Hôm nay,  

Trong Như Nước Bia

08/09/201200:00:00(Xem: 13582)
Chỗ những chuyến tàu buôn từ bắc xuống hay dưới Yangon lên ghé bến Magway, người ta kê vài cái bàn làm một quán cà phê sáng dưới các tàng cây cổ thụ. Chếch lên vài chục thước là cầu Magway dài ba cây số nối qua Minbu. Dưới chân cầu có nhà hàng đèn đuốc Monalizar nhưng đến tối mới mở cửa, đứng ngoài đường nghe ban nhạc sống chơi xập xình, vài cô ca nhân hát hò trên sân khấu.

Quán cà phê cổ thụ hoạt động buổi sáng. Các bàn vuông dàn từ lề đường vắng xe cho đến sát mép sông. Những chiếc bàn ngay ngắn, sạch sẽ, lặng lẽ.

Tôi chưa tìm thấy một chỗ ngồi buổi sáng nào trên chốn giang hồ lưu vong lại hồn nhiên như chỗ này.

Giống như ông trời đặt ra một chỗ như vậy để (tôi) uống cà phê sáng.

Con người chỉ góp công vô chút xíu: kê bàn, đặt ghế, nấu nước. Thiên nhiên một tay con người một tay. Hai tay hòa thuận làm thành một chỗ ngồi rất phê.

Thiệt là sung sướng.

Con người không cần hào soạn, làm dáng cho những chiếc bàn hay trang điểm lại cái ghế cho thẳng thớm. Người ta cũng lau cái bàn, lượm vài cọng rác, đứng chờ thực khách gọi. Nhưng những sinh hoạt của cuộc sống cũng tự nhiên như cây mọc trên đất lành.
mien_dien_nuoc_bia
Qua Sông Magway.
Bằng một nhịp điệu yên ả vô tư. Hệt như sông ngửa mặt nghênh ngang đưa nắng tới tận chân núi bên kia bờ mà chơi.

Phía bên kia đường, có một chiếc bàn dài để mấy cái nồi bán thức ăn. Mì Shan khô hay nước, bánh samusar, cơm cà ri. Bên này bờ các ông quấn longyi ngồi chồm hổm trên cỏ ngó nước sông chảy. Các cậu bé đi qua bê thức ăn đem về cho khách. thong thả, không nói. Cười mỉm mỉm.

Tôi ăn hai cái samusar lớn bằng bàn tay con nít. Bánh chiên bọc nhân hành trộn với khoai tây nhuyễn, uống một ly cà phê nổi tiếng dở, làm nửa điếu xì gà Miến Điện, thổi khói phù qua cái ông đang nhổ toẹt nước trầu xuống đất.

Xì gà Miến là cheroot, không phải xì gà đựng trong hộp gỗ như thường thấy. Rất rẻ, mua một đô được cả bó hút tháng trời còn nửa điếu. Bên ngoài cuộn bằng lá tha-nat-phet, không biết tiếng Việt gọi là gì. Ruột xì gà là cả một tình yêu ấp ủ (lôi thôi): một mớ lá thuốc giã nhỏ trộn với me, đầu lọc làm bằng lá bắp khô. Tất cả cuộn trong một chiếc lá tha-nat-phet đã khô nhưng còn màu xanh lục, gân lá sần như bàn tay khó nhọc nổi lằn xanh.

Tôi nghe một ông bác sĩ ở Yangon kể rằng xì gà Miến do phụ nữ cuốn bằng tay. Các xưởng gia công thuê toàn phụ nữ, mà họ hút không kém gì đàn ông. Khi một thiếu nữ tự tay cuốn xì gà để tặng một chàng nào đó, thì cầm chắc nàng đã chịu chàng. Chàng cứ lai rai tiến nhanh tiến mạnh bảo đảm không cần kinh qua giai đoạn quá độ vẫn tới ngay thiên đàng. Nhưng nếu nàng ra quán mua xì gà thì vẫn chưa ngon. Khi yêu tha thiết, nàng sẽ hái một chiếc lá tha-na-phet còn tươi về, để dưới gối (hay dưới nữa thì không biết) dùng hơi ấm của thân thể để sấy cho đến hôm nào lá khô, nàng sẽ bỏ những cọng thuốc trộn me và lá bắp khô lên lá, cuộn lại làm một điếu cheroot tặng chàng. Hút lá thuốc ướp theo kiểu này phê đến ngất ngưởng.

