Hôm nay,  

Vai Trò Phát Huy Dân Chủ Của Aán Độ Ở Châu Á

07/10/201100:00:00(Xem: 4501)
Vai Trò Phát Huy Dân Chủ Của Aán Độ Ở Châu Á

Trúc Giang MN
1* Vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á
Ông Kurt Campbell, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ (HK) đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, nêu ý kiến như sau:
1. Hoa Kỳ cương quyết giữ vùng biển Đông Á và Thái Bình Dương, là khu vực hàng hải tự do và an toàn cho tất cả tàu bè trên thế giới, trong đó HK có lợi ích rất lớn.
2. HK không giữ lập trường về chủ quyền mà cũng không công nhận chủ quyền của bất cứ quốc gia nào trên vùng biển quốc tế nầy cả.
• Các quốc gia trong khu vực mong muốn HK can dự nhiều hơn nữa, vì sự hiện diện quân sự của HK sẽ tạo ra tình trạng ổn định trong khu vực, là ngăn chặn việc xử dụng quân sự của Trung Cộng trong các cuộc tranh chấp.
2* Vai trò của Ấn Độ trong khu vực
Ấn Độ là một cường quốc đang lên, rất lo ngại về hiểm họa bành trướng của TC, hơn nữa, hai nước đã thường có những vụ xung đột biên giới mà TC đã chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ của Ấn Độ.
Ấn Độ giữ một vị trí quan trọng trong mắt xích ở thế tam giác để bao vây và kềm chế TC.
• Bắc Á châu: Nhật, Nam Hàn, Đài Loan
• Đông Nam Á: Úc, New Zealand và Philippines
• Nam Á: Ấn Độ
Ấn Độ đang trên đường phát triển trở thành một cường quốc dân chủ ở châu Á. Với vị trí chiến lược quan trọng, Ấn Độ có vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ an ninh trên biển và dẫn dắt châu Á đến dân chủ và nhân quyền. Đó là nhận xét của chính giới Hoa Kỳ và Tây Phương.
Sự hợp tác với các quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan và nhất là với Hoa Kỳ, Ấn Độ sẽ làm thay đổi bộ mặt của châu Á hiện nay, bộ mặt của sự đe dọa bành trướng, gây bất ổ của Trung Cộng và tay sai Bắc Hàn, Miến Điện.
3* Bản chất bành trướng bá quyền của Trung Cộng
Sự phát triển quân sự nhanh chóng cũng như việc tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông đã làm cho các nước láng giềng lo ngại về mối đe dọa của Bắc Kinh. Với chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược), Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển 300 triệu km2, bao gồm vùng biển của các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Với chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (Nhất phiến trân châu-String of Pearls) Trung Cộng bộc lộ rõ ý đồ khống chế cả Biển Đông và một vùng của Ấn Độ Dương, trực tiếp đe dọa Ấn Độ.
Chuỗi Ngọc Trai là một vành đai trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, xuống đảo Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, tiến xuống nhóm đảo Trường Sa, qua kinh đào Kra, ôm lấy Myanmar (Miến Điện), dừng lại ở Karachi, Pakistan.
Kinh đào Kra là dự án nhiều tham vọng của Thái Lan. Con kinh nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương ở phần đất phía Nam Thái Lan, nó nằm trên eo biển Malacca. Dự án 10 năm, huy động 30,000 công nhân, với ngân khỏa từ 20 đến 30 tỷ đô la. Trung Cộng phụ giúp thực hiện.
Cụ thể của Chuỗi Ngọc Trai là một hệ thống căn cứ hải quân thuộc các quốc gia như sau:
1. Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan
2. Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. Dân số 349, 106 người)
3. Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)
4. Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh
5. Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar
6. Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia
Xây dựng một màng lưới hải quân như thế, rõ ràng là Trung Cộng muốn bao vây Ấn Độ ở phía Nam. Trong khi một lực lượng bộ binh trên 100,000, trang bị vũ khí hiện đại, án ngữ một biên giới dài trên 4,000 km ở phía dãy Himalaya, tạo ra một gọng kềm sẵn sàng tấn công Ấn Độ.
