Hôm nay,  

Thăm Bạn Bè Ở Florida

25/07/201200:00:00(Xem: 22702)
Ngày 10-7-2012, một lần nữa tôi và bạn Võ Quang Thủ bay qua nhà anh Huỳnh Hữu Cầu ở Atlanta để chuẩn bị cho chuyến thăm bạn bè ở tiểu bang Florida.

Từ Cali, máy bay đáp xuống phi trường Atlanta lúc 4 giờ chiều, anh Cầu đưa hai chúng tôi về ngôi nhà xinh xắn của anh nằm trong khu đồi núi thuộc thành phố Cumming của tiểu bang Georgia. Anh Cầu là Sĩ Quan Hải Quân khóa 10 NhaTrang. Đầu năm 1975, anh đi học khóa Amphibious operation tại San Diego, Hoa Kỳ và về nước ngày 23-4- 1975. Anh đi tù cộng sản 7 năm 6 tháng. Anh đã từng đưa chúng tôi đi thăm bạn bè ở các tiểu bang vùng Trung Nam Hoa Kỳ.

Ngày 11-7-2012, lúc 8 giờ sáng, chúng tôi trực chỉ nhà cựu HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn (S Quan Hải Quân khoá 4 Nha Trang), nguyên Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân VNCH (1971-1975). Nhà NT Sơn ở thành phố Saint Petersburg nằm bên cạnh Vịnh Tampa Bay. Trên đường đi từ Georgia qua Florida, xe trải qua nhiều trận mưa rào nhưng xe vẫn đến nhà NT Sơn lúc 5 giờ 30 chiều như đã dự tính trước. NT Sơn đã niềm nỡ đón chúng tôi bằng nụ cười lớn như thuở nào rồi dẫn chúng tôi vào phòng khách rộng.

Trước khi vào phòng khách, chúng tôi đi qua cái garage rộng cũng là nơi làm việc hằng ngày của ông với nhiều dụng cụ sửa chữa về điện, điện tử, xe hơi, nhà cửa v.v.. .Nhìn ra sân sau là những hàng ghế bành nằm bên cạnh chiếc bàn thấp để khi những ánh nắng cuối cùng của buổi chiều tan dần trên mặt biển bao la thì theo lời NT Sơn không gì thú vị bằng có một ly rượu vang hay một ly bia để nhìn ngắm ánh hoàng hôn. Xa hơn chút nữa là chiếc cầu tàu bằng gỗ vừa mới sửa xong sau cơn bão tháng trước. Những căn nhà dọc theo con đường Coquina quanh vịnh Tampa đều có những chiếc cầu tàu phía sau với những chiếc du thuyền (yacht) đủ cỡ và đủ màu sắc để sẵn sàng chạy quanh vịnh. Ngoài chiếc du thuyền, ông còn có một chiếc thuyền buồm. Ông đợi lúc có gió thì thả thuyền, căng buồm, lướt sóng ra khơi. Chiếc thuyền buồm nay không còn nữa vì không tu bổ, thuyền hư nên ông không còn chơi thuyền buồm nữa. Đang mênh mang về căn nhà trong mơ nầy thì chị Sơn đã sẵn sàng buổi cơm tối với món cua luộc độc đáo, mời chúng tôi. Chúng tôi vừa ăn vừa cười nói đủ thứ chuyện. Hình như mọi người đều nhận biết rằng với cái tuổi nầy không có gì bằng tình chiến hữu sau bao năm tháng lận đận mưu sinh. Hôm nay chúng tôi là những cựu hạm trưởng đến thăm vị tư lệnh ngày xưa của mình để tìm hiểu xem sau gần 40 năm xa biển, xa quê hương ông đã làm gì và sống ra sao.

Hiểu được suy nghĩ đó, sau khi ăn xong, ông đưa chúng tôi qua phòng Family room để nhìn những tấm hình lớn của gia đình và những bằng cấp mà ông đã đạt được sau bao năm tháng vừa làm vừa học. Ông có sáu người con, ba trai, ba gái. Tất cả đều có gia đình và đã cho ông bà 16 đứa cháu nội, ngoại và 1 đứa cháu cố. Ông nói từ lúc qua Mỹ, ông đã làm đủ ngành nghề bằng tay chân rất vất vả, và ông tự hỏi tại sao người ta học được mà mình không học trong lúc ở nước Mỹ có nhiều cơ hội giúp mình học. Do đó ông đã học và đã có nhiều bằng cấp từ high school đến bằng computer engineer. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện toán, ông mới thực sự làm việc với cái bằng nầy. Rồi ông lại tiếp tục học hàm thụ, sau 4 năm miệt mài ông lại lấy được bằng Ph. D về Engineering management năm 2008. Bây giờ với cái tuổi gần 80, tuy đã về hưu, ông vẫn còn năng động trong các công việc giúp bà xã bảo trì, dọn dẹp căn nhà quá rộng và cũ kỷ nầy. Khi có gió bão mạnh, chính quyền địa phương ra lệnh di tản thì ông bà lại lên xe đi về tiểu bang Georgia, nơi có gia đình người con trai út sinh sống để tránh bão.