Chẳng may (rất may) tôi chưa được một em Miến nào tặng xì gà tha-nat-phet dù đã xẹt ngang một xưởng gia công toàn các em thoa phấn thanaka. Khi ngồi bập bập bên chân cầu Magway, tôi cố phân tích vị thuốc nhưng không nghe ra mùi gì. Mùi me chắc ít quá nên không có, lá bắp khô tuyệt vô vị. Chỉ dường như có một vị gì nhè nhẹ, tan theo khói thuốc màu nhang.

Thằng nhỏ chạy bàn lắc đầu khi tôi làm dấu tính tiền. Tôi không ngạc nhiên lắm vì từng được ưu đãi mấy lần, nhất là hồi ba lô lên miền bắc. Chắc người Miến thấy tướng tôi te tua bầm dập hơn cả họ nên làm phước chăng.

Thằng nhỏ chỉ tay qua hai thanh niên đang đứng khép nép bên kia đường. Hóa ra là cậu xe ôm hôm qua và một thanh niên rất đẹp trai đang đứng nhìn. Tôi mời họ qua bàn, kêu thêm mấy ly trà đậm. Chàng thanh niên này dong mạo tuấn tú, mũi thanh cao như Meg Ryan, nói tiếng Anh tốt quá, và thật lạ cậu xe ôm hôm nay như bóc lưỡi, cũng nói tiếng Anh. Cậu bảo tôi mời anh ăn sáng, không có gì.

Có chuyện gì xảy ra chăng? Hôm qua, cậu chỉ lỏm bỏm mấy chữ. Hôm nay, cậu nói thành câu thành cú. Vẫn chiếc áo xanh dương sút chỉ, tóc đen cháy vàng, khuôn mặt đen thẫm chìm trong bóng cây râm. Duy ánh mắt u sầu nhưng sáng rực đầy sinh khí. Cậu hỏi tôi đi đâu, đã chuẩn bị xe sẵn, và người thanh niên là bạn sẽ đi theo để làm thông dịch.

Tôi bảo sao bữa nay em nói năng tốt quá, cậu bạn đi theo càng vui nhưng chắc không cần thông dịch. Tôi hỏi bộ em mới học nói cấp tốc suốt đêm qua à?

Chỉ cười cười.

Chúng tôi kéo nhau xuống bờ sông, ngồi và ngó bâng quơ.

Cả hai người thanh niên có một vẻ thong thả lạ lùng. Như thể họ không có gì để than phiền trong cuộc sống này. Chàng thanh niên kia học xong ngành vật lý, về nhà làm ruộng không xong, dạt lên thành phố làm nghề này nghề nọ và tản cư sự nghiệp vào đại đội xe ôm.

Cậu xe ôm của tôi nói hôm qua chạy cho anh bằng làm cả tháng, nên hôm nay nếu tôi muốn đi chỉ cần đổ xăng, khỏi lo tiền. Tỉnh này du khách nước ngoài mỗi tháng đếm đủ một bàn tay. Trong năm, người địa phương đến đông nhất vào ba tháng hành hương chùa Shwesettaw. Những lúc không có khách làm gì, rảnh rỗi làm gì. Chàng thanh niên cười buồn.

Lúc nào cũng rảnh.

