Hôm nay,  

Trong Như Nước Bia

08/09/201200:00:00(Xem: 13017)
Chỗ những chuyến tàu buôn từ bắc xuống hay dưới Yangon lên ghé bến Magway, người ta kê vài cái bàn làm một quán cà phê sáng dưới các tàng cây cổ thụ. Chếch lên vài chục thước là cầu Magway dài ba cây số nối qua Minbu. Dưới chân cầu có nhà hàng đèn đuốc Monalizar nhưng đến tối mới mở cửa, đứng ngoài đường nghe ban nhạc sống chơi xập xình, vài cô ca nhân hát hò trên sân khấu.

Quán cà phê cổ thụ hoạt động buổi sáng. Các bàn vuông dàn từ lề đường vắng xe cho đến sát mép sông. Những chiếc bàn ngay ngắn, sạch sẽ, lặng lẽ.

Tôi chưa tìm thấy một chỗ ngồi buổi sáng nào trên chốn giang hồ lưu vong lại hồn nhiên như chỗ này.

Giống như ông trời đặt ra một chỗ như vậy để (tôi) uống cà phê sáng.

Con người chỉ góp công vô chút xíu: kê bàn, đặt ghế, nấu nước. Thiên nhiên một tay con người một tay. Hai tay hòa thuận làm thành một chỗ ngồi rất phê.

Thiệt là sung sướng.

Con người không cần hào soạn, làm dáng cho những chiếc bàn hay trang điểm lại cái ghế cho thẳng thớm. Người ta cũng lau cái bàn, lượm vài cọng rác, đứng chờ thực khách gọi. Nhưng những sinh hoạt của cuộc sống cũng tự nhiên như cây mọc trên đất lành.
mien_dien_nuoc_bia
Qua Sông Magway.
Bằng một nhịp điệu yên ả vô tư. Hệt như sông ngửa mặt nghênh ngang đưa nắng tới tận chân núi bên kia bờ mà chơi.

Phía bên kia đường, có một chiếc bàn dài để mấy cái nồi bán thức ăn. Mì Shan khô hay nước, bánh samusar, cơm cà ri. Bên này bờ các ông quấn longyi ngồi chồm hổm trên cỏ ngó nước sông chảy. Các cậu bé đi qua bê thức ăn đem về cho khách. thong thả, không nói. Cười mỉm mỉm.

Tôi ăn hai cái samusar lớn bằng bàn tay con nít. Bánh chiên bọc nhân hành trộn với khoai tây nhuyễn, uống một ly cà phê nổi tiếng dở, làm nửa điếu xì gà Miến Điện, thổi khói phù qua cái ông đang nhổ toẹt nước trầu xuống đất.

Xì gà Miến là cheroot, không phải xì gà đựng trong hộp gỗ như thường thấy. Rất rẻ, mua một đô được cả bó hút tháng trời còn nửa điếu. Bên ngoài cuộn bằng lá tha-nat-phet, không biết tiếng Việt gọi là gì. Ruột xì gà là cả một tình yêu ấp ủ (lôi thôi): một mớ lá thuốc giã nhỏ trộn với me, đầu lọc làm bằng lá bắp khô. Tất cả cuộn trong một chiếc lá tha-nat-phet đã khô nhưng còn màu xanh lục, gân lá sần như bàn tay khó nhọc nổi lằn xanh.

Tôi nghe một ông bác sĩ ở Yangon kể rằng xì gà Miến do phụ nữ cuốn bằng tay. Các xưởng gia công thuê toàn phụ nữ, mà họ hút không kém gì đàn ông. Khi một thiếu nữ tự tay cuốn xì gà để tặng một chàng nào đó, thì cầm chắc nàng đã chịu chàng. Chàng cứ lai rai tiến nhanh tiến mạnh bảo đảm không cần kinh qua giai đoạn quá độ vẫn tới ngay thiên đàng. Nhưng nếu nàng ra quán mua xì gà thì vẫn chưa ngon. Khi yêu tha thiết, nàng sẽ hái một chiếc lá tha-na-phet còn tươi về, để dưới gối (hay dưới nữa thì không biết) dùng hơi ấm của thân thể để sấy cho đến hôm nào lá khô, nàng sẽ bỏ những cọng thuốc trộn me và lá bắp khô lên lá, cuộn lại làm một điếu cheroot tặng chàng. Hút lá thuốc ướp theo kiểu này phê đến ngất ngưởng.

