Hôm nay,  

Đức Dalai Lama - Uy lực của tư tưởng

06/08/201100:00:00(Xem: 6320)

Đức Dalai Lama - Uy lực của tư tưởng

Đinh Yên Thảo

Đôi ngày sau khi Đức Daila Lama đến Hoa Kỳ hồi đầu tháng 7 vừa qua, giới lãnh đạo Quốc Hội Hoa Kỳ đã trịnh trọng đón tiếp ngài tại Điện Capitol. Những nhà lập pháp HK, với Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và Chủ Tịch Phe Thiểu Số là bà Nancy Pelosi đều tỏ ra vui mừng trong cuộc gặp gỡ và không ngần ngại phát biểu những ủng hộ về các quyền tự do và dân chủ cho Tây Tạng. Và dù dè dặt hơn, TT Obama cũng không thể làm khác hơn các vị Tổng Thống tiền nhiệm, khi tiếp kiến riêng vị lãnh tụ tinh thần tối cao của Phật giáo Tây Tạng, nhà đấu tranh nhân quyền đã từng đạt giải Nobel Hoà Bình năm 1989. Như một anh hề với duy nhất một tấn tuồng, Trung Cộng ra tuyên bố rằng "đây là hành động can thiệp trắng trợn vào nội bộ Trung Quốc" (!"), trong khi rõ ràng việc đón tiếp ai, người nào, ra sao... mới thật sự là vấn đề nội tình của bất cứ quốc gia nào.

Hơn nửa thế kỷ, trải qua vài đời lãnh tụ, Trung Cộng dường như vẫn xem Đức Dalai Lama là một mối đe doạ đến họ để có những phản ứng như vậy. Không hẳn từ những ảnh hưởng chính trị, mà chính những tư tưởng cổ suý hoà bình, sự dân chủ và nhân quyền của một vị lãnh tụ tôn giáo uy tín đã gây nên sự bấn loạn này cho Trung Cộng, một thể chế đi ngược lại những giá trị như vậy.

Sinh năm 1935, Đức Dalai Lama vừa chào đón sinh nhật lần thứ 76 tại Hoa Kỳ, ngay trong chuyến thuyết giảng lần này. Sinh ra trong một gia đình nông dân tại một làng nhỏ vùng Đông Bắc Tây Tạng, năm 2 tuổi, ngài chính thức được thừa nhận là hậu duệ Dalai Lama đời thứ 14, theo các truyền thống và nghi thức chọn tìm các hậu duệ các vị Dalai Lama. Bắt đầu tu tập từ năm 5 tuổi, đến năm 15 tuổi ngài chính thức được coi là lãnh tụ tối cao của Giáo Hội Phật Giáo và chính phủ Tây Tạng, trong khi tiếp tục tu học tại các viện đại học. Năm 24 tuổi, ngài hoàn tất chương trình Tiến sĩ về Triết Học và Phật Học và nắm quyền quyết định hầu hết các vấn đề Tây Tạng.

Năm 1950, Trung Cộng đưa 80 ngàn vệ binh đỏ sang chiếm đóng Tây Tạng và chỉ một năm sau, ngang ngược đưa ra một hiệp ước bắt buộc chính phủ Tây Tạng thừa nhận rằng, Tây Tạng là một lãnh thổ tự trị trực thuộc "đại quốc" Trung Hoa cộng sản. Với tư cách một người đứng đầu Tây Tạng, Đức Dalai Lama lúc bấy giờ còn là một tu sĩ trẻ đã nhiều lần sang hội kiến và đàm luận cùng các lãnh tụ cao cấp của "đại quốc" lúc bấy giờ như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình... Nhưng tình hình dường như không thay đổi, kể cả việc thông qua sự ảnh hưởng của ngài với Thủ tướng Ấn độ lúc bấy giờ là Jawaharlal Nehru để bàn luận riêng với Thủ Tướng Chu Ân Lai về vấn đề Tây Tạng vào năm 1958.