Để thực hiện chiến lược bành trướng trên biển, Trung Cộng (TC) đã phát triển mạnh mẽ hải quân, chế tạo Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH), sản xuất hỏa tiễn tiêu diệt HKMH. Các nước trong khu vực rất lo ngại, thi nhau mua sắm vũ khí để hiện đại hóa quân đội.
Trước mối đe dọa của Trung Cộng, sự hiện diện của cường quốc Hoa Kỳ rất cần thiết ở châu Á.
4* Hoa Kỳ khuyến khích vai trò của Ấn Độ ở châu Á
Ngày 20-7-2011, đài BBC loan tin, Ngoại trưởng Clinton đã đọc bài diễn văn ở thành phố Chennai, Ấn Độ, cho rằng, Ấn Độ cần phải tăng cường sức mạnh chính trị cho xứng đáng với sự phát triển kinh tế. HK mong rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ tạo dựng đối tác cho thế kỷ 21. Các viên chức HK cho rằng sự hợp tác giữa Washington và New Delhi sẽ làm thay đổi diện mạo châu Á.
Tháng 11 năm 2010, Tổng thống Barack Obama đã thăm Ấn Độ và công khai tuyên bố ủng hộ Ấn Độ vào ghế Hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. HK muốn thấy Ấn Độ, một quốc gia đông dân nhất trong các quốc gia dân chủ, trở thành một đồng minh để cùng HK tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu. Tính tương đồng của hai nước là bảo vệ an ninh chung trên biển và dẫn dắt châu Á đến dân chủ và nhân quyền.
Trong cuộc viếng thăm 3 ngày hôm 19-7-2011, bà Clinton tiến hành hàng loạt các cuộc hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh, Bộ trưởng ngoại giao M. Christina và cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ. Các chủ đề hàng đầu là:
- Phát triển thương mại song phương
- Hợp tác hạt nhân dân sự
- Tình hình an ninh ở Afghanistan. Ấn Độ lo ngại khi HK rút quân, Tổng thống Karzai không đủ khả năng tự vệ chống lại quân Taliban, bất ổn xảy ra làm ảnh hưởng tới nước láng giềng Ấn Độ.
- Đặc biệt là việc chống khủng bố. Bà Clinton khẳng định, HK và Ấn Độ là đồng minh trong cuộc chống các tổ chức cực đoan, kích động bạo lực. HK sẽ cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ giúp Ấn Độ ngăn chặn những vụ tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Robert Gates của HK cũng đến thăm bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ, A.K. Anthony. Ông Gates tuyên bố “Chúng tôi đã bàn về an ninh ở Ấn Độ Dương và mối đe dọa quân sự của Trung Cộng.” Việc TC phiêu lưu tấn công không gian mạng (www) đã gây lo ngại cho toàn thế giới. Ấn Độ tố cáo TC đã tấn công những trang Web quan trọng của họ ngay trong lúc Google cũng tuyên bố TC tấn công tương tự.
Trung Cộng ngày nay thật sự là một mối đe dọa cho an ninh thế giới.
5* Nước Ấn Độ
Ấn Độ tên cổ là Thiên Trúc, là một quốc gia ở phía Nam châu Á, chiếm hầu hết diện tích của bán đảo Ấn Độ, nằm trong Ấn Độ Dương.(Indian Ocean)
Là thuộc địa của Anh, thu hồi độc lập ngày 15-8-1947 do công tranh đấu bất bạo động của ông Mohanda Gandhi.
Anh quốc đã tách Ấn Độ ra thành 2 quốc gia vì lý do khác biệt về tôn giáo. Một quốc gia tên là Ấn Độ (India) gồm đa số theo Ấn Độ giáo (Hindu), và một quốc gia Hồi giáo là Pakistan. Nước Pakistan lại gồm 2 phần, phía Đông là Đông Pakistan (Đông Hồi) ngày nay là Bangladesh. Phần phía Tây Pakistan (Tây Hồi) ngày nay là nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan. Đông và Tây Pakistan cách nhau 2,000 km, nằm 2 bên nước Ấn Độ.
Như vậy, 3 quốc gia hiện nay là Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đều xuất xứ từ một nước Ấn Độ trước kia. Vì có nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau, nên việc phân chia không có ảnh hưởng gì nhiều tới tinh thần dân tộc cả.
