Hôm nay,  

Chính Sách Hồi Giáo: Phần Hai

3/13/201200:00:00(View: 10439)
...Bin Laden đã chết, nhưng TT Obama vẫn phải chi cả tỷ để chống khủng bố...

Trên cột báo này tuần trước, chúng ta đã có dịp bàn về “chính sách Hồi Giáo”, đại khái là chính sách của chính phủ Mỹ đối với khối Hồi Giáo và Ả Rập nói chung. Tuần này, chúng ta bàn tiếp.

Chính sách Hồi Giáo bàn ở đây là một chính sách mới do TT Bush đề xuất ra sau vụ khủng bố tấn công 9/11, và TT Obama hầu như tiếp nối với ít nhiều thay đổi. Coi như là một chính sách mới để đối phó với nạn khủng bố của Hồi Giáo quá khích. Một mặt truy diệt khủng bố, mặt khác vuốt ve khối Hồi giáo và Ả Rập nói chung.

Ở đây kẻ viết này cần phải nói ngay cho rõ, có độc giả đọc bài viết tuần trước không kỹ, cho rằng tác giả đã “chủ quan”, có thành kiến bênh Cộng Hòa và chỉ trích TT Obama khi tác giả nhận định chính sách Hồi giáo mới đã hoàn toàn thất bại. Thật ra, tác giả đã viết rõ ràng chính sách này thất bại có nghiã là người đẻ ra chính sách này đã thất bại ngay từ đầu và người tiếp nối chính sách cũng thất bại luôn. Nôm na ra, tác giả nhận định chính TT Bush đã thất bại và TT Obama thất bại theo. Tác giả cũng viết rõ:

“...Từ đó mới thấy chính sách vuốt ve hay ca tụng Ả Rập và Hồi giáo của cả TT Bush lẫn TT Obama đều vô hiệu, không giải quyết được mâu thuẫn và không xoá bỏ được sự hận thù Do Thái và Mỹ.”

Nói “thất bại” không có nghiã là tác giả này dám chê bai TT Bush hay TT Obama là “ngu xuẩn”. Tác giả không ở trong tư thế dám chê một tổng thống nào “ngu xuẩn” hay “dốt” hết. Nước Mỹ có gần ba trăm triệu dân, chỉ có một người làm được tổng thống, khó có thể nói đó là một người “ngu xuẩn”! Trong lịch sử cận đại Mỹ, từ sau Thế Chiến Thứ Hai, có tổng cộng mười tổng thống, chỉ có bốn vị làm đủ hai nhiệm kỳ, trong đó có TT George W. Bush, cũng khó có thể nói ông là “ngu xuẩn”. Tác giả chỉ nhận định là “thất bại”, tức là không thành công, không đạt được mục tiêu, vì các tổng thống Bush và Obama đều tìm giải pháp cho nạn khủng bố lòng vòng phiá ngoài mà lại không dám đụng vào nguyên nhân xâu xa và thực sự, tức là mâu thuẫn Hồi Giáo và Do Thái xuất phát từ chuyện thành lập quốc gia Do Thái. Mà không dám đặt lại vấn đề này vì thực tế là không đặt vấn đề này lại được, không thể xóa Do Thái trên bản đồ Trung Đông được.

Trở lại câu chuyện chính sách Hồi Giáo, chẳng những TT Obama tiếp nối chính sách ngoại giao chung của TT Bush đối với khối Hồi Giáo và Ả Rập, mà ông cũng tiếp nối luôn cả chính sách quân sự và chính sách chống khủng bố.

Trên phương diện quân sự, Afghanistan và Iraq đều là những nước thuộc loại “hết thuốc chữa”, bắt buộc phải dùng biện pháp quân sự thay đổi chế độ đối nghịch qua một chế độ thân thiện với Mỹ.

Cuộc chiến tại Afghanistan được TT Bush phát động chẳng những để trừng phạt thủ phạm vụ 9/11 mà chủ ý là để không cho Al Qaeda có đất dung thân, tiếp tục huấn luyện quân cảm tử khủng bố. Cuộc chiến này do TT Bush khơi mào và được TT Obama nhìn nhận là cuộc chiến “cần thiết” (war of neccessity) và do đó, tiếp tục. Chẳng những tiếp tục mà còn đôn quân thêm để tìm chiến thắng, theo gương TT Bush đã làm tại Iraq. Nhiều người ủng hộ TT Obama đã chỉ trích việc TT Bush gây ra chiến tranh Afghanistan mà “quên” không nhắc đến chuyện chính TT Obama cũng chấp nhận cần phải diệt quân Taliban và Al Qaeda tại đây.

