Hôm nay,  

Obamacare: Lắt Léo Của Thể Chế Dân Chủ

10/07/201200:00:00(Xem: 12586)
...đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ...

Quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về luật Cải Tổ Y Tế (CTYT) là một quyết định “để đời” chẳng những vì đã duy trì một bộ luật có tính “để đời” của TT Obama, mà cũng vì đã đưa ra ánh sáng những cái oái ăm của chính trị Mỹ. Ở đây, có khá nhiều vấn đề mà nếu lạc quan, ta có thể gọi là lý thú, nhưng nếu bi quan thì ta phải coi như tiêu biểu cho mặt trái không mấy hoàn hảo của dân chủ “Made in America”.

VẤN ĐỀ HỢP HIẾN

Trước hết, hãy nhìn vào quyết định của TCPV. Quyết định này hoàn toàn bất ngờ, không ai có thể biết trước được. Dĩ nhiên nhiều người từ trước đến giờ vẫn lớn tiếng quả quyết “TCPV không thể nào thu hồi luật CTYT được”, mặc dù những người này cũng là những người có khi luật lưu thông cũng chưa hiểu rõ chứ đừng nói đến luật Hiến Pháp.

Đại cương, vấn đề được đưa ra trước TCPV vì 26 thống đốc theo khuynh hướng bảo thủ Cộng Hòa cho rằng luật CTYT khi áp đặt việc phải mua bảo hiểm sức khỏe lên tất cả mọi công dân trên toàn 50 tiểu bang nếu không sẽ bị phạt, là một lạm quyền của chính quyền liên bang. Chính quyền Obama lập luận việc mua bán bảo hiểm là một giao dịch thương mại, do đó, thuộc phạm vi luật Thương Mại Liên Tiểu Bang và người dân khi vi phạm luật này, có thể bị phạt. Các thống đốc cho rằng quốc hội không thể bắt buộc người dân tham gia vào một sinh hoạt thương mại, đóng tiền phạt nếu không tham gia vào giao dịch đó. Nói nôm na ra, họ cho rằng quốc hội không có quyền lôi người dân ra khỏi nhà, bắt họ phải ra đường, để rồi phạt họ nếu họ ngồi trong nhà không chịu ra đường.

Lý luận của khối bảo thủ là loại lý luận bất cứ người dân bình thường nào trong một xứ tự do cũng có thể hiểu và chấp nhận được, trong khi lập luận của chính quyền Obama có tính cưỡng chế theo mô thức thường thấy trong mấy xứ độc tài XHCN. Hiển nhiên là chính quyền đã với tay ra quá xa, vi phạm những bảo đảm về tự do cá nhân cũng như quyền hành giới hạn của liên bang so với quyền hạn của tiểu bang.

Cuối cùng, TCPV chấp nhận luật CTYT. Mà chấp nhận bằng một lý luận hết sức lắt léo, không thuyết phục được các chuyên gia về luật Hiến Pháp.

Theo các thẩm phán bảo thủ, luật CTYT nếu chiếu theo luật Thương Mại Liên Tiểu Bang như chính quyền Obama viện dẫn, đúng là vi phạm Hiến Pháp như các thống đốc khiếu nại. Chủ Tịch TCPV, thẩm phán John Roberts đồng ý với khối thẩm phán bảo thủ ở điểm này, đưa đến biểu quyết với số phiếu 5/4 chống luật CTYT. Nếu như ngừng tại đây, thì có nghiã là luật CTYT sẽ phải bị thu hồi như mọi người đã nghĩ.

Nhưng ông Roberts quyết định đi xa hơn một bước. Ông cho rằng dù vậy thì luật CTYT vẫn có thể duy trì mà không cần thu hồi vì dưới một góc cạnh khác, luật này hoàn toàn hợp Hiến. Lần này, ông Roberts nhẩy qua phe các thẩm phán cấp tiến và biểu quyết cũng với số phiếu 5/4, việc nộp tiền phạt nếu không mua bảo hiểm là một hình thức đóng thuế, và như vậy thì hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của quốc hội liên bang, vì quốc hội đó có quyền ra luật thuế và áp đặt lên tất cả công dân trên 50 tiểu bang.

