Hôm nay,  

Hội Chứng DSK Và Những Hệ Lụy

30/06/201100:00:00(Xem: 7181)

Hội Chứng DSK Và Những Hệ Lụy

Đào Như
Việc ông Dominique Strauss Kahn, nguyên Giám Đốc Điều Hành Quỹ Tiền Tệ Thế Giới-IMF, vừa phải từ chức vì vướng phải tội “Tấn Công Tình Dục” một phụ nữ bồi phòng hôm 19-5-11 tại New york, được coi như cuộc địa chấn trong giới lãnh đạo kinh tế tài chánh toàn cầu. Liền sau đó, một phong trào khá ồn ào lan tỏa khắp thế giới, nhiều người cố tranh thủ ngôi báu của ông DSK vừa bỏ trống. Nhất là châu Âu, ngang nhiên cho rằng người thay thế ông DSK trong tương lai phải là một người Âu châu, nói cho rõ hơn, phải là người của Cộng đồng Âu châu Thống nhất-E.U. Châu Âu cố tình quay lưng lại với qui chế luật định quốc tế: Mọi kế hoạch hay tổ chức có tính cách toàn cầu phải được tiến hành bình bầu theo thể thức dân chủ hóa toàn diện. Ấy thế mà chỉ trong vòng 72 tiếng đồng hồ sau khi hay được tin ông Strauss Kahn phải từ chức, Bộ trưởng Kinh tế Tài chánh Pháp, bà Christine Lagarde, liền tuyên bố ra ứng cử vào chức năng này. Cả châu Âu thống nhất-E.U. liền lên tiếng hậu thuẫn bà, tổ chức G8 cũng nhiệt tình ủng hộ bà. Thế là đủ cho vị thế lãnh đạo IMF của bà Lagarde. Ngay sau đó, bà Christine Lagarde liền thực hiện một chuyến công du toàn cầu. Hôm chủ nhật 22-5, bà công bố trên Twitter bà sẽ bay đến Brazil vào ngày mai, thứ hai tuần tới 23-5, bà sẽ gặp công sự viên, Guido Mantega, trong một buổi ăn trưa tại Brazil và sau đó bà có buổi họp và làm việc với Alexandre Tombini-Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương, IMF Central Bank. Bà Christine Lagarde đã ứng xử như là bà đã là một tân Giám Đốc Điều Hành IMF.
Theo truyền thống, luật bất thành văn, trong suốt quá khứ: Ngân Hàng Thế Giới-World Bank-WB- do Mỹ lãnh đạo - Quỹ Tiền Tệ Thế Giới-IMF-do châu Âu lãnh đạo. Do đó châu Âu đã tự tiện ra thông cáo là họ sẽ công bố danh sách những người có thể là lãnh đạo IMF trong tương lai. Và Châu Âu cũng đơn phương tự hoạch định một chương trình tuyển chọn không thông qua ý kiến của các thành viên IMF cũng như của Washington. Họ sẽ công bố danh sách những ứng cử viên vào ngày 17-6 và họ sẽ lựa chọn “select” và quyết định vào ngày 30-6, ai trong danh sách này sẽ là người lãnh đạo IMF. Như vậy, thế giới sẽ có tân Giám Đốc Điều hành IMF vào ngày 30-6-2011 do chính châu Âu lựa chọn người của họ.
Năm 2007 lúc ông Dominique Strauss Kahn lên lãnh đạo IMF, Cộng đồng Âu châu Thống nhất, E.U. tuyên bố công khai trong buổi họp với các Bộ trưởng Tài chánh của các quốc gia của tổ chức này: Lãnh đạo IMF sắp tới, sau ông DSK phải là người ngoài Âu châu và chính họ tự khuyến cáo là ông Dominique Strauss Kahn được coi như là người Âu châu cuối cùng nắm giữ chức vụ lãnh đạo IMF. Nhận đình này của E.U. rất phù hợp với tình hình thực tế vì có nhiều quốc gia ngoài châu Âu và Mỹ như Nhật chẳng hạng đã đóng góp rất lớn, vào hàng thứ hai, sau Mỹ, cho tài khoản của IMF. Các quốc gia đang phát triển mạnh, cũng vậy như Nam Triều Tiên, và nhất là các thành viên của nhóm BRICS. Quỹ Tiền Tệ Thế Giới có 64 năm lịch sử và có 187 thành viên trên khắp các châu lục. Như vậy, chúng ta thử tìm hiểu tại sao E.U. phải tự đẩy mình vào hoàn cảnh tự phản bội những ý nghĩ đúng đắng của chính họ.