Ấn Độ có biên giới chung với Pakistan, Bangladesh, Trung Cộng, Myanmar (Miến Điện), Nepal, Bhutan và Afghanistan.
Diện tích:3,287,590 km2
Dân số: 1.19 tỷ (2006). Thứ nhì thế giới, sau Trung Cộng.
Thủ đô: New Delhi
Thành phố lớn nhất: Mumbai (Tên cũ Bombay)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh. Tiếng Hindi và 21 thứ tiếng khác.
Tổng thống: Pratibha Patil
Thủ tướng: Manmohan Singh
Tôn giáo: Ấn Độ giáo (Hindu) 80% dân số. Hồi giáo 13.4%, Phật giáo 0.76%, đạo Sikh 1.84%.
Kinh tế đứng hàng thứ tư thế giới.
GDP đầu người: 3,400 USD/per capita.
Ấn Độ là một quốc gia dân chủ đại nghị (Quốc hội). 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập nhau. Gồm 28 bang và 7 lãnh thổ.
Dãy núi Himalaya nằm trên ranh giới với TC. Ngọn Everest cao nhất thế giới, 8,850m.
6* Lực lượng vũ trang Ấn Độ
Lực lương vũ trang gồm lục quân (bộ binh, thiết giáp, pháo binh…), hải quân, không quân, biên phòng và bán quân sự.
Tất cả quân nhân Ấn Độ đều là người tình nguyện. Tổng thống là tư lịnh tối cao quân đội.
6.1. Lục quân Ấn Độ
Lục quân là ngành bộ chiến, lớn nhất trong lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổ chức các đơn vị từ quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn xuống đến tiểu đội.
Quân số lục quân:
Tại ngũ: 1,325,000
Trừ bị: 2,142,821
Số sư đoàn: 37 sư đoàn, gồm các sư đoàn bộ binh, thiết giáp, pháo binh…Mỗi sư đoàn có 15,000 quân chiến đấu và 8,000 quân yểm trợ.
Số trung đoàn độc lập: 135
Số tiểu đoàn độc lập: 10. Gồm quân dù và lực lượng đặc biệt
Vũ khí
- Xe tăng các loại: 5,000
- Súng đại bác: 11,258 khẩu
- Phi cơ lục quân: 1,600 chiếc
- Trực thăng: 820
- Phi cơ không người lái các loại: 64
- Phi cơ vận tải: 197
- Hoả tiễn đạn đạo (Ballistic Missile): 100 (loại Agni)
- Hoả tiễn đạn đạo chiến thuật: 1,000 (loại Prithvi)
- Hỏa tiễn hành trình (Cruise): 1,000 (loại Bramos)
- Hoả tiễn đất đối không: 100,000.
6.2. Hải quân Ấn Độ
Quân số tại ngũ: 96,000. Bao gồm 5,000 thuộc không lực HQ
Tàu chiến: 170. Bao gồm 1 Hàng không mẫu hạm INS Viraat với 30 chiến đấu cơ MiG-29 và Sea Harrier.
6.2.1. Không lực hải quân
Tổng số phi cơ chiến đấu: 250 chiếc (MiG-29 và Sea Harrier)
Ngoài ra, còn các loại chiến tranh điện tử, thám thính, vận tải, huấn luyện…
6.2.2. Hàng không mẫu hạm
Chiếc INS Viraat (INS=India Naval Ship) do Anh bán lại hồi năm 1987. Sau nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, sẽ bị phế thải vào năm 2015.
HKMH Viraat.
Dài: 226.5m
Tốc độ tối đa: 51.9 km/giờ
Tầm hoạt động: 12,068km
Thủy thủ đoàn: 160 sĩ quan, 1,400 thủy thủ
Sức chở: 30 phi cơ MiG-29 và Sea Harrier (Anh)
Sea Harrier là loại phi cơ VTOL/STOVL, là phi cơ chiến đấu đa năng: không chiến, tấn công mặt đất (bỏ bom) và thám thính. Thuộc thế hệ 4.
VTOL: Vertical Take-Off and Landing. Cất cánh thẳng đứng, như trực thăng.
STOVL: Short Take-Off and Vertical Landing. Cất cánh với phi đạo ngắn và đáp xuống thẳng đứng, như trực thăng.