Cái oái ăm là đây chính là lập luận ngay từ đầu của đảng Cộng Hoà khi họ tố cáo bắt nộp phạt là một hình thức đánh thuế dân. TT Obama và khối cấp tiến bác bỏ lý luận này một cách mạnh mẽ, nhấn mạnh đây không phải là thuế gì hết mà là một hình thức phạt (penalty). Bây giờ ông Roberts khẳng định đúng là thuế như phe Cộng Hòa đã chỉ trích. Nhưng chính tại vì là thuế nên luật này trở thành hợp Hiến, có thể được áp dụng.

Nhiều người trong phe bảo thủ đã cho rằng ông Roberts “xé rào” biểu quyết cùng khối cấp tiến vì đã khuất phục trước áp lực chính trị của TT Obama khi tổng thống đã đe dọa nếu TCPV thu hồi luật, ông sẽ mang vấn đề TCPV phe đảng để hạ uy tín TCPV. Ông Roberts đã vặn vẹo luật để tìm cách cho thông qua luật của TT Obama. Nhiều người khác thuộc phe cấp tiến thì cho rằng ông Roberts đã sáng suốt nhìn thấy một khiá cạnh phức tạp của luật Hiến Pháp. Chúng ta không phải là luật gia nên không có khả năng bàn luận về lập luận của ông Roberts. Bỏ qua một bên sự tranh cãi này, ta sẽ thấy cái oái ăm của chính trị Mỹ.

Kết quả cuối cùng, TT Obama hoan hô quyết định “hợp Hiến" của TCPV nhưng vẫn cãi không phải là thuế. Một mâu thuẫn vĩ đại. Phe Cộng Hoà đả kích quyết định của TCPV nhưng lại hô hoán đúng là thuế. Một mâu thuẫn không kém vĩ đại. Cái tài “xuất chúng” của ông thẩm phán Roberts là cài cả hai bên vào thế ... há miệng mắc quai. Bên Dân Chủ nếu cứ khẳng định tiền phạt không phải là thuế thì sẽ làm mất lý do tồn tại của luật CTYT; trong khi bên Cộng Hoà nếu khăng khăng cho đây là thuế thì phải chấp nhận tính hợp Hiến của luật CTYT. Đưa đến tình trạng cả hai bên đều muốn cho câu chuyện trôi qua, chuyện CTYT không còn là đề tài số một của cuộc tranh cử nữa. Tình trạng này có lợi cho TT Obama khi đa số dân Mỹ vẫn chống luật này, nhưng lại có lợi cho TĐ Romney hơn khi ông bớt phải bối rối giải thích tại sao ông lại chống luật cải tổ mà chính ông đã là cha đẻ, cho dù Romneycare không hoàn toàn giống Obamacare.

Quyết định của ông bảo thủ Roberts chẳng những đi ngược lại quan điểm bảo thủ trong vấn đề CTYT, mà quan trọng hơn nữa, ông đã lập ra một tiền lệ cho chính quyền liên bang. Lấy ví dụ nếu chính quyền liên bang muốn cả nước ăn cải xanh, chỉ cần ra luật ai không ăn cải xanh sẽ phải nộp phạt. Thế là tiền phạt trở thành thuế mà quốc hội có thể áp đặt được. Và cả nước phải ăn cải xanh. Và đây là điều khối bảo thủ lo sợ nhất.

BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM

Mấu chốt trong quyết định của TCPV là điều khoản áp đặt mọi người phải mua bảo hiểm (individual mandate). Ở đây, ta sẽ thấy một ngược ngạo nữa của chính trị Mỹ.

Những năm 2007-08, bà Hillary Clinton tranh cử tổng thống với đề nghị cải tổ hệ thống y tế, bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm. Bà đã từng giúp TT Clinton làm chuyện này năm 1993 nhưng thất bại vì không được hậu thuẫn ngay trong đảng Dân Chủ. Ứng viên Barack Obama kịch liệt chống đối và tố cáo đề nghị này là quá thiên tả (leftist), sẽ đưa đến tình trạng cưỡng bách tất cả mọi người phải mua bảo hiểm, là không hợp với những giá trị văn hoá Mỹ, lấy đi quyền tự do quyết định của mỗi người, và sẽ gia tăng chi phí y tế cho tất cả. Ý định của ứng viên Obama rõ ràng là muốn đưa ra một quan điểm ôn hoà để lấy phiếu của khối cử tri Dân Chủ ôn hòa đồng thời chụp cái mũ thiên tả cực đoan lên đầu bà Hillary. Bây giờ chính TT Obama lại là người chủ trương và làm đúng những gì bà Hillary đề nghị.

