Hôm nay,  

Đất Việt: Nước Việt Nam

27/12/201200:00:00(Xem: 7190)
Nguyễn Lộc Yên
(tiếp theo)

12- Mở mang bờ cõi về phương Nam: Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman). Chế Củ dâng 3 châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh (nay là Quảng Bình và phía bắc Quảng Trị). Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman) cưới công chúa Huyền Trân, dâng Châu Ô và Châu Rí. Vua Trần Anh Tông đổi tên thành Châu Thuận và Châu Hóa, nay thuộc vùng đất phía nam Quảng Trị và Thừa Thiên. Năm 1470, thời Lê Thánh Tông, quân Đại Việt đánh chiếm kinh đô của Chiêm là Vijaya (nay Bình Định), và sáp nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên là thừa tuyên Quảng Nam. Quân nhà Lê còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, vua đã cho khắc chữ vào hòn đá to trên đỉnh Thạch Bi sơn (đá bia), để phân định lãnh thổ Việt-Chiêm.

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, thuận gả Công nương Ngọc Vạn xinh đẹp và khôn ngoan cho vua Chey Chetta II, vua Chân Lạp hết sức tin yêu phong là Hoàng hậu Somadach. Năm 1623, chúa Nguyễn cử một sứ bộ, đem quốc thư và tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình hữu hảo và yêu cầu vua Chey Chetta II, cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (nay Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (nay Bà Rịa), vì có Ngọc Vạn, nên vua Chân Lạp đồng ý yêu cầu của nhạc phụ.

Năm 1693, vua Chiêm là Bà Tranh (Po Saot) không tiến cống, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đánh, bắt được Bà Tranh đem về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này, chúa cho con cháu của Bà Tranh làm Đô đốc trấn giữ. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp; lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa) và Phiên Trấn dinh (Gia Định).

Khi nhà Thanh tiêu diệt nhà Minh, Mạc Cửu người gốc Quảng Đông, cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp khai khẩn vùng đất Hà Tiên, rồi mở rộng đến Rạch Giá, Phú Quốc. Năm 1708, quân Xiêm sang cướp phá, Mạc Cửu dâng đất đã khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chu, chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên giữ chức Đô đốc. Từ năm 1735-1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đến Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ.

Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất Vĩnh Long và Bến Tre (ngày nay), dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định. Năm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) thông sứ với chúa Trịnh để lập mưu đánh chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đem quân đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc Nguyên thua chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Sau đấy, chúa Nguyễn giúp Nặc Tôn (Outey II), con Nặc Nhuận, giữa lúc tranh ngôi được lên làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (nay là Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Nặc Tôn lại tặng riêng cho Mạc Thiên Tứ 5 phủ: Kompong Som (Vũng Thơm), Kampot (Cần Bột), Chal Chun (Chưn Rùm), Bantey Méas (Sài Mạt) và Raung Veng (Linh Quỳnh) để tạ ơn. Mạc Thiên Tứ lại đem dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản, 5 phủ này về sau khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takeo và Kampot.

Thời các chúa Nguyễn, có các bộ lạc ở Tây Nguyên; bộ tộc người Gia Rai là mạnh nhất, các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chúa Nguyễn. Khi xưa, khu vực này có lúc thuộc về nước Chiêm Thành hay Chân Lạp; có lúc một phần đất nơi này lại thuộc về Ai Lao, tùy vào sức mạnh của các nước ấy. Vào năm 1830, vua Minh Mạng chính thức sáp nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay, vào bản đồ Việt Nam.

13- Khí hậu VN: Việt Nam là nước ở miền nhiệt đới. Gần biển và cao nguyên có khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22

0C đến 270C. Một năm có 365 ngày, thì có khoảng 100 ngày mưa. Việt Nam có gió Bắc (gió Bấc) là gió lạnh từ phương bắc thổi vào. Gió Lào là gió nóng từ bên Lào thổi qua. Gió Nam là gió từ phương nam thổi tới. Gió Nồm là gió từ hướng đông nam của biển thổi vào, nên không khí mát mẻ.

14- Đất đai và đồng bằng: Đất nông nghiệp VN khoảng 20%, đất lâm nghiệp khoảng 30% diện tích đất tự nhiên. Đồng bằng VN có rải rác từ bắc chí nam. Đồng bằng miền Bắc, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, có diện tích khoảng 15.000 km2. Đồng bằng miền Trung, bị dãy Trường Sơn như xương sống chạy dài từ Bắc chí Nam, nhiều núi đâm ra sát biển, chia thành những cánh đồng nho nhỏ. Đồng bằng ở miền Nam được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2; hàng năm phù sa bồi ra biển từ 60m đến 80m.