Ông lại đưa chúng tôi ra cầu tàu. Chúng tôi lại náo nức. Lúc nầy, ánh nắng cuối cùng của buổi chiều tan dần trên mặt vịnh. Bầu trời chuyển từ vàng sang đỏ rồi sang tím chính là thời khắc hoàng hôn. Chúng tôi bước nhẹ lên sỏi cát trước khi bước lên chiếc cầu gỗ. Gió nhẹ từ xa lướt qua da thịt làm quên đi cái nóng oi bức ban ngày. Chúng tôi ngồi nhìn ra mặt biển bao la. Phong cảnh hoàng hôn làm say đắm lòng người. NT Sơn nói, nơi đây các vị Đô Đốc Chơn, Đô Đốc Tánh cũng đã có lần đến thăm và ngồi tại đây.

Tiếng sóng vổ vào bờ, tiếng xào xạc từ những hàng dừa xanh trên cao hòa lẫn tiếng đập mạnh của sóng vào các cột trụ chân cầu nghe rõ âm thanh lẫn mùi biển mặn. Tôi mơ hồ ngây ngất tưởng như mình đang ngồi ở một bãi biển nào đó trên quê hương. Đêm về, NT Sơn chỉ chỗ cho chúng tôi ngủ. Sáng dậy sớm ngồi uống cà phê và nói chuyện . NT Sơn cũng thấu hiểu những khó khăn của người lính biển thời đó nhưng không làm gì được vì theo lời ông: ”Chức Tư Lệnh Hạm Đội nghe lớn quá nhưng thực chất chỉ là một đơn vị hành chánh mà thôi”. Hỏi điều gì ông thấy có nhiều kỷ niệm nhất trong Hải Quân VNCH thì ông cho biết: “Những lần theo chiến hạm đi cắm bia chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa là có ý nghĩa nhất”. Hỏi tại sao ông bị cách chức Tư Lệnh Hạm Đội trước ngày 30-4-1975 chỉ có một tuần. Ông thẳng thắn trả lời: “Chính Đô Đốc Cang, Tư Lệnh Hải Quân, cách chức vì ông ra lệnh cho các chiến hạm chuẩn bị di tản mà không hỏi ý kiến của ông Cang”. Ông cười nói tiếp: “Nếu không bị cách chức, chắc chắn sẽ có nhiều người di tản hơn và không biết chúng ta có gặp nhau ngày hôm nay hay không?”.

Ngày 12-7-2012, mặt trời ló dạng trên biển. Nhà NT Sơn nhận toàn bộ ánh sáng bình minh trong lành và huyền ảo. Nhìn mặt trời mọc hướng chính đông, vũng nắng vàng rực rỡ trải dài khắp mặt vịnh cùng với những đợt sóng nhẹ từ ngoài đưa vào nghe âm thanh dịu dàng và bình an. NT Sơn đứng dậy đem theo mấy cái cần câu và một số tôm bạc làm mồi. Chúng tôi theo ông ra cầu tàu câu cá. Ông nói buổi sáng trời mát,nhìn thấy rõ nên đi câu. Vừa ném lưởi câu ra xa thì đã có cá đớp mồi lia liạ nhưng giật trật. Lần thứ hai một con cá dính mồi, quậy mạnh. Kéo lên là một con cá ngát lớn nên ông phải dùng khăn bắt cá kẻo bị những chiếc ngạnh cá đâm vào tay.