Trong khi đó, TĐ Romney, là người khai sanh ra mô thức bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt khi ông ra luật CTYT của tiểu bang Massachusetts. Khi đó ông cũng bị chỉ trích là đã khai sanh ra một loại thuế mới, và ông đã khẳng định đó là tiền phạt chứ không phải thuế, y như TT Obama hiện nay đang xác định. Bây giờ TT Obama áp dụng mô thức bắt buộc mọi người mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt, tức là áp dụng mô thức Romney, nhưng TĐ Romney lại là người nặng nề chỉ trích TT Obama và quả quyết sẽ hủy bỏ điều luật này nếu ông đắc cử tổng thống. TĐ Romney bây giờ cũng lại khẳng định tiền phạt chính là thuế.

TĐ Romney ủng hộ chuyện áp đặt mua bảo hiểm khi là thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, bây giờ ra tranh cử trong một đảng bảo thủ, bắt buộc phải đổi lập trường. Vì chuyện này, TĐ Romney bị TT Obama đả kích là “chao đảo” (flip-flop) không có lập trường nhất định. Nhưng chính TT Obama cũng chao đảo không thua gì. Ứng viên Obama chống chuyện áp đặt mua bảo hiểm để đánh bà Hillary lấy phiếu của khối ôn hòa. Thắng cử rồi, ông thay đổi ngay quan điểm, cổ võ cho việc áp đặt mua bảo hiểm để giữ phiếu của khối cử tri cấp tiến.

Nhìn vào những chuyện sàng xê này, người ta chỉ có thể nhận định chính trị coi dzậy mà chẳng bao giờ là dzậy. Quan điểm của các chính khách có thể thay đổi như chong chóng tùy theo nhu cầu chính trị mà vẫn chẳng sao vì họ đều có sẵn những cách giải thích, phân trần, trong khi các cử tri “đệ tử” của họ đều nhắm mắt hò hét theo. Chúng ta càng nghiến răng nghiến lợi sống chết cho một chính khách thì lại càng chứng tỏ mình đã bị vào xiếc của họ, hay đã trở thành con rối cho tham vọng cá nhân của họ.

CẢI TỔ Y TẾ GIÚP NGƯỜI NGHÈO

Đây chính là lập luận “câu phiếu” của TT Obama. Ông quảng bá cải tổ của ông sẽ giúp những người nghèo vì sẽ cho họ cơ hội được bảo hiểm y tế, đồng thời cũng sẽ giảm chi phí các dịch vụ y tế như tiền nhà thương, bác sĩ, thuốc men... Đối với những người nghèo thì cải tổ của ông sẽ khiến Nhà Nước giúp đỡ họ nhiều hơn, như trợ cấp tiền mua bảo hiểm, tăng tiền medicare và medicaid...

Sự thật đây vẫn chỉ là một lời hứa của một chính khách, không hơn không kém.

Với ba chục triệu người được bảo hiểm y tế, trong đó có nhiều người bị bệnh nặng mà tiền chữa trị rất cao tại xứ Mỹ này, gánh nặng chi tiêu của các hãng bảo hiểm bắt buộc phải tăng rất cao, chắc chắn như hết ban đêm thì mặt trời sẽ mọc. Vì cách biệt cung cầu, tiền nhà thương, tiền bác sĩ, tiền thuốc cũng sẽ phải tăng. Mặt khác, gánh nặng trợ cấp của Nhà Nước sẽ tăng, để rồi trước sau gì Nha Nước cũng bắt buộc phải tìm cách bù đắp, hoặc là bằng cách tăng thuế, hoặc là bằng cách cắt chi tiêu tức là cắt trợ cấp.

Trong tình trạng đó thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ là thành phần nạn nhân của sự tăng giá? Nhà Nước Obama khẳng định phí tổn của cải tổ y tế sẽ do giới nhà giàu gánh chịu qua việc tăng thuế họ. Nếu có vị độc giả nào đồng ý thì vị độc giả đó có lẽ đang ngủ mơ. Vẫn tưởng tăng thuế nhà giàu là phép màu có thể giải quyết được tất cả những vấn đề trên cõi đời ô trọc này, từ khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, thâm thủng ngân sách, công nợ chồng chất, chi phí y tế, quốc phòng, giáo dục, ... Cứ tăng thuế nhà giàu là có tiền làm đủ mọi chuyện. Thực tế, với những chi tiêu theo mô thức Obama thì có đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ.