1-Ai cũng biết hiện tình kinh tế tài chánh của châu Âu không mấy sáng sủa nếu không muốn nói là đen tối. Mười bảy (17) quốc gia Châu Âu đang nhọc mệt cố phấn đấu để cứu vớt nền kinh tế tài chánh của 4 quốc gia cũng thuộc về châu Âu: Bồ Đào Nha, Hy lạp, Tây ban nha và Ái nhỉ Lan để khỏi bị sụp đổ. Nếu châu Âu tiếp tục nắm được chức năng lãnh đạo IMF, thì họ sẽ có nhiểu cơ hội thuận tiện dốc toàn kực tài chánh của IMF để cứu độ 4 nưóc trên cũng như tự cứu họ về dài về lâu sau nầy.
2-Theo Global Times, phiên bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo của TQ, sở dĩ châu Âu và Mỹ chia nhau nắm quyền lãnh đạo hai tổ chức tài chánh ngân hàng, hàng đầu thế giới IMF và WB vì họ đã thu vào lợi tức khổng lồ từ những khu vực lao động quốc tế khác nhau trên toàn cầu.
3- Vì sau quyết định của bà Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Christine Lagarde, hồi cuối tháng 5-2011 cho đến hôm nay, không thấy có một quốc gia nào chủ động và tích cực phản đối quyết định một chiều và độc đoán của E.U và thái độ đơn phương của bà Christine Lagarde. Tôi nghĩ đây mới là cốt lõi của vấn đề. Vẫn biết chức năng giám đốc điều hành IMF hay WB vẫn còn ở xa ngoài tầm với của các nhà lãnh đạo tài chánh của Việt Nam hôm nay. Nhưng khi viết, tìm hiểu hay nghiên cứu về một vấn đề gì, chúng ta chịu trách nhiệm với lịch sử, với tổ quốc không những trong thời hiện tại mà ngay cả 10 năm, 20 năm hay nhiều thập kỷ sau. Khi nhìn về hay quan sát chùm sao Bắc Đẩu không hẳn có nghĩa là chúng ta sẽ chiếm lĩnh, điều quan trọng hơn và thực tế hơn là để biết được phương hướng ta đang đi về đâu. Do vậy, chúng ta thử truy tầm đâu là nguyên do của sự im lặng thụ động khó hiểu này.
MỸ- Như chúng ta biết ở trên, có sự phân chia rõ ràng: WB thuộc về Mỹ- IMF thuộc về Âu châu. Mỗi người một giang sơn. Phần ai nấy lo. Ta cũng không thể trách Mỹ được. Tất cả chỉ vì lợi nhuận. Ai cũng vậy thôi.
NHẬT- Mặc dầu Nhật là một quốc gia đóng góp một ngân khỏan rất lớn cho tài khoản IMF vào hàng thứ hai chỉ sau Hoa kỳ. Dù vậy, Nhật vẫn im hơi lặng tiếng vì Nhật đang ở trong tình trạng ‘tang gia bối rối’ sau thảm họa kép: địa chấn 8.9R hôm 11-3-2011: Gần 30,000 người chết và mất tích-Hàng loạt nhà máy nguyên tử bị rạn nứt và rò rĩ phóng xạ vì sức công phá của điạ chấn, gây ra một tình trạng ô nhiễm phóng xạ đến độ quan ngại. NHật đang dồn hết sức lực chữa trị vết thương đang rướm máu, nhất là một số môi trường ô nhiễm phóng xạ mỗi ngày một cao hơn.