Nghe sướng quá. Họ không bị chiếc đồng hồ hủ hóa. Ở bến xe, họ ngồi nhàn tản chờ những chuyến xe hàng từ xa lắc xa lơ bò tới. Nhưng khi xe khục khặc đến rồi họ chưa vội lên. Xe đến giờ chạy nhưng bác tài vẫn tà tà ngồi uống trà ăn trầu, khách chẳng cằn nhằn gì. Lúc đó, những người khách hay cả bác tài xúm lại nói chuyện vặt. Người Miến có nhiều chuyện tiếu lâm chắc nhờ sản sinh vào những lúc như thế này. Hôm qua, trên đường từ Bagan đến Magway, tàu đậu bến Yenangyaung lúc bốn giờ rưởi chiều. Chỉ đi thêm hai tiếng nữa là đến Magway. Nhưng tài công mệt, anh ta cặp ghe cho nghỉ đến sáng hôm sau. Tôi đã cố tìm hiểu tại sao phải neo tàu suốt đêm mà không làm gì cả. Không đón trả khách. Không lên xuống hàng hóa. Rõ ràng tàu ghé một nơi có rất nhiều giếng dầu chỉ để ghé chơi. Tài công lên bờ ăn trầu uống trà, tắm táp, rồi lại ăn trầu uống trà, ngó phụ nữ chăn heo, dòm con gái tắm sông, ngó con nít nhổ tóc cho bà già. Không ai phàn nàn hục hặc.


Dường như thời gian không bao giờ hết. Dường như với họ, thời gian còn cả đống kia. Không phải vội.

Nhưng đó là cái vẻ ngoài vô tư dưới con mắt của người vô (tích) sự.

Buổi chiều bên bến Yenangyaung. Dân làng có cái vẻ nhàn hạ, sự nhàn hạ bản chất nhưng còn là cách nhàn hạ từ đời sống đã giật đi của họ nhiều thứ. Nhiều làng ở Yenangyaung bị chính quyền xua đi nơi khác để lấy đất làm dự án. Ở thị trấn dầu mỏ này, dân phải mua phân bón của một công ty do con trai tướng Khin Nyunt làm chủ. Một thứ phân không xài được nhưng giá lại cắt cổ. Những khu đất ven sông màu mỡ phù sa bị chiếm. Người nông dân dạt đi đâu đó.

Một trong những người nông dân ấy là chàng thanh niên đẹp trai đang ngồi với tôi bên cầu sông Magway. Chàng quả không biết làm gì vì lúc nào cũng rảnh.

Có người yêu chưa?

Không có.

Đẹp trai thế này không có người yêu sao sống nổi.

Em thế này có người yêu như người cụt muốn nhảy Yodayar!

Mấy người xung quanh bật cười. Yodayar là điệu nhảy nổi tiếng của Miến Điện, tay và chân phải thay đổi theo điệu nhạc chuyển tông rất thình lình. Có câu chuyện cười về phiên xử một người mắc nợ nhưng không trả được. Anh ta tự bào chữa trước tòa: Tôi hứa là sẽ trả đủ vốn lẫn lời, nhưng chỉ trả khi nào khá giả kia. Chứ giờ tôi như rùa lật ngửa, nếu tòa bắt tôi trả ngay thì khác gì bắt thằng cụt nhảy Yodayar!

Chàng thanh niên ví mình như người cụt, sau khi có bằng cử nhân về nhà ở một làng thuộc quận Yenangyaung làm ruộng. Mảnh ruộng bị quan địa phương lấy, bố mẹ dạt đi nơi khác, em gái lên Yangon làm gì đó, còn chàng trôi về Magway chạy xe, ăn trầu, khạc nhổ xuống đất, buồn rầu ngó sông chảy.

Tôi chỉ thấy sự dịu dàng của thiên nhiên và những con người hiền lành nơi bến Yenangyaung hôm nào. Không nhìn ra những nông dân mất đất tứ tán khắp nơi, sẽ không biết lãnh tụ nhóm Thế Hệ Sinh Viên 88 Min Ko Naing đang nằm tù gần chỗ tôi ngồi, nếu không ngồi lại bên chân cầu Magway một sáng yên bình.

Trong không gian riêng biệt này, có rất nhiều nông dân từ các vùng lân cận đổ về kiếm sống.

Lại thêm vài người đàn ông xê lại la cà góp chuyện. Chàng thanh niên đẹp trai ngồi xổm, mặt tựa lên đầu gối, hai tay chặp lại để trên đầu Những người kia từ các làng mạc bên kia sông, vùng đất từng mỉm cười đón Phật, cùng ngồi bệt xuống. Những khuôn mặt đen chìm trong bóng đen dưới tàng cổ thụ.