6.2.3. Tàu ngầm
- 16 tàu ngầm chạy bằng dầu Diesel.
- 1 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Ấn Độ đóng, tên Arihant, nặng 6,000 tấn. Lò phản ứng 85 megawatts, sẽ đưa vào xử dụng năm 2015
Ấn Độ đặt mua của Nga một tàu ngầm hạt nhân tên Nerpa, lặn sâu 600m, hoạt động 100 ngày trong lòng biển.
6.3. Không quân Ấn Độ
Không quân Ấn Độ trang bị phi cơ các nước: Nga, Anh, Pháp, Do Thái và Hoa Kỳ.
Quân số: 170,000
Tổng số phi cơ các loại: 1,625 chiếc
Gồm các loại SU-30 (thế hệ 4.5), HAL Jeja (4.5), MiG-29 (4), Dassault Mirage 2000 (Pháp, thế hệ 4), MiG-21 (2), MiG-27 (thế hệ 2).
Các loại phi cơ cảnh báo sớm, chiến tranh điện tử, tiếp nhiên liệu trên không, vận tải.
Trong chương trình hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ dành ra ngân khỏan 120 tỷ USD để mua sắm vũ khí từ 2012 đến 2017.
Mua 10 phi cơ vận tải hiện đại nhất của HK là chiếc Boeing C-17 Globemaster III với giá 4.1 tỷ USD. Chiếc C-17 có thể chở xe tăng M-1 Abram (69 tấn), xe tăng M2, M3 Bradley, hoặc 6 trực thăng UH-60 Blackhawk và AH-64 Apache.
Chở 200 lính dù với trang bị. Chở chiếc Limousine của TT/HK ra ngoại quốc khi TT công du nước ngoài.
7* Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Cộng
Năm 1957
Trung Cộng ngang ngược xây dựng trục giao thông trên phần đất tranh chấp Aksai Chin.
Tháng 10 năm 1962
Trung Cộng đưa 9 sư đoàn đến đóng ở biên giới 3,325 km, vùng núi Himalaya. Chiến tranh bùng nổ ác liệt. Kết quả Ấn Độ thua trận, bị TC chiếm phần đất sâu 50km ở Aksai Chin, diện tích 38,000Km2 ở cao độ 5,000m
Tháng 6 năm 2009
Trung Cộng đưa một số đông quân lính đến tập trung tại biên giới. Ấn Độ điều 4 sư đoàn với đại bác 155 ly ra phòng thủ.
TC bèn mang tàu chiến đến Ấn Độ Dương, được sự yểm trợ của các căn cứ HQ Myanmar, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka, là những căn cứ HQ nằm trong Chuỗi Ngọc Trai của TC.
Ấn Độ ở vào thế yếu, không dám xung trận.
Các nhà phân tích Ấn Độ nhận định, “TC cố ý kềm chế, không cho Ấn Độ trở thành một cường quốc về kinh tế và quân sự”.
Trong suốt 25 năm qua, Ấn Độ đã mất một số lãnh thổ về tay TC.
Ngày 7-9-2010
Sự căng thẳng giữa Ấn Độ và TC bổng nhiên gia tăng mạnh mẽ tại khu vực phía Nam dãy Himalaya là vùng Kashmir. Thủ tướng Manmohan Singh là người ôn hòa đã tuyên bố cứng rắn, “Trung Quốc muốn lấn sân tại Nam Á. Người Tàu ngày càng tự tin vào bản thân, họ muốn kìm hãm Ấn Độ. Thật khó mà nói được điều gì sắp xảy ra, nhưng điều quan trọng là phải chuẩn bị.”
Năm 1962, Ấn Độ phải nhường một ngôi làng ở Đông Bắc là Arunachal Pradesh mà TC gọi là Nam Tây Tạng.