NGA: Nói về thái độ của Nga trong vấn đề này, báo Asia Times, HongKong, gọi Nga là gấu-múa- rối- acrobatic bear. Khi ngồi chung trong khối BRICS, hay ở những Thượng đỉnh Tổ chức Thượng Hải-SCO- Nga thường hay bênh vực quyền lợi của các khối này bằng những lập luận chống đối các khối quyển lực Tây phương-Western Powers. Nhưng hôm tại Thưởng đỉnh G8-Deauville-Pháp, trong buổi tiệc do bà Christine Lagarde, Bộ Kinh tế Pháp thiết đải, D.Medvedev, Tổng thống Nga, lại lên tiếng là một thành viên của BRICS, Nga ủng hộ ứng cử viên Christine Lagarde, đương nhiệm Bộ Trưởng kinh Tế- Pháp, vào chức năng lãnh đạo IMF. Có người nghĩ rằng vì trong thực tế Nga vẫn chưa có được một candidate tầm cỡ để xứng hợp với trò thay thế ông DSK. Dù sao Nga vẫn còn đang trong tình trạng học tập để theo đuổi nền Kinh tế Thi Trường Tự Do và Nga vẫn chưa là thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế-WTO. Nhưng sư thật của vấn đề được nhận diện sau bức màng của những buổi họp kín song phương giữa Nga và Pháp, và giữa Nga và Mỹ, bên lề Thượng đỉnh G8-Deauville-26-5-11-. Trong buổi họp kín giữa Tổng thống Nga D.Medvedev và Tổng thống Pháp, N.Sarkozy hôm 26-5, Tổng thống Pháp tuyên bố gần như công khai là sẽ trao cho Nga 4 chiến hạm Mistral trang bị vũ khí tối tân hiện đại và 1000 xe tanks bọc thép hiện đại do hãng Panhard của Pháp chế tạo. Báo Pháp, Le Monde, liền ví von: Pháp là một thành viên duy nhất của NATO, đã phá rào bán thiết bị và công nghê vũ khí nhạy cảm cho Nga. Sự thật việc Nga cố thương lượng để mua chíến hạm Mistral của Pháp bắt đầu từ năm 2008. Nhưng mãi đến hôm nay, châu Âu và Pháp đã chọn đúng vào một thời điểm đặc biệt: -Cuộc cách mạng của khối Á Rập,- Cuộc chiến Libya và nhất là Châu Âu đang ra sức củng cố chiếm lĩnh ngôi báu lãnh đạo IMF, để thỏa mãn yêu cầu và mơ ước của Nga. Thêm vào đó, trong cuộc gặp gỡ song phương với Mỹ, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã hứa ‘chắc như bắp’ là sẽ giúp Nga gia nhập tổ chức WTO. Với lợi nhuận to lớn dường ấy, có cứng cỏi như Achile đầu gối cũng phải sụp chớ nói chi một nhà chính trị vị lợi nhuận như D.Medvedev. Thế giới không ngạc nhiên khi nghe thấy nhà lãnh đạo Nga, Medvedev, tuyên bố nhiệt tình ủng hộ bà Christine Lagarde và trong bản thông cáo chung của Thương đỉnh G8, hôm 27-5 Nga đã đồng thuận với Nato, châu Âu và Mỹ trong việc truất phế và trục xuất cho bằng được Đại tá Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo của Libya ra khỏi xứ này.

TRUNG QUỐC- Cũng như Nhật, TQ cũng đóng góp cho tài khoản IMF. Ai cũng nghĩ Bắc kinh sẽ nói lên tiếng nói của họ về vấn đề lãnh đạo IMF sau khi ông DSK ra đi hay ít ra phản kháng hành động đơn phương của Châu Âu và bà Christine Lagarde trong vấn đề này. Nhưng tuyệt nhiên BK không đã động đến một lời. Trái lại Bắc Kinh im hơi lặng tiếng một cách lạ lùng khó hiểu khi bà Christine Lagarde đơn phương ngỏ lời tri ân chính phủ TQ đã nhiệt tình ủng hộ bà trong chức năng Lãnh đạo IMF. Trong thực tế Bắc kinh chưa hề gặp gỡ riêng tư với bà Lagarde cũng như chưa hề có ý kiến về việc bà ứng cử chức năng lãnh đạo IMF. Lý do thầm kín nào đã khiến cho BK phải tỏ vẻ khiêm cung trước những hành động đơn phương của châu Âu nhất là của bà Christine Lagarde mõt cách kỳ lạ như vậy"
1- Nền kinh tế của TQ phần lớn dựa vào xuất khẩu. Sở dĩ trong suốt 3 thập kỷ qua, nền kinh tế TQ tăng trưởng nhanh và ‘bốc’ như vây là nhờ châu Âu và Mỹ luôn luôn là những thị trường lớn trung thành tiêu thụ sản phẩm TQ. Với xu hướng Chính Trị Kinh Tế hiện tại, thị trường tiêu thụ là quan trọng hàng đầu-hơn cả mọi thứ khác, hơn cả Ý thức hệ…
2- Hiện tại TQ đang ra sức ân cần giúp đỡ Châu Âu vượt khỏi vấn nạn kinh tế khó khăn hiện tại. Trước mắt TQ đang ra sức đầu tư vào Hy Lạp, Bồ Đào Nha… để giảm thiểu nguy cơ phá sản của quốc gia này và cùng với một mục đich rõ ràng là TQ muốn Châu Âu đứng sau lưng BK, ủng hộ tỷ giá đồng Yuan với đồng Mỹ kim, và tương lai của đồng Yuan trong “rổ tiền quốc tế”. Với hy vọng trong tương lai (dù là còn xa), đồng Yuan sẽ được Âu châu thừa nhận thay thế đồng Mỹ kim. Đó là hoài bảo của chính phủ TQ- Trong thực tế, chính phủ TQ cũng thừa biết Nga, Châu Âu và Mỹ đã đứng chung với nhau cùng một phe-trong “rổ tiền quốc tế”. Điện báo AlJazeera, tuần vừa rồi 29-5-11, cho hay, Trung Quốc tự thỏa mãn với chức năng phụ tá của lãnh đạo IMF- China Takes Back Seat on IMF For Now.