Có người chỉ trích TT Bush đã hợp tác và viện trợ tiền bạc cho “kẻ thù” Pakistan, là nước đã dung dưỡng và có quan hệ mật thiết với Taliban và Al Qaeda. Nói vậy là không nhìn thấy vấn đề gì hết. Pakistan là đồng minh lớn nhất của nhóm Taliban cầm quyền tại Afghanistan. Pakistan là cửa trước để quân Mỹ có thể vào đất Afghanistan để truy lùng Taliban và Al Qaeda, nhưng cũng là cửa sau để các nhóm này trốn khỏi sự truy lùng của Mỹ. Nếu không có sự hợp tác của chính quyền của TT Musharaf thì không có cách nào Mỹ mang quân vào đánh Afghanistan được, mà có vào được thì cũng không truy lùng được vì chúng sẽ trốn qua Pakistan, không khác gì Việt Cộng ngày xưa trốn qua Căm-Pu-Chia.

Phải nói là việc Pakistan trở mặt, quay qua hợp tác với Mỹ chống lại Taliban và Al Qaeda là một thành tích lớn nhất của chính quyền Bush. TT Musharaf đã lấy một quyết định cực kỳ nguy hiểm cho Pakistan và cho chính bản thân ông khi chịu hợp tác với Mỹ. Dĩ nhiên cái giá mà Mỹ phải trả không rẻ chút nào, cả mấy trăm triệu viện trợ kinh tế và quân sự một năm cho Pakistan, điều mà xứ này rất cần để chống đỡ Ấn Độ, cũng như chống đỡ Taliban và Al Qaeda sau khi chính quyền Pakistan đã trở mặt với chúng.

Cuộc chiến tại Iraq cũng do TT Bush khơi mào. Vấn đề ở đây phức tạp hơn ở Afghanistan nhiều. TT Bush và cả quốc hội lẫn dân cả nước Mỹ lúc đó vẫn còn trong tình trạng bị chấn động bởi vụ 9/11 nên không ai có thể dám lơ là trong vấn đề bảo vệ an toàn cho dân Mỹ. Tình hình lúc đó căng thẳng cực độ. Trong khi đó, ai cũng biết thái độ hung hãn của TT Saddam Hussein đối với Mỹ, và ai cũng nghĩ ông này có vũ khí giết người tập thể có thể đe dọa trực tiếp nước Mỹ và sinh mạng hàng ngàn hay hàng vạn dân Mỹ. Bất cứ một tổng thống hay một chính khách nào có tinh thần trách nhiệm cũng không dám lơ là mối đe dọa này sau khi xẩy ra vụ 9/11.

Cuộc chiến đánh Iraq được TT Bush đề xướng và được cả lưỡng viện quốc hội ủng hộ. Chẳng những vì thái độ hung hãn của Saddam, mà cũng vì cả thế giới lúc đó đều tin là Saddam có vũ khí giết người tập thể. Chẳng những CIA, mà các cơ quan tình báo Do Thái, Pháp, Anh, Đức, Nga, Tầu, Ả Rập, … tất cả đều tin như đinh đóng cột là Saddam có vũ khí giết người tập thể. Kể cả chính TT Clinton và các viên chức chính quyền Clinton, từ PTT Al Gore đến các bộ trưởng, dân biểu và nghị sĩ. Những tai to mặt lớn trong đảng Dân Chủ như nghị sĩ Hillary Clinton và các ứng viên TT sau này, các nghị sĩ John Kerry và John Edwards, đều bỏ phiếu ủng hộ việc đánh Iraq.

TT Obama sau này cũng luôn luôn khoe ông đã “sáng suốt” chống cuộc chiến Iraq ngay từ đầu. Chuyện này phải nói lại cho rõ. Khi ông lên tiếng chống việc đánh Iraq, năm 2002, ông còn đang tranh cử ghế dân biểu tại tiểu bang Illinois, đại diện cho một khu vực phiá nam Chicago. Đây là khu vực dân da màu. Mỹ khi đó không còn chính sách quân dịch bắt tất cả mọi người đi lính, mà trái lại chỉ có lính tình nguyện. Trong hoàn cảnh đó, dân da màu vì nhu cầu kinh tế, có khuynh hướng bị bắt buộc phải “tình nguyện” đi lính nhiều hơn dân da trắng, do đó, cũng có tỷ lệ tử vong nhiều hơn. Từ đó đưa đến tình trạng dân da màu có khuynh hướng chống chiến tranh –bất cứ chiến tranh nào- nhiều hơn dân da trắng. Ứng viên dân biểu Obama muốn thắng cử, bắt buộc phải có quan điểm chống chiến tranh – bất cứ cuộc chiến nào-. Đó là lý do khiến ông Obama bày tỏ quan điểm chống chiến tranh Iraq ngay từ đầu, nhưng không dám chống chiến tranh Afghanistan vì lý do quá hiển nhiên đây là cuộc chiến cả nước hoan hô vài tháng sau vụ 9/11.