Mặt trời lên cao, ông bảo hôm nay tôi đưa các anh đi dạo các bãi biển vùng Tampa Bay nầy. Lên chiếc xe 4 Runner do anh Cầu lái, NT Sơn hướng dẫn, chỉ 15 phút sau là tới biển. Các bãi biển đẹp đều nằm trong vịnh Mexico như bãi biển Clearwater, bãi biển Tampa, bãi biển Saint Petersburg, trong đó bãi biển Clearwater là đẹp nhất vì cát trắng, nước biển ấm, sát biển có nhiều cây xanh và nhiều du khách thường đến đây tắm. Chúng tôi cũng ghé thăm các Dog Park, nơi đây các chó không cần dây buộc được chơi đùa với người yêu thích chó, được săn sóc và tắm biển. Dọc các bãi biển cũng có các nơi gọi là Camp Ground đầy đủ các tiện nghi điện nước ngoài trời cho các du khách đến cắm trại suốt ngày đêm dưới các tàng cây xanh, bóng mát mà không tốn tiền, chỉ trả 5 đô la khi vào cổng mà thôi. Đến trưa mệt lả, NT Sơn đưa chúng tôi về khu thương mại của người Việt ăn Phở 97 rồi trở về nhà nghỉ ngơi. Chiều về, ra cầu tàu uống cà phê và ngắm biển. Thỉnh thoảng từ xa, bóng dáng một vài chiến hạm của lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ (US Coast Guard) đi qua. Mọi người im lặng như thấy có mình trong đó. Tối đến, chị Sơn lại cho ăn một buổi cơm tối với cá mặn và rau tươi. Sáng hôm sau chúng tôi thức dậy sớm ăn sáng, uống cà phê và ngồi tâm sự thật lâu về bạn bè và cộng đồng người Việt. Ngày 26-5-2012, tại Orlando NT Sơn có đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ nằm trong công viên Orlando Veterans Memorial Park do Chu Bá Yến làm chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài. Ông khen chỗ nầy đẹp và hy vọng tượng đài sớm thành công nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân trong tiểu bang. Sau đó chúng tôi bàn về sức khoẻ, về hậu sự. Anh chị Sơn cũng có tâm sự, trong tương lai sẽ tìm một nơi khác nhỏ hơn để vợ chồng già ít bận rộn và để có thì giờ đi thăm bạn bè xa gần. Chúng tôi cũng có những nhận xét chung: Ở tuổi già, nơi nào sống có tự do đó là quê hương của chúng ta. Chúng ta hãnh diện vì chúng ta đã làm tròn bổn phận và không hèn hạ.

Ngày 13-7-2012, từ giã NT Sơn, ba chúng tôi đến nhà bạn Lý Anh Kiệt ở vùng Tampa cách nhà NT Sơn độ 45 phút lái xe. Tháng 8 năm ngoái, bạn Kiệt định qua Cali dự họp khóa 50 năm Bảo Bình, nhưng đến ngày gần đi thì Kiệt bệnh nặng nên không qua Cali được. Đến ngàỵ 5-12- 2011, Kiệt mất trong sự thương tiếc của bè bạn nhưng vì đường sá xa xôi nên chúng tôi không qua dự đám tang của Kiệt được. Hôm nay nhân việc qua Florida thăm bạn bè, chúng tôi đến thăm chị Kiệt. Trước đó hơn một tháng, chị Kiệt lại bị tai nạn xe nên phải nằm bệnh viện. Lúc chúng tôi đến thì chị Kiệt ra bệnh viện nhưng phải ngồi xe lăn. Chị Kiệt đang sống với gia đình người con gái và một người con trai. Cháu Thư là người con gái đưa chị Kiệt cùng chúng tôi đến nghĩa trang thuộc thành phố Sarasota để thắp cho Kiệt một nén nhang. Trước đây Kiệt sống ở nam Cali nên bạn bè thường lui tới nhất là bạn Trần Hữu Khánh. Khánh-Kiệt là hai tên gắn liền nhau từ trong quân trường cho đến khi ra trường. Năm 1970 Trần Hữu Khánh chỉ huy trưởng Đoàn 81 Hộ Tống thì Lý Anh Kiệt làm chỉ huy phó. Đến năm 1974, Khánh làm thuyền trưởng tàu đánh cá Việt-Đức thì Kiệt cũng là thuyền trưởng một tàu đánh cá Việt-Đức khác.Tuy mang tên Khánh-Kiệt nhưng qua Mỹ hai người lại không khánh kiệt chút nào. Thăm mộ xong, cháu Thư chở chị Kiệt và chúng tôi ra bãi biển ăn hải sản tại nhà hàng Beach House. Cháu Thư có nhiều nét giống bố như: khôn ngoan, lanh lợi và tự tin.