Ấn Độ là một thành viên của IMF, cũng đóng góp phần mình cho tài khoản IMF. Lãnh đạo IMF của Ấn, ông Arvind Vimani có cái nhìn rất thực tế khi ông nói về vai trò châu Âu đối với vai trò lãnh đạo IMF. Theo ông Vimani, vẫn biết tài khoản của IMF hôm nay tăng trưởng mạnh là nhờ sự đóng góp của những thành viên mới, nhất là các chính phủ ngoài châu Âu, nhưng quá sớm để hy vọng rằng một ứng cử viên ngoài châu Âu có thể thắng cử trong chức năng lãnh dạo IMF. Lý do là hiện tại, thế lực của Âu châu còn quá mạnh trong tổ chức này. Hôm thừ bảy 28-5, Manmohan Singh, thủ tướng Ấn phát biểu trong một buổi họp báo: Chức năng lãnh đạo IMF hôm nay phải do một số quốc gia nào đó có khả năng đảm trách, điều đó đúng. Nhưng đồng thời trong tương lai chúng ta phải nghĩ đến những cá nhân khác có khả năng lãnh đạo, điều hành tài chánh xuất chúng xứng đáng với vị thế lãnh đạo không những IMF mà còn cả tổ chức toàn cầu khác như: WB, HĐBA-LHQ… Theo ông, trong một tương lai gần, vị thế lãnh đạo của các tổ chức toàn cầu cần phải được xét lại để tìm người xứng đáng hơn. Nhưng đó chỉ là trong tương lai, trong hiện tại, Thủ tướng Ấn vẫn giữ mức khiêm cung như chủ tịch IMF- Ấn Độ, ông Arvind Vimani. Nhưng sự thật: Ấn độ luôn luôn hàm ân Pháp đã nhìn nhận Ấn Dộ như một trong 8 quốc gia hàng đầu thế giới về nguyên tử năng và có vũ trang nguyên tử và Ấn độ đang trông chờ lá phiếu đồng thuận của Pháp, Anh, Nga, và Mỹ trong việc nhìn nhận Ấn Độ như một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Do vậy, Ấn độ làm sao có thể lên tiếng phản kháng hành động đơn phương của châu Âu và của bà Christine Lagarde. Nhất là, Ấn Độ biết chắc rằng có lên tiếng cũng chẳng được lợi lộc gì.
Tóm lại, có nhiều mặt khuất trong việc lựa chọn hay bầu cử người lãnh đạo IMF mà bất cứ ai cũng không thể nhìn thấy hết được. Ngoài những những quốc gia, những nhân vật kể trên, còn có biết bao nhiêu người có tài năng xứng đáng lãnh đạo IMF:
-Tharman Shanmugaratman, Bộ trưởng tài chánh của Singapore
- Augustin Carstens- Đương nhiệm Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương của Mexico
-Arminio Fraga, nguyên Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương –Brazil….
… và nhiều người khác nữa. Tất cả đành cam phận khoanh tay thụ động đứng nhìn…
Ngày 6-6 vừa qua, ông Dominique Strauss Kahn đã ra hầu tòa New York Court với sự hiện diện của vợ thân yêu của ông bà Anne Sinclair và các hệ thống truyền thông của Pháp. Nếu thật sự ông can tội với những tội trạng ông bị cáo buộc, ông sẽ ngồi tù 25 năm. Nhưng trong phiên toà hôm 6-6-11 vừa rồi ông Strauss Kahn, nguyên lãnh đạo IMF, đã chối bỏ tất cả các tôi trạng ông bị cáo buộc. Luật sư của ông là Benjamin Brafman đã ca ngợi: Đó là những lời biện hộ rất hào hùng. Phiên tòa sắp tới tại New York Court dành cho ông sẽ vào ngày 18-July tới.