Ngày 15-9-2010
Tờ Washington Post loan tin, có 11,000 binh sĩ TC có mặt tại tại vùng phía Bắc Gilgit Balistan, do Pakistan cai quản mà Ấn Độ đang đòi chủ quyền. Pakistan viện cớ rằng người Tàu là những kỹ sư và công nhân đến giúp khắc phục hậu quả của trận lụt khủng khiếp vừa qua. Nhưng thật ra, TC đưa quân đến giúp Pakistan chống lại Ấn Độ. Thông qua hành động đó, Viện Institute for Defense Studies and Analysis tai New Delhi nêu nhận xét: “Trước kia, Ấn Độ coi TQ là mối đe dọa, ngày nay thì trái lại, TQ coi Ấn Độ là mối đe dọa vì Ấn Độ đã phát triển kinh tế và hiện đại hóa quốc phòng”.

8* Ấn Độ vùng dậy
8.1. Ấn Độ liên minh với Nga
70% vũ khí của Ấn Dộ là do Liên Xô trước kia và Nga ngày nay cung cấp. Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất động cơ hỏa tiễn siêu âm Brahmos tại bang Kerala phía Đông Nam Ấn Độ.
Ấn Độ đang đặt mua 260 phi cơ chiến đấu thế hệ 5 của Nga trị giá từ 25 đến 30 tỷ USD. Thỏa thuận được ký hồi tháng 12 năm 2010 trong lúc Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viếng Ấn Độ.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron cũng đến thăm Ấn Độ để ký những chương trình hợp tác.
8.2. Ấn Độ liên minh với Hoa Kỳ
Ngày 21-11-2009, Thủ tướng Manmohan Singh viếng HK trong 5 ngày để thảo luận các vấn đề song phương, quan trọng nhất là thiết lập một khung chiến lược Trung Á và Nam Á châu.
Một hiệp ước hạt nhân dân sự được ký kết. Và việc HK bán cho Ấn Độ những thiết bị cao cấp để trang bị cho quân đội Ấn.
Dân số Ấn Độ 1.1 tỷ, có nhiều lợi điểm hơn TC, là chế độ đại nghị, dân chủ, tự do. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao, thông thạo Anh ngữ. Sinh viên Ấn không gặp những khó khăn về ngôn ngữ trong các đại học HK. Hiện có 700,000 bác sĩ Ấn Độ đang hành nghề ở HK.
Công ty Microsoft cũng đã mở nhiều chi nhánh máy vi tính ở bang Bangalore của Ấn.
Ấn Độ và HK cũng tham gia tập trận hải quân chung, được tổ chức ở gần Đài Loan và gần bờ biển của Trung Cộng.
8.3. Ấn Độ liên minh với Nhật
Hành động hung hăng côn đồ của TC đối với Nhật trong vụ tranh chấp đảo Sensaku/Điếu Ngư, đã khiến cho Nhật tăng cường hợp tác với Ấn Độ.
Ngày 28-6-2010, đài Á Châu Tự Do loan tin, Nhật bắt đầu đàm phán với Ấn Độ về việc xuất cảng kỹ thuật điện tử do những hảng lớn như Toshiba, Hitachi sản xuất. Các hảng xe hơi Toyota và Nissan cũng đã mở những xưởng ráp xe ở Ấn Độ.
Ngoài ra, ASEAN và Úc cũng hợp tác với Ấn Độ trong việc phòng thủ chống Trung Cộng.
Đa số các nước ASEAN đoàn kết chống TC. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố: “Khi ASEAN đàm phán với bất cứ thế lực nào bên ngoài, thì tiếng nói của ASEAN là một”.
Nguyên thứ trưởng quốc phòng Úc, ông Paul Dibb, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược đại học Quốc Gia Úc, viết trên tờ The Australian: “Chẳng còn bao lâu nữa, liên minh hải quân Tây Phương hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương liên kết lại với nhau để kềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của TQ. Liên minh gồm tàu chiến của HK, Nhật, Úc, bắt buộc TQ phải tôn trọng luật hàng hải quốc tế, không ngoại trừ khả năng dạy cho TQ một bài học”.
Úc mua 70 tỷ USD vũ khí để canh tân quân đội Úc trong vòng 20 năm, đặc biệt là để đối phó với Trung Cộng. Úc mua hỏa tiễn tầm xa, tăng gấp đôi số tàu ngầm lên 12 chiếc. Mua 100 phi cơ chiến đấu hiện đại nhất của HK là F-35, đồng thời mua thêm 8 chiến hạm.