15- Tài nguyên: - Tài nguyên rừng: Rừng ở VN có nhiều cây gỗ quý: Hương, gụ, trắc, cẩm lai, gõ... và cây dược thảo rất dồi dào. Các loại lâm sản khác: Nấm hương, nấm linh chi, mật ong... Động vật ở Việt Nam có khoảng 1.000 loại chim, 300 loài thú, trong đó có: Nai, hổ, gấu, voi, trâu rừng, bò rừng, công, trĩ..., với khoảng 300 loài bò sát và ếch nhái.

- Tài nguyên thủy sản: Việt Nam là quốc gia có nguồn nước dồi dào, nên về thủy sản có đầy đủ các loại cá tôm ở nơi sông hồ nước ngọt và ở biển rộng bao la, có nhiều: Tôm cá, mực, muối và nhiều loại rong biển.


- Khoáng sản củaVN ở đất liền có: Than đá, mỏ đồng, mỏ vàng. Ngoài biển khơi có mỏ dầu dọc theo bờ biển của nước Việt.

16- Thắng cảnh: Việt Nam có nhiều sông suối, ao hồ, thác ghềnh, VN ở vùng nhiệt đới, nên cây cỏ, hoa lá tươi tốt quanh năm. Nơi nghỉ mát lý tưởng là: Đà Lạt, Sa Pa, Tam đảo...

Thác, hồ, xinh xắn: Thác Bản Giốc hồ Ba Bể. Di sản đẹp đẽ, được cơ quan UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha. Những bãi tắm rộng rãi, mát mẻ: Vũng Tàu, Đồ Sơn ở Hải Phòng, Sầm Sơn ở Thanh Hoá. Cố đô đồ sộ, cổ kính: Thăng Long và Huế. Đẹp như viên ngọc Viễn Đông: TP Sài Gòn. Phố phường nguy nga, đông đúc, nhộn nhịp khác là thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... Danh lam thắng cảnh ở VN thật là:

“Thác hồ xinh xắn quá nhiều

Núi sông cẩm tú, mỹ miều khắp nơi.”

*- Thiết nghĩ: Nước Việt nói riêng, Đông Dương nói chung, là một tiểu quốc, vì vậy từ hiệp định Genève 1954, đến hiệp định Paris 1973, đều bị các cường quốc: Pháp, Mỹ, Tàu, Nga... chi phối mọi mặt, đất nước mình lại không thể tự quyết định tương lai cho chính mình, mà phải bị những áp đặt của ngoại bang, dù đó là ngoại bang tư bản hay ngoại bang cộng sản. Quỷ

quái thay! Sau hiệp định Genève Pháp rút quân, nhưng VC lại gài Bộ đội và chính trị viên ở lại miền Nam. Sau hiệp định Paris, Mỹ đã rút quân theo điều khoản của hiệp định, còn VC lại tăng thêm Cộng quân vào miền Nam VN?!. Ai cũng đặt “quyền lợi chủ nghĩa” quốc gia của họ lên trên, chứ đừng hòng có sự hỗ tương hay giúp đỡ thực lòng của các nước “tư bản chủ nghĩa” hay “xã hội chủ nghĩa”?! Ai cũng vì quyền lợi đất nước của họ, chỉ trừ bọn bán nước cầu vinh. Nên nước ta, dân ta phải tự vươn mình lên như Nhật Bản hay Do Thái, thì mới có cơ may quyết định vận nước của mình.

Thế mà ngày nay (2012), chính quyền Việt Nam Cộng sản (VC) bị hệ luỵ bởi “mười sáu chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai). Mười sáu chữ vàng là một cái thòng lọng, cái kim cô của quân xâm lược Tàu, đang và sắp tròng vào đầu 90 triệu dân Việt, trong đấy có VC, vậy mà VC vẫn còn hoan hô 16 chữ độc địa này là sao?!!!. Lịch sử Việt Nam, đã có biết bao anh hùng, anh thư trung trinh, đã lo dân giúp nước, nhưng cũng có một thiểu số lại là mọt nước sâu dân thật đáng trách. Những nhân vật buôn dân bán nước, đã làm hoen ố trang Sử Việt, đấy là:

- Mạc Đăng Dung (1483-1541), kẻ cướp ngôi nhà Lê: Khi họ Mạc làm vua, ông ta tự trói mình trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhã dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh.