Mấy ông bà nhà giàu luôn luôn dư thừa tiền bạc để mua bảo hiểm tốt nhất, đi nhà thương sang trọng nhất, kiếm bác sĩ chuyên môn giỏi nhất, và mua đủ loại thuốc hữu hiệu nhất, bất kể có luật cải tổ hay không. Luật CTYT chẳng có ảnh hưởng gì đến lối sống của họ hết. Chi phí y tế nói chung có tăng thì cũng chỉ là... muỗi đốt gỗ đối với họ. Vấn đề nữa là mấy ông bà nhà giàu không ngớ ngẩn ngồi chờ Nhà Nước đến tịch thu tài sản của họ. Họ dư tiền bạc để thuê chuyên gia giúp họ trốn thuế qua các kẽ hở của luật lệ, hay qua sự thông đồng với các chính khách hay công chức tham ô. Cùng lắm thì họ mang tiền và doanh nghiệp ra ngoài nước.

Ngược lại, luật cải tổ y tế sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trên khối trung lưu, là khối lừng chừng ở giữa, không dư tiền như các nhà giàu để có thể gánh chịu những tăng giá trong dịch vụ y tế, không có khả năng lách thuế, nhưng cũng không đủ nghèo để được Nhà Nước chu cấp.

Giới nhà nghèo cũng không thoát. Ta chỉ cần làm tính cộng trừ nhân chia sơ đẳng cũng thấy phần trợ cấp medicare và medicaid của mỗi người sẽ giảm mạnh trong mười năm tới, hay xa hơn nữa nếu Nhà Nước không có giải pháp nào để lật ngược tình thế. Trong tương lai, những người phải xếp hàng hàng giờ, hàng ngày, hay hàng tháng để được phục vụ cũng sẽ là dân nghèo và trung lưu, chứ không có ông bà triệu phú nào phải xếp hàng chờ bác sĩ hay chờ đi mổ.

Nói trắng ra, luật CTYT có cái giá phải trả. Những nhà giàu sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì hết. Nhưng giới trung lưu và giới nhà nghèo chính là những khối chịu gánh nặng nhiều nhất. Những lời quảng bá đẹp đẽ của TT Obama và phe cấp tiến, phụ họa bởi truyền thông dòng chính, chỉ là nói ra một nửa sự thật. Nói như một ông chính khách Tây, một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, một nửa sự thật không còn là sự thật nữa.

Trước TT Obama, đã có nhiều tổng thống muốn cải tổ y tế toàn diện, gần đây nhất là TT Clinton, nhưng không ai làm vì cái giá phải trả quá lớn. Chỉ có TT Obama là người quyết tâm thực hiện bảo hiểm toàn dân bất chấp cái giá phải trả. Đúng hay sai là chuyện lịch sử sẽ phán xét.

Trong một thế giới hoàn hảo, cải tổ y tế như TT Obama đã làm là chuyện cần thiết vì đó là chuyện nhân đạo giúp cho xã hội bớt mâu thuẫn và xung đột, nhưng các chính khách cũng cần đủ can đảm và lương thiện để nói cho dân biết cái giá phải trả, bao nhiêu, và ai sẽ trả. Đúng như người Mỹ vẫn nói, không có bữa cơm nào miễn phi hết (theres no free lunch). Nhưng làm như vậy thì dĩ nhiên mấy chính khách đó sẽ sớm về vườn ngay trong kỳ bầu cử tới. Mặt trái của dân chủ Mỹ chính là nó chỉ khuyến khích các chính khách hứa cuội, nói láo, và các cử tri trở nên dễ tin, sống trong hy vọng hão huyền của các lời hứa. (8-7-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ghi chú: Để làm sáng tỏ một phản biện của một độc giả, luật CTYT không phải chỉ ảnh hưởng lên các công ty với dưới 50 nhân viên, mà sẽ tác động trên tất cả mọi công ty. Ngay cả các công ty lớn, đặc biệt trong ngành bán lẻ (Walmart, Target, Sears…) sẽ tìm mọi cách tránh né luật, sẽ giới hạn việc thuê nhân viên, đặc biệt bằng cách chỉ thuê nhân viên làm bán thời, dưới số giờ tối thiểu để khỏi phải trả tiền bảo hiểm và để trả lương tối thiểu. Nói chung luật CTYT không phải là nguyên nhân gây trì trệ kinh tế, nhưng sẽ có tác dụng kéo dài trì trệ, vì sẽ kéo dài nạn thất nghiệp, nhất là trong khối dân nghèo.