Ngày 21-2-2011, công ty dầu khí Anh quốc British Petroleum (BP) và công ty Reliance Industries của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận 20 tỷ USD cho dự án dầu lửa và khí đốt của Ấn Độ.
8.4. Ấn Độ o bế Việt Nam
Tháng 10 năm 2010, Ấn Độ và VN công bố một loạt các hợp tác quân sự như giúp VN huấn luyện nâng cấp khả năng quốc phòng, giúp nâng cấp 100 phi cơ MiG-21, tham gia huấn luyện hỗn hợp, trao đổi kinh nghiệm tác chiến rừng núi.
9* Trung Cộng gây chiến tranh biên giới với láng giềng
Sau khi lên cầm quyền năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố Tây Tạng thuộc về Trung Cộng và tiếp theo đó, tiến hành những cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng. Chiến tranh Ấn Độ - Trung Cộng năm 1962, chiến tranh Trung-Xô năm 1969, đánh cướp Hoàng Sa năm 1974, tấn công biên giới Bắc VN năm 1979, trận chiến bí mật ở Lão Sơn, VN năm 1988.
Về biên giới, TC có đường biên giới trên bộ tổng cộng 22,000km tiếp giáp với 14 quốc gia như Bắc Hàn, Ấn Độ, Nga, VN…
Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã cai trị VN hơn 10 thế kỷ, kể từ thế kỷ thứ 2 TCN đến những thế kỷ sau, qua các triều đại Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Mao Trạch Đông của đảng CSTQ.
9.1. Trung Cộng chiếm Tây Tạng
Tháng 10 năm 1950
TC đem 40,000 quân tấn công Tây Tạng cùng một lúc ở 6 vị trí, chỉ trong 2 ngày, TC giết trên 4,000 người trong một đạo quân bé nhỏ 8,000 người của Tây Tạng.
Ngày 9-9-1951
TC đem 23,000 quân chiếm đóng và cai trị Tây Tạng từ đó đến nay.
Tháng 3 năm 1959
Một cuộc nổi dậy chống TC bị thất bại ở Thủ đô Lhassa, Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn người Tây Tạng đến nương náu ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, tập trung ở bang Himachal Pradesh, điều nầy khiến cho TC khó chịu.
Việc TC chiếm Tây Tạng là một đòn nặng đối với bản thân Thủ tướng Jawaharlal Nehru của Ấn Độ vì ông chủ trương “Thuyết Sống chung hoà bình”. Tuy bị chỉ trích là ngây thơ và yếu hèn, nhưng ông Nehru vẫn cố gắng “dĩ hoà vi quý”, nhường nhịn, lập bang giao với TC. TC nêu khẩu hiệu “Hindi-Chini bhai-bhai”, có nghĩa là “Ấn Độ và Trung Cộng là anh em”. Cũng giống như khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt đối với VN hiện nay.
Nhưng tình huynh đệ chỉ kéo dài được vài năm, thì TC đem quân tấn công chiếm lãnh thổ Ấn Độ.
9.2. Trung Cộng đánh chiếm lãnh thổ Ấn Độ năm 1962
Nguyên nhân chính là việc tranh chấp biên giới vùng Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh mà TC gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhấn khác, như hàng loạt việc xung đột biên giới xảy ra sau vụ nổi dậy của Tây Tạng năm 1959, và việc Ấn Độ trao quy chế tỵ nạn chính trị cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngày 20-10-1962
Trung Cộng đưa 80,000 quân đến mở hàng loạt những cuộc tấn công vào vùng Ladakh, đánh chiếm 2 vị trí của Ấn là Rezang La và Tawang.
Quân Ấn Độ tham chiến là 12,000. Đặc điểm của mặt trận là vùng rừng núi trên cao điểm 4,250m. Hai bên không xử dụng không quân và hải quân.
Trung Cộng thắng trận chiếm đất và tuyên bố ngừng bắn.
Tổn thất phía Trung Cộng:
- 1,460 người chết (Theo tài liệu TC)
- 2 người bị bắt
- 569 bị thương
Tổn thất phía Ấn Độ:
- 3,128 chết (Theo tài liệu của Ấn Độ)
- 3,123 bị bắt
- 1,047 bị thương
- 1,696 mất tích
9.3. Chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Liên Xô
Dọc theo biên giới dài 4,380km Liên Xô bố trí 658,000 quân đối đầu với 814,000 quân Trung Cộng.