Năm 1959, tình hình bắt đầu tồi tệ và xung đột bùng nổ khi người Tây Tạng đứng dậy, biểu tình đòi Trung Cộng rút khỏi Tây Tạng. Các hồng vệ binh Trung cộng được lịnh đàn áp dân Tây Tạng cũng như tìm cách bắt giữ Đức Dalai Lama. Cùng một nhóm tùy tùng nhỏ, Đức Dalai Lama đã được các cảm tử quân Tây Tạng mở đường máu, băng dãy Hy Mã Lạp sơn để vượt thoát sang Ấn độ. Thủ tướng Nehru đã chấp nhận cho Đức Dalai Lama cùng nội các của ông lưu vong tại Dharamsala, Ấn độ. Khá nhiều người dân Tây Tạng sau đó đã đào tẩu theo chân Đức Dalai Lama và một chính phủ Tây Tạng lưu vong ra đời từ năm 1959 cho đến nay. Tổ chức có khoảng 120 ngàn người luôn hướng về Tây Tạng và đấu tranh cho một Tây Tạng tự trị dưới sự lãnh đạo tinh thần và chính trị của Đức Dalai Lama trong nửa thế kỷ qua. Đầu tháng 3 năm nay, Ngài đề nghị thay đổi hiến pháp của chính phủ Tây Tạng lưu vong để vị Dalai Lama không còn kiêm nhiệm cả chức vụ Quốc Trưởng, thay vào đó là một Quốc Trưởng được chọn thông qua bầu cử, trẻ trung và có khả năng đem lại những thay đổi thật sự cho Tây Tạng. Với đề nghị và thay đổi này, ngài đã từ nhiệm vai trò lãnh tụ chính trị dù vẫn là lãnh tụ tôn giáo tối cao của Tây Tạng.

Cả một lịch sử bi hùng của vị lãnh tụ Phật Giáo và những người Phật Giáo Tây Tạng can đảm. Với chủ trương đấu tranh bất bạo động qua những triết lý Phật giáo để giành lại quyền tự trị, đem lại dân chủ, nhân quyền cho đất nước và người dân Tây Tạng, Đức Dalai Lama đã tạo được uy tín to lớn trên toàn thế giới. Ngài chu du không mệt mỏi đến nhiều quốc gia, gặp nhiều vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới để vận động sự ủng hộ cho Tây Tạng trước sự giận dữ của Trung cộng, khi coi ngài là một người ly khai.

Một vài tài tử tên tuổi của Hollywood như Richard Gere, Steven Seagal là những Phật tử thuần thành và đồ đệ hết mực ủng hộ Đức Dalai Lama, vẫn thường phản đối các chính sách đàn áp của Trung cộng với Tây Tạng và Đức Dalai Lama một cách mạnh mẽ. Hồi tuần qua, Richard Gere nhân cuộc trưng bày ảnh nghệ thuật tại Seoul, Nam Hàn, nơi ông triển lãm các tác phẩm nghệ thuật trong một lần duy nhất đến được Tây Tạng hồi năm 1993, lại một lần nữa lại lên tiếng chỉ trích Trung Cộng. Richard Gere bị Trung cộng ra lịnh cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào lãnh thổ Trung cộng, bao gồm cả Tây Tạng. Nhưng những việc như vậy chẳng hề mang giá trị hay chút ảnh hưởng nào với cá nhân Richard Gere hay hàng triệu người khắp nơi trên thế giới luôn bày tỏ sự kính mến và ủng hộ Đức Dalai Lama.

Chuyến diễn thuyết tại Hoa Kỳ lần này của Ngài đã thu hút hàng trăm ngàn người từ khắp nơi trong nước Mỹ và trên thế giới về tham dự. Không chỉ với sự ngưỡng mộ riêng mà có lẽ cả những người tham dự, bộc bạch trên báo chí rằng, họ tìm được sự bình yên và sự yêu thương tận sâu trong tâm thức của họ từ những triết lý Đức Dalai Lama thuyết giảng.

Những trích giảng về các bài nói chuyện của Đức Dalai Lama mà chúng ta đọc được, không hề mang sự truyền bá tư tưởng tôn giáo, mà về ý nghĩa của yêu thương và hy vọng, về những giá trị nhân bản chung cho con người. Và vì đó đã được đón nhận từ nhiều tầng giới xã hội. Những tư tưởng này càng được đón nhận và cần thiết trong một thế giới khủng bố, bạo lực đang xảy ra mỗi giây phút khắp mọi nơi. Và hơn thế nữa, những tư tưởng này tạo ra một uy lực nội tại có khả năng làm khiếp đảm những thể chế độc tài còn sót lại trên thế giới.

ĐYT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.