Ông nông dân kể rằng đàn cá đi hành hương cũng trôi dạt mất mát nhiều rồi. Hai bên bờ sông đất phì nhiêu lắm, nhưng chính quyền địa phương mua những miếng đất bồi này để canh tác. Nông dân mất đất. Họ đi xa hơn để trồng hoa hướng dương, trồng mè và đậu. Quan lớn bắt phá đi để trồng lúa. Mà lúa thì không sống nổi vì đất khô. Những gia đình nông dân ly tán qua vùng khác.

Những cánh đồng hướng dương cũng không hiền hậu hoang liêu như tôi tưởng. Chúng phá nhiều rồi, người nông dân nói. Vùng đất mà Phật từng dặn ông Phú Lâu Na là con người ở đó rất hung dữ, bây giờ vẫn còn hung dữ. E chừng hung hãn hơn. Những mảnh đất bị xới tung, những hàng cây bị đốn hạ. Đất thành hoang. Cây ứa nhựa lệ ứa. Người xiêu lạc. Hồn vất vưởng chờ một tiếng chuông ngân.

Bao nhiêu cảnh đời của dân khó được bày ra trong buổi sáng bình yên này. Những kẻ xa nhà vì chính sách tái định cư, bị bắt lính, bị bắt làm dân công không lương, bị lừa khai khẩn đất hoang thành đất mật rồi cường hào địa phương đến tịch thu, hoặc không còn cách nào sống. Đôi khi chỉ vài gia đình ra đi. Đôi khi cả làng dắt díu nhau đi.

Chúng tôi ngồi bên này sông, ngó bên kia vùng đất mầu nhiệm. Đôi mắt của những người đang ngồi quanh quạnh quẽ u hoài.

Mỗi thân phận là một câu chuyện dài không dứt. Những câu chuyện không ai nói ra mà phải tìm đến, soi rọi bằng tình thương may ra hiểu nổi. Không gì khờ khạo hơn khi nhìn một đất nước qua vài cao ốc trong thành phố, rồi hồ hởi đất nước thay da đổi thịt hàng ngày. Trời ơi, da thịt mà thay đổi liền liền như thế nếu không kiết lỵ thì cũng ung thư, cái chắc.

Tôi nói với chàng thanh niên đẹp trai hay là mình kiếm một chỗ nào làm vài ly lai rai. Tôi muốn nghe các bạn trần tình sự đời, những đứa em lưu lạc lên thành phố làm các nghề bí mật, những em nhỏ thất học đói khát bị sung lính, những mảnh đất phì nhiêu hóa man rợ, những mảnh đất man rợ hóa phì nhiêu rồi bị trưng thu, những ngôi chùa quan lớn xây từ tiền dân. Những cặn bã vinh quang trong điện thờ. Bao nhiêu oan nghiệt, bắt bớ, giam cầm, hãm hiếp, đói khát, chia ly.

Chúng tôi quyết định mượn tạm mấy cái bàn của quán cà phê, quay lại, qua bên kia đường mua cà ri làm mồi. Chàng thanh niên nói họ không uống bia, ăn và uống trà thì được. Tôi nhìn những chiếc áo tơi tả bày biện thịt da, bảo biết rồi, biết mấy ông là Phật tử. Không biết nhậu, tốt lắm. Nhưng ra nông nổi thế này thì kiêng cử làm chi, còn gì đâu mà cử, làm đại vài chai cho nó đã đời, bao nhiêu tội lỗi phá giới tôi gánh hết.

Nào, chúng ta hãy xông thẳng vào đời. Cạn ly. Sông từ cội nguồn thì trong. Nước sông đến đây dần đục quặn từ thủy điện thượng nguồn. Nước non đang tan tác. Nước mưa cay nồng a xít. Nước mắt khô hạn lắm rồi. Chỉ có nước bia là trong.

Sóng sánh đổ trên nền đất những tiếng thở dài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.