- Lê Chiêu Thống (1766-1793), cầu viện nhà Thanh, nhà Thanh đem trên 20 vạn quân Thanh đến Thăng Long xâm lược nước ta, nếu không có anh hùng Nguyễn Huệ và các tướng sĩ Tây Sơn đánh đuổi chúng, thì nước ta đã bị Tàu đô hộ nữa rồi!.

- Hồ Chí Minh (1890-1969) và đồng đảng của ông, đã, đang và sẽ đem giang sơn Việt Nam cắt nhượng từng vùng da thịt đất nước ta cho giặc Tàu, hay sẽ hiến dâng cả giang sơn VN cho Tàu?!.

- Ngày 14-9-1958, thủ tướng miền Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng, với sự đồng loã của chủ tịch nước là Hồ Chí Minh, đã dùng Biển Đông (cả Hoàng Sa, Trường Sa) của miền Nam Việt Nam (VNCH), gởi công hàm cho Chu Ân Lai là thủ tướng Tàu cộng: “Biển Đông thuộc về Tàu”. Dù thiếu yếu tố pháp lý, nhưng VC mong được viện trợ của Tàu, để xâm chiếm miền Nam VN?!

- Ngày 30-12-1999, phân định lại lãnh thổ Việt, Tàu. Tàu chiếm của Việt Nam, khoảng 700 km vuông lãnh thổ.

- Ngày 25-12-2000, chính quyền Cộng sản Hà Nội, cắt nhượng cho Tàu, khoảng 10.000 km vuông lãnh hải, thuộc vùng vịnh Bắc bộ VN. Nhân đấy, vào ngày 2-12-2007, Quốc vụ viện của Tàu, tuyên bố thành lập huyện Tam Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà Tàu đã cưỡng chiếm. Giờ đây, ải Nam Quan và thác Bản Giốc của ta còn hay mất?!.

Riêng Mạc Đăng Dung và Lê Chiêu Thống, liền sau đấy đã biết ăn năn hối lỗi, biết nhục khi bán nước cầu vinh, biết thiệt thòi đất nước khi quy luỵ ngoại bang Tàu. Mạc Đăng Dung sau khi chuốc nhục ở ải Nam Quan năm 1541, vì thẹn mà bệnh mất năm ấy. Lê Chiêu Thống vì hối hận, lâm bệnh mất năm1793, tại Yên Kinh (Tàu), lúc 28 tuổi. Còn Hồ Chí Minh và đồng đảng vẫn tiếp tục “mãi quốc cầu vinh” là vì sao???!

Việt Nam làng xóm thổ cương
Giang sơn cẩm tú, vấn vương lòng người
*
Cảm tác: Non nước Việt Nam
Việt Nam lập quốc, quá truân chuyên
Lân cận Bắc phương, lắm luỵ phiền
Bắc thuộc ngàn năm, vùng vẫy đứng
Trăm năm đuổi Pháp, mới bình yên
*
Việt Nam non nước đẹp làm sao!
Vị trí đông nam của Á Châu
Tổ Quốc giữ gìn bao thuở trước
Nước non sang sửa mãi nghìn sau
*
Việt Nam phía bắc giáp Trung Hoa
Biên giới lâu lâu lại bất hoà
Tây cận Lào Miên rừng rậm rạp
Nam liền vịnh Thái biển bao la
*
Việt Nam đông giáp biển mênh mông
Hải đảo lô nhô khắp biển Đông
Thuỷ sản cá tôm đầy rẫy lội
Xăng dầu đáy biển, vững vàng trông
*
Việt Nam non nước thiết tha lòng
Hùng vĩ núi rừng, bởi hóa công
Cây cỏ đẹp xinh, xinh xắn cảnh
Lúa ngô xanh tốt, tốt tươi đồng
*
Việt Nam sông suối, nước long lanh
Khúc khuỷu quanh co, chảy quẩn quanh
Ghềnh thác ầm ì, màu nước bạc
Đầm ao lấp lánh, mặt hồ xanh
*
Việt Nam quặng mỏ, ở nhiều nơi
Than đá, sắt đồng, đủ hẳn hoi
Phong cảnh mỹ miều, lưu luyến mãi
Việt Nam non nước nhớ nhung hoài.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.