Sau khi khám phá Saddam không còn vũ khí giết người tập thể nữa thì những người chống TT Bush bóp méo lịch sử, tố TT Bush phịa tin Saddam có vũ khí giết người tập thể để có cớ đánh Saddam. Chính trị gia lật lọng là chuyện bình thường trong xã hội này.

Sự thật, việc đánh Saddam là một sai lầm chỉ vì những tin tức tình báo sai lầm đưa đến lo sợ sai lầm, chứ không phải vì dầu hỏa. Có người còn nói TT Bush đánh Iraq để trả thù cho cha. Mấy người này chắc đọc Đông Châu Liệt Quốc hơi nhiều, cái thời vua chúa tác oai tác quái đánh nhau vì những lý do gia đình cá nhân đã qua cả ngàn năm rồi.

Sai lầm từ đầu, sau đó lại sai lầm vì cách thức điều hành cuộc chiến và bình định xây dựng lại nước Iraq hậu Saddam. Phải chờ đến gần bốn năm sau khi phát động cuộc chiến, đến năm 2006-07, thì TT Bush mới tìm ra phương cách giải quyết vấn đề, đưa đến chuyện đôn quân và thành công ổn định phần nào tình hình quân sự và chính trị tại Iraq, đưa đến việc rút quân Mỹ được TT Bush thỏa thuận với chính quyền Iraq và TT Obama hoàn tất.

Trong khi đó, cuộc chiến trực tiếp chống khủng bố Al Qaeda do TT Bush phát động, cũng được tiếp nối bởi TT Obama.

Một ngày sau khi nhậm chức, TT Obama ký sắc lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo trong vòng một năm. TT Obama khi đặt bút ký sắc lệnh, đã không biết gì về sự phức tạp của vấn đề. Nói cách khác, ông đã lấy quyết định một cách hồ đồ vì mỵ dân. Đến khi nhìn rõ khó khăn, thì ông cũng chẳng có được giải pháp gì tốt đẹp hơn. Bây giờ, ba năm sau, trại tù vẫn chưa đóng cửa và không ai nhìn thấy giải pháp nào khác hết.

TT Obama từ ngày tranh cử, cũng đã mạnh mẽ chỉ trích TT Bush đã không tôn trọng “nhân quyền” và Hiến Pháp Mỹ, đã hành động vượt qua thẩm quyền của tổng thống khi ông cho phép các cuộc tra tấn, kiểu như chấn nước hay hạ nhục tù nhân tại trại tù Abu Ghraib, cũng như cho phép các cuộc bắt cóc và “ám sát” quân khủng bố tại các nước trong vùng Trung Đông. Ông đòi truy tố các viên chức của Bush ra tòa.

Ở đây, có hai vấn đề cần nhìn rõ. TT Bush chưa hề chủ trương tra tấn kiểu trấn nước -water boarding-, trái lại chỉ có đúng ba tù nhân bị các chuyên viên thẩm vấn CIA chấn nước, sau đó, khi biết được chuyện này, chính quyền Bush đã ra lệnh chấm dứt ngay, kề từ năm 2003. Cho rằng chuyện hạ nhục tù khủng bố trong trại tù Abu Ghraib là chủ trương của TT Bush chỉ là nói nhảm vì trái lại, đó là một bối rối lớn cho chính quyền Bush. Cũng như chuyện lính Mỹ mới đây tiểu tiện vào xác chết quân Taliban, không ai có thể nói đó là chủ trương của TT Obama.

Còn chuyện bắt cóc và ám sát các khủng bố ngoài nước Mỹ thì ai cũng biết TT Obama đã tiếp tục chính sách này của TT Bush. Các cuộc đột kích bằng máy bay không người lái –drone- đã tăng gấp mấy lần dưới chính quyền Bush. TT Obama không có lựa chọn nào khác vì đây là cách duy nhất để diệt trừ khủng bố.