Ngày 2-3-1969
Lực lượng hai bên bất ngờ rơi vào xung đột. Hai nước đồng chí đổ thừa đối phương tấn công trước. Liên Xô chết 34 người, 14 bị thương. Lập tức phản công bằng đại bác, giết chết 800 trung cộng. Phía Liên Xô có 60 người, vừa chết vừa bị thương.
Sau vài trận đụng độ tiếp theo, hai bên chuẩn bị đối đầu bằng vũ khí nguyên tử. Sau đó tranh chấp tạm ngừng nhưng hai bên vẫn còn gờm nhau.
Ngày 17-10-1995
Hai đồng chí đạt được một thỏa thuận về đường biên giới dài 54km, nhưng 3 hòn đảo trên hai con sông Amur và Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.
Ngày 27-4-2005
Một thỏa thuận được ký kết giữa hai bên, xem như tranh chấp cuối cùng được giải quyết.
Nga rất lo ngại Trung Cộng. Bình luận gia quân sự Nga là Anatoly Tsyganok Dmitrievich, Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học quân sự, Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự, bình luận về Trung Cộng như sau: “Sau 15 năm nữa, thậm chí có thể sớm hơn, TQ sẽ trở thành một đối thủ quân sự nguy hiểm của nước Nga. Trong cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp năm 2005 ở bán đảo Sơn Đông, các chuyên gia Nga ngẫu nhiên nhìn thấy bản đồ tác chiến của TQ. Trên bản đồ màu vàng được phủ kín toàn bộ vùng Siberia, Kazakhstan và Trung Á. TQ coi khu vực nầy đã bị Nga chiếm hơn 300 năm trước. 80% vũ khí của TQ toàn là vũ khí hiện đại nhất của Nga, cho nên không thua kém Nga chút nào cả. Trong quá khứ, TQ là một nước hiếu chiến và rất nguy hiểm đối với các nước láng giềng. Nga đã hiểu rõ điều đó”.
Nước Nga chỉ có một hải cảng duy nhất đi ra Thái Bình Dương ở phía Đông là Vladivostok, nằm sát bên phần đất Mãn Châu của Trung Cộng. Nếu hải cảng bị mất, thì kinh tế Nga bị ảnh hưởng trầm trọng trong việc xuất và nhập cảng hàng hoá. Đó là tử huyệt của Nga.
Trong thời gian hai đồng chí Cộng sản tận tình đánh giết nhau, thì CSVN vẫn tiến hành xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội để đưa nhân loại tiến tới đại đồng, như Hồ Chí Minh tuyên bố với “ông bạn” Trần Hưng Đạo “Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”. Bây giờ mới lòi cái mặt xảo trá của đảng CS “quang vinh” là như thế đó. 
10* Kho vũ khí hạt nhân của các nước
Còn gọi là vũ khí nguyên tử, là vũ khí hủy diệt hàng loạt (Mass destruction), sức công phá của nó do sự phản ứng phân hạch hạt nhân của chất Uranium hoặc chất Plutonium.
Những quốc gia có vũ khí nguyên tử là Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Anh, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Do Thái. Ba nưóc Ấn Độ, Pakistan, Do Thái không ký tên trong Hiệp Ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty-NNPT ngày 1-6-1968) vì cho rằng, mục đích của hiệp ước là, các nước đã có vũ khí hạt nhân muốn hạn chế những nước chưa có mà thôi.
Bắc Hàn trước kia đã ký hiệp ước, nhưng đến ngày 10-1-2003 thì rút tên ra khỏi hiệp ước, và đến ngày 10-2-2005, thì tuyên bố đã sở hữu thứ vũ khí nầy.
10.1. Số lượng vũ khí hạt nhân các nước
Các nhà quan sát cho rằng:
- Do Thái hiện có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân.
- Pakistan: từ 60 đến 100 đơn vị
- Ấn Độ: từ 100 đến 120.(Hoả tiễn Agni I, II, III, IV, V)
- Trung Cộng: từ 237 đến 246. Sẽ có thêm 192 đầu đạn hạt nhân trên biển trong 5 năm tới.