Ngày 14-7-2012, khởi hành đi Fort Lauderdale thăm anh Nguyễn Minh Thơ (S Quan Hải Quân khóa 8 Nha Trang). Từ nhà Kiệt đến nhà anh Thơ phải mất 4 tiếng lái xe. Đơn vị sau cùng của anh Thơ là Chỉ huy trưởng căn cứ tiếp vận Vùng 3 Duyên Hải. Năm 1964, lúc phục vụ trên Hải Vận Hạm Hương Giang (HQ 404), chiến hạm đã chở anh Thơ ra công tác ngoài đảo Phú Quốc, lúc đó anh là Chủ tịch hội săn bắn dưới đáy biển của Quân Lực VNCH.

Ngày 2-1-2010, anh Thơ cùng một số anh em cựu quân nhân lái xe đi Orlando để dự tất niên của Hội Cựu Quân Nhân VNCH tại Orlando thì gặp tai nạn xe hơi. Trong tai nạn nầy có hai anh Nguyễn Bá Phước (khoá 9 Hải Quân Nha Trang) và anh Nguyễn Văn Bá (trường Võ Bị Đà Lạt) tử nạn. Các anh Bùi Hữu Phụng (Hải Quân), Nghị Văn Chiêu (huấn luyện viên võ thuật cảnh sát) và anh Thơ bị thương nặng. Anh Thơ sau 6 tuần nằm ICU đã hồi phục. Hiện anh đi đứng bình thường, chỉ có hai tay yếu nên phải dùng gậy để di chuyển cho chắc ăn. Anh Thơ ở phía đông, phía bờ biển Đại Tây Dương, chị Thơ ở phía tây, phía vịnh Mexico cách nhau 2 giờ lái xe. Mọi việc di chuyển từ nhà chị Thơ qua nhà anh Thơ và ngược lại đều do chị Thơ đảm trách. Cả hai nhà, nhà nào cũng có nhiều cây ăn trái như mít, xoài, nhãn, vải, đu đủ, mãng cầu v.v. Đang mùa xoài, mít, nhãn nên chúng tôi tha hồ ăn. Trái cây ở vùng nầy rất thơm và ngọt. Anh chị Thơ đã cho chúng tôi mang về Cali một ít.

Trưa nay, anh chị Chu Bá Yến mời chúng tôi và vợ chồng anh Thơ ra nhà hàng Hồng Kông ăn trưa. Từ nhà anh Thơ ra nhà hàng chỉ 5 phút lái xe. Đến nơi đã thấy anh chi Yến. Yến lúc nầy tươi hơn hồi qua Cali vận động gây qũy cho tượng đài Việt-Mỹ ở Florida. Chị Thơ quen biết nhà hàng nầy lâu nên chọn món ăn. Ăn xong ba chúng tôi đến thăm nhà Chu Bá Yến cách nhà anh Thơ 45 phút lái xe. Nhà Yến mới mua, thuộc thành phố Miami nằm sát bên bờ biển Đại Tây Dương. Tại nhà Yến, chúng tôi đã chụp một bức ảnh kỷ niệm trước bàn thờ gia đình. Nhìn những bức hình gia đình, tôi nhận biết Cụ thân sinh của Yến là người trước năm 1975 tôi có lần gặp, lúc gia đình tôi ở gần tiệm thuốc bắc của cụ ở đường Bàn Cờ thuộc Quận Ba, Sàigòn. Nghe Yến nói cụ thọ gần trăm tuổi. Ngoài ra, chúng tôi cũng được thấy nơi làm việc của tờ Florida Việt Báo của bạn Yến vừa chủ bút kiêm chủ nhiệm. Thật ra chỉ một mình chị Yến làm tờ báo đó trong một góc nhà rồi gửi cho nhà in. Chị Yến giỏi thật!

Có thể nói trong khóa 11 Bảo Bình, chỉ còn hai bạn bận rộn nhất hiện nay. Thứ nhất là bạn Chu Bá Yến, tuổi gần 80 mà vẫn còn đi làm việc toàn thời gian và lại còn tích cực hoạt động công đồng. Người thứ hai là Hảij cũng đang bận rộn với tờ báo Chiến Sĩ Cộng Hòa.

Thăm nhà Yến xong là chúng tôi trực chỉ đi Key West lúc 1 giờ trưa. Key West là thành phố tận cùng của nước Mỹ mà tôi mong đến từ lâu. Key West là thành phố biển thuộc quận Monroe, tiểu bang Florida, gồm nhiều đảo san hô thấp không có núi non. Các đảo nầy được liên kết bởi xa lộ US 1.