Ý kiến bạn đọc
13/07/201202:53:49
Khách
Được gửi bởi Lê Dân (Guest) vào 07/10/2012
Chánh sách cải tổ Y Tế dẫu sao đã được Tối Cao Pháp Viện biểu quyết xong xuôi

Được gửi bởi Lê Đần (Guest) vào 07/10/2012
Cái hiện tại thì...Được lắm! Ai, ai cũng "HỒ HỞI" bởi gì TCPV đã lắch một vòng cua hơn 180..

Tôi đã nói trước là ông Vu Linh đừng chơi cái trò trò giả dạng độc giả vừa viết Bình luận vừa giả dạng đôc giả để góp ý, đã kích những người chống lại chủ tịch đảng Cộng sản Vu Linh nhé, cái trò này xưa quá rồi ai cũng biết cả . Ông viết bài bình luân dỡ, và nham nhỡ, con người ông không biết tự trong, và không hề biết xấu hổ, bài viết 1 sao, mà tự cho mình là nhà bình luận gia, thật là không biết trới cao đất rông là gì.

Dân Việt nam qua Mỹ đâu có ngu để ông BỊP ....
10/07/201209:15:00
Khách
Chánh sách cải tổ Y Tế dẫu sao đã được Tối Cao Pháp Viện biểu quyết xong xuôi , ấy vậy mà lại có những kẻ cứ nhai đi nhai lại đề tài nầy một cách hậm hực thật khó thể nào hiểu cho nổi . Ta hãy nghe lại cái phán quyết của TCPV để thấy cái hợp lý của nó , có nghĩa rằng chánh sách đóng bảo hiểm y tế bắt buộc chẳng khác nào sách luật về thuế khoá thông thường . Có nghĩa là đóng bảo hiểm y tế cũng giống như có nghĩa vụ đóng thuế vậy , tương tự như khi ta thất nghiệp thì chánh phủ lấy tiền mà ta đã đóng thuế để nuôi lại chúng ta giống như chúng ta có ốm đau bịnh hoạn thì có tiền bảo hiểm đắp vào . Nếu chúng ta sắm sửa cái xe hơi , thì dĩ nhiên chúng ta phải đóng bảo hiểm cho chiếc xe ấy và đó hiển nhiên là điều bắt buộc vậy . Tóm lại , chánh phủ biết lo lắng cho sức khoẻ của dân chúng thì dân có mạnh khoẻ , nước mới cường thịnh còn hơn ở xứ Trung Cộng để dân sống nơi môi trường độc hại hoá chất rồi nhà cầm quyền cứ bo bo giữ tiền để " sống chết mặc bây , tiền thầy bỏ túi " thì chả còn gọi là cái đạo đức của lãnh đạo nữa .
10/07/201220:12:47
Khách
Cái hiện tại thì...Được lắm! Ai, ai cũng "HỒ HỞI" bởi gì TCPV đã lắch một vòng cua hơn 180...Cũng như đấng Tiên tri đi một vòng cộng (540). Để coi chuyện gì sẻ đến trong tương lai, nhưng ngay bây giờ cái hảng trời ơi, đất hởi cũa thằng bạn già (Mỷ) khoảng đâu thầy thợ 47 trự, nó đang bớt 50% người làm và số người còn lại, phân nửa chỉ làm bán thời gian. Tiền thuế, bảo hiểm mọi chi phí điều "Phi Mả...Ngựa đi đường xa".
Nhà nước có lẻ " ĐANG IN THÊM TIỀN " đe chuẩn bị...Chứ mọi " THỨ THUẾ "!...Mọi thứ phạt kể cã giấy phạt cũa " Mả Tà " không đủ đâu!...

Xin chào+xin chờ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.