TT Obama thật ra còn đi xa hơn TT Bush. Ông ra lệnh giết những tên khủng bố này, cho dù những tên khủng bố đó là những công dân Mỹ như hai cha con giáo sĩ Awlaki. Trả lời chỉ trích của những nhóm bảo vệ nhân quyền, bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder mới đây đã tuyên bố thẳng thừng những tên khủng bố không được Hiến Pháp bảo vệ, cho dù chúng có quốc tịch Mỹ cũng vậy, do đó, chính quyền Obama có quyền truy lùng và giết chúng tại bất cớ đâu, không cần theo đúng thủ tục pháp lý áp dụng cho công dân Mỹ, đúng theo Hiến Pháp Mỹ.

Đây là một cách nhìn mà TT Bush không dám có, chưa làm mà đã bị đảng Dân Chủ và khối cấp tiến, trong đó có chính TT Obama, đả kích vi phạm nhân quyền, vi phạm Hiến Pháp. Vậy mà bây giờ khi TT Obama nói trắng ra khủng bố không được Hiến Pháp bảo vệ, nằm ngoài thủ tục pháp lý Mỹ, thì không nghe tiếng nói nào trong phe cấp tiến hay truyền thông dòng chính phản đối nữa.

Ở đây, xin nói cho rõ, kẻ viết này hoan nghênh cách nhìn mới của TT Obama cùng với các biện pháp truy lùng khủng bố của ông, chỉ tiếc rằng cái nhìn đó đã không được áp dụng cho TT Bush, là người đã bị trói tay chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống khủng bố của ông.

Kẻ viết này cũng hoan nghênh thành quả giết được Bin Laden của TT Obama. Không ai chối cãi sự kiện này. Vấn đề là đặt công trạng đúng chỗ. Ghi nhận công trạng của TT Obama nhưng cũng cần ghi nhận công trạng của TT Bush là người đã bắt đầu cuộc truy lùng Bin Laden.

Nói rằng TT Bush tuyên bố “không quan tâm đến chuyện giết Bin Laden” để chỉ trích ông đã dung tha cho Bin Laden trong khi TT Obama mới thực sự theo đuổi truy sát Bin Laden là mang một câu nói ra ngoài khuôn khổ câu chuyện để xuyên tạc. Ý TT Bush chỉ muốn nói là ông có cái nhìn rộng lớn hơn về cuộc chiến chống khủng bố, muốn tìm một giải pháp toàn cầu và lâu dài để diệt hẳn đe dọa khủng bố. Giết một cá nhân Bin Laden có thể thỏa mãn việc trừng phạt hung thủ của vụ tấn công 9/11, nhưng không giải quyết được vấn đề khủng bố toàn cầu. Bằng chứng hiển nhiên là Bin Laden đã chết, nhưng TT Obama vẫn phải chi cả tỷ để chống khủng bố, thiên hạ ra phi trường vẫn bị cởi giầy, rờ mò khắp người, tất cả chúng ta cũng vẫn còn bị tình nghi là khủng bố cần khám xét cho kỹ, chẳng có gì thay đổi.

Nói tóm lại, chính sách đối phó với nạn khủng bố nói riêng, và khối Hồi Giáo/Ả Rập nói chung của TT Obama chỉ là một tiếp nối của chính sách của TT Bush. Chính sách đó cho đến nay đã chứng tỏ chỉ thành công phần nào, ngăn chặn được những cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ, nhưng vẫn chẳng chấm dứt được nạn khủng bố, và chẳng gỡ được tình trạng rối bù của vùng Trung Đông. Giấc mộng của TT Bush biến Iraq và Afghanistan thành những tiền phương của tự do dân chủ theo mô thức Mỹ tại cả vùng Trung Đông hiển nhiên là viễn vông, không thực hiện được. Chẳng qua cũng chỉ vì nguyên nhân xâu xa là sự tồn vong của Do Thái đã không được giải quyết theo ý muốn của khối dân Hồi Giáo. Bao nhiêu súng đạn, tiền viện trợ và lời xin lỗi cũng không khiến khối dân Hồi Giáo và Ả Rập thân thiện hơn với Mỹ hơn, hay chạy theo mô thức tự do dân chủ Mỹ.

Điều đáng nói là cho đến nay, vẫn chỉ là mò đường. Chính quyền Cộng Hoà hay chính quyền Dân Chủ cũng vậy, chưa bên nào có giải pháp cải thiện được quan hệ Mỹ với khối Hồi Giáo. (11-3-12)

Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.