Chẳng may (rất may) tôi chưa được một em Miến nào tặng xì gà tha-nat-phet dù đã xẹt ngang một xưởng gia công toàn các em thoa phấn thanaka. Khi ngồi bập bập bên chân cầu Magway, tôi cố phân tích vị thuốc nhưng không nghe ra mùi gì. Mùi me chắc ít quá nên không có, lá bắp khô tuyệt vô vị. Chỉ dường như có một vị gì nhè nhẹ, tan theo khói thuốc màu nhang.

Thằng nhỏ chạy bàn lắc đầu khi tôi làm dấu tính tiền. Tôi không ngạc nhiên lắm vì từng được ưu đãi mấy lần, nhất là hồi ba lô lên miền bắc. Chắc người Miến thấy tướng tôi te tua bầm dập hơn cả họ nên làm phước chăng.

Thằng nhỏ chỉ tay qua hai thanh niên đang đứng khép nép bên kia đường. Hóa ra là cậu xe ôm hôm qua và một thanh niên rất đẹp trai đang đứng nhìn. Tôi mời họ qua bàn, kêu thêm mấy ly trà đậm. Chàng thanh niên này dong mạo tuấn tú, mũi thanh cao như Meg Ryan, nói tiếng Anh tốt quá, và thật lạ cậu xe ôm hôm nay như bóc lưỡi, cũng nói tiếng Anh. Cậu bảo tôi mời anh ăn sáng, không có gì.

Có chuyện gì xảy ra chăng? Hôm qua, cậu chỉ lỏm bỏm mấy chữ. Hôm nay, cậu nói thành câu thành cú. Vẫn chiếc áo xanh dương sút chỉ, tóc đen cháy vàng, khuôn mặt đen thẫm chìm trong bóng cây râm. Duy ánh mắt u sầu nhưng sáng rực đầy sinh khí. Cậu hỏi tôi đi đâu, đã chuẩn bị xe sẵn, và người thanh niên là bạn sẽ đi theo để làm thông dịch.

Tôi bảo sao bữa nay em nói năng tốt quá, cậu bạn đi theo càng vui nhưng chắc không cần thông dịch. Tôi hỏi bộ em mới học nói cấp tốc suốt đêm qua à?

Chỉ cười cười.

Chúng tôi kéo nhau xuống bờ sông, ngồi và ngó bâng quơ.

Cả hai người thanh niên có một vẻ thong thả lạ lùng. Như thể họ không có gì để than phiền trong cuộc sống này. Chàng thanh niên kia học xong ngành vật lý, về nhà làm ruộng không xong, dạt lên thành phố làm nghề này nghề nọ và tản cư sự nghiệp vào đại đội xe ôm.

Cậu xe ôm của tôi nói hôm qua chạy cho anh bằng làm cả tháng, nên hôm nay nếu tôi muốn đi chỉ cần đổ xăng, khỏi lo tiền. Tỉnh này du khách nước ngoài mỗi tháng đếm đủ một bàn tay. Trong năm, người địa phương đến đông nhất vào ba tháng hành hương chùa Shwesettaw. Những lúc không có khách làm gì, rảnh rỗi làm gì. Chàng thanh niên cười buồn.

Lúc nào cũng rảnh.