Xa lộ nầy hẹp chỉ có hai đường xe chạy ngược xuôi nên từ Miami đến Key West chỉ có 129 miles(208 km)mà xe phải chạy mất 5 tiếng mới đến. Khi đến được điểm tận cùng của nước Mỹ, được đánh dấu bằng một bệ xi măng cao khoảng 4 mét sơn màu đỏ, vàng, cam có ghi dòng chữ: “90 miles to Cuba. Southern Most Point Continental”. Chụp xong tấm hình thấy yên tâm, anh Cầu lái xe tàng tàng đi tìm khách sạn, gặp toàn các cô gái người Cuba gốc Mỹ lang thang dọc bờ biển. Họ phần đông là các thuyền nhân như chúng ta nhưng khoảng cách của họ với quê hương chỉ khoảng 90 miles, trong lúc chúng ta xa hơn nửa vòng trái đất. Nhìn những người Cuba khắp phố phường Key West, tôi thấy họ khoẻ mạnh và vui tươi hơn chúng ta bởi lối ăn mặc đơn giản, nhẹ nhàng, màu sắc của mùa hè giữa biển xanh và cát trắng. Các khách sạn tại Key West đều hết chỗ, nên đành phải trở về lại Miami lúc 12 giờ đêm và ngủ lại Holiday Inn Express một đêm.

Ngày 15-7-2010, lúc 3 giờ chiều, chúng tôi đến nhà bạn Trần Văn Trung. Lâu lắm mới gặp lại nhau. Hỏi ra mới biết Trung ngoài bệnh tim còn bị Stroke mấy năm trước, nay nhờ đi tập therapy nên đã khá nhiều. Hằng ngày Trung theo bà xã ra tiệm may của bà cho đến chiều tối theo bà về nhà. Trung có 6 con, tất cả đều đã có gia đình. Chị Trung còn trẻ, trước đây cũng là bạn của bà xã bạn Nguyễn Nguyên nhưng lâu lắm không còn liên lạc với nhau nữa.

Trung nói, ra trường đi tàu, sau làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 1 Tuần Thám. Trung cũng đã làm tùy viên cho phó thủ tướng Nguyễn Lương Viên. Trung không liên lạc với ai và cũng không thích chơi internet nên ít biết tin tức về bạn bè. Khi biết tin chúng tôi đến thăm Trung mừng lắm. Anh chị Trung đã tiếp chúng tôi rất chân tình và chính Trung đã làm món chim cút rô-ti mời chúng tôi. Bác sĩ gia đình khuyên Trung không nên uống rượu, bia, nhưng lâu ngày gặp bạn, vui quá, Trung vẫn cụng ly. Chúng tôi ngủ lại nhà Trung một đêm, sáng hôm sau khởi hành đi đến nhà anh Nguyễn Thành Công (S Quan Hải Quân khoá 10 Nha Trang) bạn của anh Cầu.

Ngày 16-7-2012, lúc 12 giờ trưa, chúng tôi đến nhà anh Công ở Orlando nhưng đợi anh Công đi tập therapy về mới vào nhà. Anh Công bị viêm khớp hai đầu gối nên năm ngoái anh phải đi phẩu thuật một cái. Năm nay anh lại đi phẩu thuật cái đầu gối thứ hai. Anh vui vẻ và tin tưởng trong tương lai anh sẽ đi đứng bình thường không còn đau đớn như trước nữa. Thời sinh viên sĩ quan, anh Công làm quản lý hội thực. Có lẽ anh là người lớn tuổi nhất của khoá 10. Ra trường, anh đi tàu rồi đi lãnh HQ 472 tại Phi Luật Tân. Đến năm 1963, anh làm tùy viên cho ông Cang cho đến 1971. Năm 1973, anh làm tùy viên quân sự cạnh đại sứ quán VNCH ở Đài Loan. Sau 30-4-75, anh ở lại Đài Loan thêm sáu tháng nữa để lo cho ông Thiệu, ông Kiểu và ông Khiêm. Sau khi các ông đó qua Anh và qua Mỹ rồi anh mới qua Mỹ sau. Ngoài hai đầu gối, anh Công trông rất khoẻ mạnh và minh mẫn. Anh chị Công mời chúng tôi ra nhà hàng Lạc Việt ở Orlando ăn trưa, chủ nhân là cô con gái của Đô đốc Chí. Tóm lại, anh chị Công trông đẹp lão và hạnh phúc lắm.

