Hôm nay,  

Đất Việt: Nước Việt Nam

27/12/201200:00:00(Xem: 7185)
Nguyễn Lộc Yên
(tiếp theo)

12- Mở mang bờ cõi về phương Nam: Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman). Chế Củ dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh (nay là Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị). Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman) cưới công chúa Huyền Trân, dâng Châu Ô và Châu Rí. Vua Trần Anh Tông đổi tên thành Châu Thuận và Châu Hóa, nay thuộc vùng đất phía nam Quảng Trị và Thừa Thiên. Năm 1470, thời Lê Thánh Tông, quân Đại Việt đánh chiếm kinh đô của Chiêm là Vijaya (nay Bình Định), và sáp nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên là thừa tuyên Quảng Nam. Quân nhà Lê còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, vua đã cho khắc chữ vào hòn đá to trên đỉnh Thạch Bi sơn (đá bia), để phân định lãnh thổ Việt-Chiêm.

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, thuận gả Công nương Ngọc Vạn xinh đẹp và khôn ngoan cho vua Chey Chetta II, vua Chân Lạp hết sức tin yêu phong là Hoàng hậu Somadach. Năm 1623, chúa Nguyễn cử một sứ bộ, đem quốc thư và tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình hữu hảo và yêu cầu vua Chey Chetta II, cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (nay Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (nay Bà Rịa), vì có Ngọc Vạn, nên vua Chân Lạp đồng ý yêu cầu của nhạc phụ.

Năm 1693, vua Chiêm là Bà Tranh (Po Saot) không tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đánh, bắt được Bà Tranh đem về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này, chúa cho con cháu của Bà Tranh làm Đô đốc trấn giữ. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp; lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (Gia Định).

Khi nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, Mạc Cửu người gốc Quảng Đông, cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp khai khẩn vùng đất Hà Tiên, rồi mở rộng đến Rạch Giá, Phú Quốc. Năm 1708, quân Xiêm sang cướp phá, Mạc Cửu dâng đất đã khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chu, chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên giữ chức Đô đốc. Từ năm 1735-1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đến Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ.

Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất Vĩnh Long và Bến Tre (ngày nay), dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định. Năm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh để lập mưu đánh chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đem quân đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc Nguyên thua chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Sau đấy, chúa Nguyễn giúp Nặc Tôn (Outey II), con Nặc Nhuận, giữa lúc tranh ngôi được lên làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (nay là Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Nặc Tôn lại tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ 5 phủ: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey Méas (Sài Mạt) và Raung Veng (Linh Quỳnh) để tạ ơn. Mạc Thiên Tứ lại đem dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản, 5 phủ này về sau khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takeo và Kampot.

Thời các chúa Nguyễn, có các bộ lạc ở Tây Nguyên; bộ tộc người Gia Rai là mạnh nhất, các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chúa Nguyễn. Khi xưa, khu vực này có lúc thuộc về nước Chiêm Thành hay Chân Lạp; có lúc một phần đất nơi này lại thuộc về Ai Lao, tùy vào sức mạnh của các nước ấy. Vào năm 1830, vua Minh Mạng chính thức sáp nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay, vào bản đồ Việt Nam.

13- Khí hậu VN: Việt Nam là nước ở miền nhiệt đới. Gần biển và cao nguyên có khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22

0C đến 270C. Một năm có 365 ngày, thì có khoảng 100 ngày mưa. Việt Nam có gió Bắc (gió Bấc) là gió lạnh từ phương bắc thổi vào. Gió Lào là gió nóng từ bên Lào thổi qua. Gió Nam là gió từ phương nam thổi tới. Gió Nồm là gió từ hướng đông nam của biển thổi vào, nên không khí mát mẻ.

14- Đất đai và đồng bằng: Đất nông nghiệp VN khoảng 20%, đất lâm nghiệp khoảng 30% diện tích đất tự nhiên. Đồng bằng VN có rải rác từ bắc chí nam. Đồng bằng miền Bắc, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, có diện tích khoảng 15.000 km2. Đồng bằng miền Trung, bị dãy Trường Sơn như xương sống chạy dài từ Bắc chí Nam, nhiều núi đâm ra sát biển, chia thành những cánh đồng nho nhỏ. Đồng bằng ở miền Nam được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2; hàng năm phù sa bồi ra biển từ 60m đến 80m.