Nghe sướng quá. Họ không bị chiếc đồng hồ hủ hóa. Ở bến xe, họ ngồi nhàn tản chờ những chuyến xe hàng từ xa lắc xa lơ bò tới. Nhưng khi xe khục khặc đến rồi họ chưa vội lên. Xe đến giờ chạy nhưng bác tài vẫn tà tà ngồi uống trà ăn trầu, khách chẳng cằn nhằn gì. Lúc đó, những người khách hay cả bác tài xúm lại nói chuyện vặt. Người Miến có nhiều chuyện tiếu lâm chắc nhờ sản sinh vào những lúc như thế này. Hôm qua, trên đường từ Bagan đến Magway, tàu đậu bến Yenangyaung lúc bốn giờ rưởi chiều. Chỉ đi thêm hai tiếng nữa là đến Magway. Nhưng tài công mệt, anh ta cặp ghe cho nghỉ đến sáng hôm sau. Tôi đã cố tìm hiểu tại sao phải neo tàu suốt đêm mà không làm gì cả. Không đón trả khách. Không lên xuống hàng hóa. Rõ ràng tàu ghé một nơi có rất nhiều giếng dầu chỉ để ghé chơi. Tài công lên bờ ăn trầu uống trà, tắm táp, rồi lại ăn trầu uống trà, ngó phụ nữ chăn heo, dòm con gái tắm sông, ngó con nít nhổ tóc cho bà già. Không ai phàn nàn hục hặc.


Dường như thời gian không bao giờ hết. Dường như với họ, thời gian còn cả đống kia. Không phải vội.

Nhưng đó là cái vẻ ngoài vô tư dưới con mắt của người vô (tích) sự.

Buổi chiều bên bến Yenangyaung. Dân làng có cái vẻ nhàn hạ, sự nhàn hạ bản chất nhưng còn là cách nhàn hạ từ đời sống đã giật đi của họ nhiều thứ. Nhiều làng ở Yenangyaung bị chính quyền xua đi nơi khác để lấy đất làm dự án. Ở thị trấn dầu mỏ này, dân phải mua phân bón của một công ty do con trai tướng Khin Nyunt làm chủ. Một thứ phân không xài được nhưng giá lại cắt cổ. Những khu đất ven sông màu mỡ phù sa bị chiếm. Người nông dân dạt đi đâu đó.

Một trong những người nông dân ấy là chàng thanh niên đẹp trai đang ngồi với tôi bên cầu sông Magway. Chàng quả không biết làm gì vì lúc nào cũng rảnh.

Có người yêu chưa?

Không có.

Đẹp trai thế này không có người yêu sao sống nổi.

Em thế này có người yêu như người cụt muốn nhảy Yodayar!

Mấy người xung quanh bật cười. Yodayar là điệu nhảy nổi tiếng của Miến Điện, tay và chân phải thay đổi theo điệu nhạc chuyển tông rất thình lình. Có câu chuyện cười về phiên xử một người mắc nợ nhưng không trả được. Anh ta tự bào chữa trước tòa: Tôi hứa là sẽ trả đủ vốn lẫn lời, nhưng chỉ trả khi nào khá giả kia. Chứ giờ tôi như rùa lật ngửa, nếu tòa bắt tôi trả ngay thì khác gì bắt thằng cụt nhảy Yodayar!

Chàng thanh niên ví mình như người cụt, sau khi có bằng cử nhân về nhà ở một làng thuộc quận Yenangyaung làm ruộng. Mảnh ruộng bị quan địa phương lấy, bố mẹ dạt đi nơi khác, em gái lên Yangon làm gì đó, còn chàng trôi về Magway chạy xe, ăn trầu, khạc nhổ xuống đất, buồn rầu ngó sông chảy.

Tôi chỉ thấy sự dịu dàng của thiên nhiên và những con người hiền lành nơi bến Yenangyaung hôm nào. Không nhìn ra những nông dân mất đất tứ tán khắp nơi, sẽ không biết lãnh tụ nhóm Thế Hệ Sinh Viên 88 Min Ko Naing đang nằm tù gần chỗ tôi ngồi, nếu không ngồi lại bên chân cầu Magway một sáng yên bình.

Trong không gian riêng biệt này, có rất nhiều nông dân từ các vùng lân cận đổ về kiếm sống.

Lại thêm vài người đàn ông xê lại la cà góp chuyện. Chàng thanh niên đẹp trai ngồi xổm, mặt tựa lên đầu gối, hai tay chặp lại để trên đầu Những người kia từ các làng mạc bên kia sông, vùng đất từng mỉm cười đón Phật, cùng ngồi bệt xuống. Những khuôn mặt đen chìm trong bóng đen dưới tàng cổ thụ.