Ăn xong ,chúng tôi xin phép anh chị Công cho chúng tôi đi sớm để về lại Atlanta. Sau 7 ngày, ngày lái đêm nghỉ, chúng tôi đã về lại nhà anh Cầu lúc 8 giờ tối, giờ của tiểu bang Georgia. Sau một đêm dài ngủ lấy sức, sáng hôm sau thức dậy đã thấy anh Cầu chuẩn bị cà phê và bánh mì ăn sáng. Anh Cầu chu đáo mọi chuyện từ trong ra ngoài. Nhiều năm nay anh sống cô đơn và chỉ biết làm bạn với cái computer và cái GPS mà thôi.

Ngày 17-7-2012, chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Trung Thiều (khoá 12 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang). Khì đến nhà anh Thiều thì đã có anh chị Phạm Văn Minh (Khoá 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang). Hình như ở Atlanta, anh chị Minh và anh chị Thiều thân nhau lắm. Buổi ăn trưa đầy thức ăn do chị Thiều nấu rất ngon, như cơm chiên, gõi, gà sã ớt, v.v… Đặc biệt, chúng tôi được thăm vườn rau của anh Thiều. Nhờ khí hậu Atlanta khô và nóng nên anh Thiều đã trồng được mướp, đậu bắp và dưa gan. Nghe anh Cầu nói trái chanh giây (passion fruit) ăn rất tốt cho sức khỏe nên chị Thiều và chị Minh nhờ anh Cầu chỉ chỗ mua cây chanh giây. Riêng tôi và Thủ lúc ở nhà anh Cầu cho ăn mấy trái, chỉ vài giờ sau là thấy khoẻ ngay. Tôi đã thấy trái chanh giây ở Cali nhỏ bằng trái chanh thường, nhưng trái chanh giây ở nhà anh Cầu thì to bằng trái bơ (avocado).

Trong lúc ăn, qua anh Thiều, tình cờ tôi liên lạc được với anh Tạ Hội (khoá 22 Hải Quân Nha Trang). Anh Hội biết tôi lúc tôi ra mắt sách ở Nam California, còn tôi thì quên mất vì thế tôi muốn đến thăm anh. Chúng tôi liền ra xe đến nhà anh Hội, vì sợ không có thời giờ và thời tiết nhưng anh Cầu bảo cứ đi. Thế là 2 tiếng sau, xe chúng tôi đến trước nhà anh Hội ở thành phố Dalton thuộc vùng Tây Bắc tiểu bang Georgia. Gặp anh Hội, tôi mới biết đã có lần gặp nhau ở Nam Cali. Tạ Hội có giọng cười rất thoải mái. Nhà của Hội như ngôi biệt thự sang trọng nằm trong khu đất rộng bao phủ bởi rừng xanh. Tôi hỏi ở vậy, không sợ sao? Nhưng anh chị Hội trả lời khu nầy rất an ninh vì vài giờ lại có xe cảnh sát tuần tiểu đi qua. Còn thú rừng? Hội nói thỉnh thoảng cũng thấy nai, mễn v.v... Anh chị Hội có 3 người con và đã học hành thành tài. Có hai đứa cháu ngoại đang ở với anh chị. Trong lúc nói chuyện vớI Tạ Hội thì chị loay hoay trong bếp và chỉ một lát sau là có một bữa cơm nóng sốt với các món ăn bình dân như cá nục chiên, canh rau mồng tơi, canh bí đao, thịt gà xào sã ớt. Cũng chưa hết, chị Hội còn bắt chúng tôi ở lại ăn thêm món chè bông cau với nước cốt dừa. Trời về chiều, chúng tôi và anh chị Hội ra trước nhà, nhờ cháu ngoại chụp một tấm hình kỷ niệm.

Sau gần 10 ngày đi thăm bạn bè ở Florida rồi về lại Georgia, chúng tôi gồm có Cầu, Thủ và Báu đã nhận được sự tiếp đón chân thành và thân mật của các niên trưởng và bạn bè. Không một lời lẽ cám ơn nào cho xứng hợp, nhưng những kỷ niệm đó vẫn còn mãi trong trái tim của mỗi

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Ý kiến bạn đọc
29/07/201201:09:39
Khách
Giặc chưa đến mà Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân VNCH đã lo chuẩn bi. bò chạy . VNCH không thua mới la` chuyện lạ . Quan tướng gì mà chưa đánh đã làm loạn lòng quân .
28/07/201217:19:20
Khách
Giặc chưa đến mà Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân VNCH đã lo chuẩn bi. bò chạy . VNCH không thua mới la` chuyện lạ . Quan tướng gì mà chưa đánh đã làm loạn lòng quân .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.