15- Tài nguyên: - Tài nguyên rừng: Rừng ở VN có nhiều cây gỗ quý: Hương, gụ, trắc, cẩm lai, gõ... và cây dược thảo rất dồi dào. Các loại lâm sản khác: Nấm hương, nấm linh chi, mật ong... Động vật ở Việt Nam có khoảng 1.000 loại chim, 300 loài thú, trong đó có: Nai, hổ, gấu, voi, trâu rừng, bò rừng, công, trĩ..., với khoảng 300 loài bò sát và ếch nhái.

- Tài nguyên thủy sản: Việt Nam là quốc gia có nguồn nước dồi dào, nên về thủy sản có đầy đủ các loại cá tôm ở nơi sông hồ nước ngọt và ở biển rộng bao la, có nhiều: Tôm cá, mực, muối và nhiều loại rong biển.


- Khoáng sản củaVN ở đất liền có: Than đá, mỏ đồng, mỏ vàng. Ngoài biển khơi có mỏ dầu dọc theo bờ biển của nước Việt.

16- Thắng cảnh: Việt Nam có nhiều sông suối, ao hồ, thác ghềnh, VN ở vùng nhiệt đới, nên cây cỏ, hoa lá tươi tốt quanh năm. Nơi nghỉ mát lý tưởng là: Đà Lạt, Sa Pa, Tam đảo...

Thác, hồ, xinh xắn: Thác Bản Giốc hồ Ba Bể. Di sản đẹp đẽ, được cơ quan UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha. Những bãi tắm rộng rãi, mát mẻ: Vũng Tàu, Đồ Sơn ở Hải Phòng, Sầm Sơn ở Thanh Hoá. Cố đô đồ sộ, cổ kính: Thăng Long và Huế. Đẹp như viên ngọc Viễn Đông: TP Sài Gòn. Phố phường nguy nga, đông đúc, nhộn nhịp khác là thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... Danh lam thắng cảnh ở VN thật là:

“Thác hồ xinh xắn quá nhiều

Núi sông cẩm tú, mỹ miều khắp nơi.”

*- Thiết nghĩ: Nước Việt nói riêng, Đông Dương nói chung, là một tiểu quốc, vì vậy từ hiệp định Genève 1954, đến hiệp định Paris 1973, đều bị các cường quốc: Pháp, Mỹ, Tàu, Nga... chi phối mọi mặt, đất nước mình lại không thể tự quyết định tương lai cho chính mình, mà phải bị những áp đặt của ngoại bang, dù đó là ngoại bang tư bản hay ngoại bang cộng sản. Quỷ

quái thay! Sau hiệp định Genève Pháp rút quân, nhưng VC lại gài Bộ đội và chính trị viên ở lại miền Nam. Sau hiệp định Paris, Mỹ đã rút quân theo điều khoản của hiệp định, còn VC lại tăng thêm Cộng quân vào miền Nam VN?!. Ai cũng đặt “quyền lợi chủ nghĩa” quốc gia của họ lên trên, chứ đừng hòng có sự hỗ tương hay giúp đỡ thực lòng của các nước “tư bản chủ nghĩa” hay “xã hội chủ nghĩa”?! Ai cũng vì quyền lợi đất nước của họ, chỉ trừ bọn bán nước cầu vinh. Nên nước ta, dân ta phải tự vươn mình lên như Nhật Bản hay Do Thái, thì mới có cơ may quyết định vận nước của mình.

Thế mà ngày nay (2012), chính quyền Việt Nam Cộng sản (VC) bị hệ luỵ bởi “mười sáu chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai). Mười sáu chữ vàng là một cái thòng lọng, cái kim cô của quân xâm lược Tàu, đang và sắp tròng vào đầu 90 triệu dân Việt, trong đấy có VC, vậy mà VC vẫn còn hoan hô 16 chữ độc địa này là sao?!!!. Lịch sử Việt Nam, đã có biết bao anh hùng, anh thư trung trinh, đã lo dân giúp nước, nhưng cũng có một thiểu số lại là mọt nước sâu dân thật đáng trách. Những nhân vật buôn dân bán nước, đã làm hoen ố trang Sử Việt, đấy là:

- Mạc Đăng Dung (1483-1541), kẻ cướp ngôi nhà Lê: Khi họ Mạc làm vua, ông ta tự trói mình trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhã dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh.