10.2. Vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga
Ngày 8-4-2010, Tổng thống HK Barack Obama và TT Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev ký Hiệp Ước cắt giảm vũ khí chiến lược (Strategic Arms Reduction Treaty-START) tại Thủ đô Prague của Cộng hoà Czech. Sau khi được phê chuẩn, hiệp ước tên START NEW bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 5-2-2011, kéo dài trong 10 năm, đến năm 2021, trong thời gian đó, hai bên đồng ý cắt giảm 84%, để mỗi bên chỉ còn 1,550 đầu đạn hạt nhân sau 7 năm.
Con số thống kê ngày 1-7-2009 thì:
- Hoa Kỳ có 13,825. (*Thời cao điểm nhất năm 1967, HK có 31,225 đầu đạn hạt nhân)
- Nga có: 10,292 đầu đạn.
11* Những vấn nạn của Ấn Độ
Ngày 17-5-2011, trong bài viết tựa đề “Trung Quốc là bạn hay thù của Ấn Độ"”, nhà nghiên cứu, TS Shashank Joshi nêu vấn đề như sau:
Giới cầm quyền và các nhà chiến lược quân sự Ấn, hiện có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Quan điểm cứng rắn của giới quân sự cho rằng TQ là mối đe dọa, là kẻ thù của Ấn Độ. Quan điểm của giới cầm quyền dân sự thì cho rằng quan hệ giữa hai nước hoàn toàn có thể giải quyết bằng ngoại giao. Lãnh đạo dân sự tin tưởng vào “sự trổi dậy hòa bình” của TQ.
Giới quân sự chỉ trích rằng,
Ấn Độ đang bị thống trị bởi “chế độ dân sự cực đoan”, yếu kém về ý chí và tin tưởng hão huyền. Thủ tướng Manmohan Singh bị chỉ trích là quá cẩn trọng, tạo ra sự “thỏa hiệp” hơn là rào cản.
Năm 2009, nhà lãnh đạo quân đội là Bharat Verma, biên tập của tờ báo danh tiếng Indian Defense Review, tuyên bố bi đát rằng “TQ sẽ tấn công trước năm 2012, sẽ dạy cho Ấn Độ một bài học cuối cùng, để từ đó khẳng định uy thế độc tôn của mình ở châu Á trong thế kỷ 21.”
Ông Vikram Sood, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo đã viết “TQ quyết tâm làm cho chúng ta bị tật nguyền về tâm lý và chiến lược”.
Trong nhiều năm qua, cơ quan tình báo Ấn Độ được Anh và Hoa Kỳ giúp đở, nâng cao khả năng thu thập tin tức tình báo Trung Cộng, do đó, nhân viên của cơ quan nầy đã nhận ra TC là kẻ thù nguy hiểm của Ấn Độ.
Trong cuộc thăm dò dư luận mới đây, trong 10 người được hỏi, thì chỉ có 4 người cho rằng TC là mối đe dọa nghiêm trọng.
Bài học của thủ tướng Jawaharlal Nehru với chủ trương “sống chung hoà bình” đã đưa Ấn Độ đến những bại trận nhục nhã, chỉ trong một trận đánh ngắn ngủi mà trên 3,000 binh sĩ Ấn Độ bị bắt làm tù binh và bị mất lãnh thổ, đã chưa làm cho các nhà lãnh đạo dân sự mở mắt ra.
12* Kết
Lịch sử của Trung Cộng chứng minh rằng bành trướng lãnh thổ là bản chất của Hán tộc, bản chất nầy vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Ấn Độ có đủ điều kiện trở thành một cường quốc dân chủ ở châu Á. Trong báo cáo của Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia HK, có ghi rằng, “Nếu kinh tế TQ chậm lại vài phần trăm (%) thì Ấn Độ sẽ nổi lên thành một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2020. Điều nầy cho phép Ấn Độ trở thành một cường quốc quân sự”.
Cũng may, Thủ tướng Manmohan Singh đã nhận ra “người TQ có quyết đoán mới…vì vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị”.
Bây giờ mới bắt đầu chuẩn bị thì hơi muộn, nhưng dù có còn hơn không.
Trúc Giang
Minnesota ngày 3-10-2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.