Ông nông dân kể rằng đàn cá đi hành hương cũng trôi dạt mất mát nhiều rồi. Hai bên bờ sông đất phì nhiêu lắm, nhưng chính quyền địa phương mua những miếng đất bồi này để canh tác. Nông dân mất đất. Họ đi xa hơn để trồng hoa hướng dương, trồng mè và đậu. Quan lớn bắt phá đi để trồng lúa. Mà lúa thì không sống nổi vì đất khô. Những gia đình nông dân ly tán qua vùng khác.

Những cánh đồng hướng dương cũng không hiền hậu hoang liêu như tôi tưởng. Chúng phá nhiều rồi, người nông dân nói. Vùng đất mà Phật từng dặn ông Phú Lâu Na là con người ở đó rất hung dữ, bây giờ vẫn còn hung dữ. E chừng hung hãn hơn. Những mảnh đất bị xới tung, những hàng cây bị đốn hạ. Đất thành hoang. Cây ứa nhựa lệ ứa. Người xiêu lạc. Hồn vất vưởng chờ một tiếng chuông ngân.

Bao nhiêu cảnh đời của dân khó được bày ra trong buổi sáng bình yên này. Những kẻ xa nhà vì chính sách tái định cư, bị bắt lính, bị bắt làm dân công không lương, bị lừa khai khẩn đất hoang thành đất mật rồi cường hào địa phương đến tịch thu, hoặc không còn cách nào sống. Đôi khi chỉ vài gia đình ra đi. Đôi khi cả làng dắt díu nhau đi.

Chúng tôi ngồi bên này sông, ngó bên kia vùng đất mầu nhiệm. Đôi mắt của những người đang ngồi quanh quạnh quẽ u hoài.

Mỗi thân phận là một câu chuyện dài không dứt. Những câu chuyện không ai nói ra mà phải tìm đến, soi rọi bằng tình thương may ra hiểu nổi. Không gì khờ khạo hơn khi nhìn một đất nước qua vài cao ốc trong thành phố, rồi hồ hởi đất nước thay da đổi thịt hàng ngày. Trời ơi, da thịt mà thay đổi liền liền như thế nếu không kiết lỵ thì cũng ung thư, cái chắc.

Tôi nói với chàng thanh niên đẹp trai hay là mình kiếm một chỗ nào làm vài ly lai rai. Tôi muốn nghe các bạn trần tình sự đời, những đứa em lưu lạc lên thành phố làm các nghề bí mật, những em nhỏ thất học đói khát bị sung lính, những mảnh đất phì nhiêu hóa man rợ, những mảnh đất man rợ hóa phì nhiêu rồi bị trưng thu, những ngôi chùa quan lớn xây từ tiền dân. Những cặn bã vinh quang trong điện thờ. Bao nhiêu oan nghiệt, bắt bớ, giam cầm, hãm hiếp, đói khát, chia ly.

Chúng tôi quyết định mượn tạm mấy cái bàn của quán cà phê, quay lại, qua bên kia đường mua cà ri làm mồi. Chàng thanh niên nói họ không uống bia, ăn và uống trà thì được. Tôi nhìn những chiếc áo tơi tả bày biện thịt da, bảo biết rồi, biết mấy ông là Phật tử. Không biết nhậu, tốt lắm. Nhưng ra nông nổi thế này thì kiêng cử làm chi, còn gì đâu mà cử, làm đại vài chai cho nó đã đời, bao nhiêu tội lỗi phá giới tôi gánh hết.

Nào, chúng ta hãy xông thẳng vào đời. Cạn ly. Sông từ cội nguồn thì trong. Nước sông đến đây dần đục quặn từ thủy điện thượng nguồn. Nước non đang tan tác. Nước mưa cay nồng a xít. Nước mắt khô hạn lắm rồi. Chỉ có nước bia là trong.

Sóng sánh đổ trên nền đất những tiếng thở dài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.