- Lê Chiêu Thống (1766-1793), cầu viện nhà Thanh, nhà Thanh đem trên 20 vạn quân Thanh đến Thăng Long xâm lược nước ta, nếu không có anh hùng Nguyễn Huệ và các tướng sĩ Tây Sơn đánh đuổi chúng, thì nước ta đã bị Tàu đô hộ nữa rồi!.

- Hồ Chí Minh (1890-1969) và đồng đảng của ông, đã, đang và sẽ đem giang sơn Việt Nam cắt nhượng từng vùng da thịt đất nước ta cho giặc Tàu, hay sẽ hiến dâng cả giang sơn VN cho Tàu?!.

- Ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, với sự đồng loã của chủ tịch nước là Hồ Chí Minh, đã dùng Biển Đông (cả Hoàng Sa, Trường Sa) của miền Nam Việt Nam (VNCH), gởi công hàm cho Chu Ân Lai là thủ tướng Tàu cộng: “Biển Đông thuộc về Tàu”. Dù thiếu yếu tố pháp lý, nhưng VC mong được viện trợ của Tàu, để xâm chiếm miền Nam VN?!

- Ngày 30-12-1999, phân định lại lãnh thổ Việt, Tàu. Tàu chiếm của Việt Nam, khoảng 700 km vuông lãnh thổ.

- Ngày 25-12-2000, chính quyền Cộng sản Hà Nội, cắt nhượng cho Tàu, khoảng 10.000 km vuông lãnh hải, thuộc vùng vịnh Bắc bộ VN. Nhân đấy, vào ngày 2-12-2007, Quốc vụ viện của Tàu, tuyên bố thành lập huyện Tam Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Tàu đã cưỡng chiếm. Giờ đây, ải Nam Quan và thác Bản Giốc của ta còn hay mất?!.

Riêng Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống, liền sau đấy đã biết ăn năn hối lỗi, biết nhục khi bán nước cầu vinh, biết thiệt thòi đất nước khi quy luỵ ngoại bang Tàu. Mạc Đăng Dung sau khi chuốc nhục ở ải Nam Quan năm 1541, vì thẹn mà bệnh mất năm ấy. Lê Chiêu Thống vì hối hận, lâm bệnh mất năm1793, tại Yên Kinh (Tàu), lúc 28 tuổi. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng vẫn tiếp tục “mãi quốc cầu vinh” là vì sao???!

Việt Nam làng xóm thổ cương
Giang sơn cẩm tú, vấn vương lòng người
*
Cảm tác: Non nước Việt Nam
Việt Nam lập quốc, quá truân chuyên
Lân cận Bắc phương, lắm luỵ phiền
Bắc thuộc ngàn năm, vùng vẫy đứng
Trăm năm đuổi Pháp, mới bình yên
*
Việt Nam non nước đẹp làm sao!
Vị trí đông nam của Á Châu
Tổ Quốc giữ gìn bao thuở trước
Nước non sang sửa mãi nghìn sau
*
Việt Nam phía bắc giáp Trung Hoa
Biên giới lâu lâu lại bất hoà
Tây cận Lào Miên rừng rậm rạp
Nam liền vịnh Thái biển bao la
*
Việt Nam đông giáp biển mênh mông
Hải đảo lô nhô khắp biển Đông
Thuỷ sản cá tôm đầy rẫy lội
Xăng dầu đáy biển, vững vàng trông
*
Việt Nam non nước thiết tha lòng
Hùng vĩ núi rừng, bởi hóa công
Cây cỏ đẹp xinh, xinh xắn cảnh
Lúa ngô xanh tốt, tốt tươi đồng
*
Việt Nam sông suối, nước long lanh
Khúc khuỷu quanh co, chảy quẩn quanh
Ghềnh thác ầm ì, màu nước bạc
Đầm ao lấp lánh, mặt hồ xanh
*
Việt Nam quặng mỏ, ở nhiều nơi
Than đá, sắt đồng, đủ hẳn hoi
Phong cảnh mỹ miều, lưu luyến mãi
Việt Nam non nước nhớ nhung hoài.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.