an bằng nghịch cảnh và hào phóng với đời.

Cho tôi lại nhà trường, bao nhiêu là người thương
Không ai thù ai oán, ai cũng bảo tôi ngoan
Tôi yêu thầy tôi lắm, nhớ tiếng nói vang vang
Tôi theo tà áo trắng, cô em bạn cùng đường
*Cho tôi lại một mùa mưa rơi buồn ngoại ô
Đêm đêm đèn trong ngõ soi sáng mảnh tim khô
Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ
Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ
*
Cho tôi lại còn nhiều cho tôi lại tình yêu
Tôi không đòi khôn khéo, tôi không đòi bao nhiêu
Cho tôi lòng non yếu dễ khóc dễ tin theo

Cho tôi thời niên thiếu cho tôi lại ngày đầu
*
Cho đi lại từ đầu chưa đi vội về sau
Xin đi từ thơ ấu đi vui và bên nhau
Trong tim thì sôi máu khóe mắt có trăng sao
Bông hoa cài trên áo, trên môi một nguyện cầu
Một tuổi trẻ đầy ước mơ và vì tuổi trẻ nên lòng còn non yếu, dễ khóc dễ tin theo.

Nếu được trở lại từ đầu để xây lại một cuộc tình, một cuộc đời. Anh sẽ mong một cuộc tình với hình ảnh đơn sơ mà hạnh phúc trong đời như vậy. Cũng xin đi lại từ đầu thật chậm và không vội vàng đi vội về sau. Thật chậm bởi niềm vui qua mau khi thời gian có cánh. Không vội bởi hạnh phúc mong manh. Bởi vội vàng dễ đánh mất những suy tính nghiêm trọng cho đời. Những đổ vở hư hao không bao giờ hàn gắn lại...Những nhiệt thành vội vả hồn nhiên và bị nhiễm đầy hào quang lợi dụng. Sẽ không còn "dễ khóc dễ tin theo" những hứa hẹn của những thiên đường mù, những hạnh phúc hư ảo bong bóng cầu vồng, những Lá Diêu Bông quyến rũ không thực trong đời mơ.

Anh sẽ đi lại từ đầu bằng những kỷ niệm thật hồn nhiên, thật đẹp như một thuở của chúng mình. Một thời ta đã yêu. Thuở chúng mình ngày đó - The way we were.

Memories
Light the corners of my mind
Misty watercolor memories
Of the way we were
Scattered pictures
Of the smiles we left behind
Smiles we gave to one another
For the way we were
*
Kỷ niệm
Thắp sáng những góc khuất của ký ức
Những kỷ niệm nhạt nhoà màu sắc
Của chúng mình thuở đó.
Những hình ảnh rời rạc
của nụ cười chúng mình để lại
Những nụ cười ta đã cho nhau
Cho thuở đó chúng mình.
*Can it be that it was all so simple then
Or has time rewritten every line
If we had the chance to do it all again
Tell me - Would we? Could we?
*Liệu mọi chuyện được giản đơn như thế
Hay quá khứ được viết lại từng dòng
Nếu chúng mình có cơ hội làm lại
Em hỡi! Mình có làm được không?
*
Memories
May be beautiful and yet
What's too painful to remember
We simply choose to forget
*
So it's the laughter
We will remember
Whenever we remember
The way we were
*
Kỷ niệm
Có lẽ quá đẹp và đau thương để nhớ
Nên chúng mình thanh thản mà quên
Chỉ có tiếng cười vui là chúng mình nhớ mãi
Mổi khi nhớ lại.
Nhớ thuở đó chúng mình.

Sẽ không có chuyện tình nào đẹp bằng sự đổ gãy. Sẽ không có gì làm kỷ niệm đầy vơi bằng bóng dáng nụ em cười. Sẽ không có ai đem Memories - Kỷ niệm vào hồn thật hay như tiếng hát ngàn trùng của Barbra Streisand. Một ca sĩ nay đã 70 tuổi mà thời gian chỉ làm nồng say thêm một giọng hát cao sang qúy phái. Một giọng hát nhẹ như sương ở những đỉnh cao vun vút mà trầm ấm lòng người ở vực sâu thang âm. Một ca sĩ có chiếc mủi không đẹp nhưng luôn hát những bài ca chọn lọc thật đẹp. Thật đẹp như Woman in Love mà chúng ta say đắm năm 80. Thật buồn như You Don't Bring Me flowers năm nào. Thật ngây dại như What Kind of Fool đầy kỷ niệm. Những kỷ niệm thật đẹp và buồn như chúng mình thuở đó, phải không em?.

NP Bảo Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.