Ngày 30-6 tới, thế giới hôm ấy sẽ biết ai là người trong cộng đồng châu Âu thống nhất-E.U. sẽ lãnh đạo IMF. Nghĩa là mọi việc đã xong. La mort est irreversible- Ông DSK không làm sao giành trở lại chiếc ngai vàng Giám Đốc Điều Hành IMF mà ông đã ngồi vào đó từ năm 2007…dù cho phiên tòa sắp tới July-18 có tuyên bố ông trắng án, được tha bổng, được bồi thường…Dầu thế nào, thì ông DSK cũng đã phải trả giá quá đắt do việc khinh xuất của ông. Ngoài việc ông bị tước đoạt mất chức năng lãnh đạo IMF, ông không còn cơ hội để ra tranh cử Tổng thống Pháp mà ông vốn dĩ là một địch thủ tầm cỡ đối với N. Sarkozy.
Nhưng tất cả sự ngóng chờ về ngày 30-6-2011 hoàn toàn thất vọng trước mẩu tin sau đây của các phóng viên Rugaber và Chariton của AP nhận được tại Chicago lúc 8:30 AM sáng 28-6-2011: IMF đã gấp rút chọn bà Lagarde làm Lãnh đạo vào ngày thứ ba 28-6-2011-IMF COULD PICK LAGARDE AS CHIEF AS SOON AS TUESDAY (June-28-2011). Như vậy, E.U đã tự quyết định chọn bà Lagarde làm lãnh đạo IMF hai ngày trước ngày mà họ dự định (30-6-2011). Tin giờ chót cho hay: Hôm 28-6-2011 Trung Quốc, Nga và Brasil đồng loạt ủng hộ bà Lagarde trong chức năng lãnh đạo IMF. Trong lúc đó Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, Timothy Geithner, ra tuyên bố ca ngợi bà Christine Lagarde: “ Với tài năng đặc biệt, với kinh nghiệm rộng lớn trong các lãnh vực lãnh đạo và điều hành kinh tế , tài chánh, Bà Lagarde sẽ cống hiến tất cả tài năng sẵn có của bà để xây dựng IMF vững mạnh hơn bao giờ hết…”. Hy vọng đến năm 2012, ‘nếu’ bà Hillary Clinton được chọn làm Lãnh đao Ngân Hành Thế Giới-WB-Bà cũng sẽ nhận được những lời ca ngợi tương tư như vậy từ phía E.U. Sở dĩ E.U phải có sự quyết định gấp rút như vậy có lẽ do sự đòi hỏi khẩn trương để đáp ứng với tình hình kinh tế tài chánh tệ hại của Châu Âu và sự sụp đổ gần như toàn diện của nền kinh tế Hy Lạp. Hôm 28-6-2011 và nhiều ngày trước đó dân chúng Hy Lạp biểu tình, bạo động, cướp phá tràn ngập thủ đô Athena và nhiều thành phố lớn khác của Hy Lạp. Theo Lesley Wroughton-Reuters-sau khi nhậm chức bà Christine Lagarde cùng E.U bắt tay vào việc lo giải cứu sự sụp đổ kinh tế của Hy Lạp. Nếu không có biện pháp giải cứu kịp thời, sư sụp đổ của nền kinh tế HY Lạp có thể lôi theo cả Châu Âu và Mỹ. Tình trạng nghiêm trọng cho đến nỗi E.U và Mỹ muối mặt làm ngơ để cho Hy lạp chấp nhận sự đầu tư nhiều tỷ Mỹ kim của Trung Quốc.
Qua vụ việc của ông Dominique Strauss Kahn, nguyên Giám Đốc Điều Hành Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, IMF, phải từ chức vì sự dan díu vào việc tấn công tình dục một nữ bồi phòng, và sự quyết đoán một chiều của E.U trong việc họ độc quyền chọn lựa người lãnh đạo IMF, nhân loại hôm nay, nhất là “nhân loại ngoài châu Âu và Mỹ”mới ngộ ra rằng: Chủ thuyết Toàn Cầu Hóa còn nhiều mặt khuất của nó cần phải được ánh sáng của Công Lý Quốc Tế soi rọi đến. Nếu không, chủ thuyết Toàn Cầu Hóa sẽ bị phản bội bởi chính những kẻ đã ‘đẻ’ ra nó./.
Đào Như
Bác sĩ Đào Trong Thể
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park-Illinois-USA
28-June-2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, sắp đến Tết  Mậu Tý 2008, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước mưa đông lạnh thành nước đá đóng mặt đường
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.