Hôm nay,  

Đại Thụ và Cây Sậy

16/11/201200:00:00(Xem: 8058)
Tại một khu rừng nọ, có một cây đại thụ và một cây sậy mọc gần nhau đã từ nhiều chục năm. Đôi bên vẫn thường tâm sự qua lại mặc dù một bên thì lừng lững cao ngất trời xanh, một bên thì mảnh mai không quá đầu người.

Một hôm đôi bên luận bàn về sức mạnh của nhau.

Sậy khiêm nhường nói: ”Tôi biết thân phận bé nhỏ của tôi không bằng anh nhưng tôi nghĩ là tôi an toàn hơn anh.”

Đại thụ nhìn xuống cây sậy cười ngạo nghễ: “Sao chú mày chủ quan tự tin thế. Anh to lớn thế này mà lại kém an toàn hơn chú à. Chú cho ta biết cái gì có thể quật ngã thân hình to lớn với gốc rễ nằm sâu trong đất của ta. Ngoài ra, với chiều cao, ta có thể nhìn xa trông rộng ngắm phong cảnh khắp nơi, hường gió mát trăng thanh mà chú mày chả bao giờ được hưởng”. Rồi cười ha hả khoái chí.

Sậy ta biết thân, âm thầm số phận.

Tối hôm đó, một cơn giông tố thổi về với sấm sét ầm ầm rung chuyển đất trời. Muông thú sợ hãi tìm nơi trú ẩn. Cây cối nghiêng ngả, cành lá tả tơi gẫy rụng vương vãi khắp nơi.

Với chiều cao quá cao, đại thụ chịu không nổi sức mạnh của phong ba bão táp, bật gốc nằm trơ trên mặt đất. Nhìn sang cạnh, nó thấy sậy vẫn đứng trên rễ, chỉ rụng bớt ít chục cánh lá. Ấy là nhờ sậy mọc thấp, uốn mình theo gió lại được các cây lớn hứng hết phũ phàng mưa gió, cho nên sau bão táp, nó vươn mình thẳng lên được. Đại thụ thở dài, ân hận về tính tự cao tự đại của mình, chào vĩnh biệt sậy, chờ thợ rừng tới cưa sẻ về dùng. Thông cảm, sậy nhìn sang ái ngại…chia tay.

Ở đời thiếu gì hoàn cảnh tương tự. Phúc đấy, họa đấy. Khi danh vọng lên cao thì dương dương tự đắc, coi trời bằng vung mà khi xuống thấp thì lủi thủi như chó cắt tai. Giá mà có một chút khiêm cung, nhìn trước nhìn sau, nhận ra thiếu sót của mình để chấn chỉnh tu bổ thì chẳng cũng hay lắm sao.

Khương Tử Nha xưa kia nhận xét: “Chớ thấy mình sang mà khinh người hèn; chớ thấy mình cao mà khinh người thấp; chớ cậy mình khôn mà gạt người dại; chớ cậy mình mạnh mà khinh kẻ yếu”.

Trong khi đó, Montesquier của nước Pháp lại ca tụng:”Hỡi những người khiêm tốn, xin chào đón quý vị. Quý vị đã tạo ra vẻ dịu dàng và thú vị cho cuộc đời. Quý vị tưởng là mình chẳng có gì nhưng tôi nhận thấy quý vị có tất cả”.

Nghe ra, thấy cũng có lý vậy.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.