Hôm nay,  

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh

3/14/201100:00:00(View: 11571)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh

Nguyễn Xuân Nghĩa

Khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, vì sao Bắc Kinh nổi điên" 
Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
Đương kim Thủ tướng Lobsang Tenzin Samdhong Rinpoche - một vị cao tăng sinh năm 1939 mà cũng là một học giả có uy tín - sẽ nhường chức Kalon Tripa Chủ tịch Nội các cho một trong ba ứng cử viên: 1) Lobsang Sagay, một học giả tại Đại học Harvard; 2) Tenzin Namgyal "Tethong", một học giả trong Viện Nghiên cứu Tây Tạng của Đại học Stanford; 3) người thứ ba là Tashi Wangdi, Bộ trưởng trong Chính phủ đương nghiệm và cũng là đại diện của đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô của Liên hiệp Âu châu, thành phố Bruxelles.
Cuộc bầu cử rất đáng chú ý vì hôm 11 tháng Ba vừa qua, đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại quyết định của ngài, là sẽ tự chấm dứt nhiệm vụ lãnh đạo chính trị. Ngài sẽ không làm Quốc trưởng Tây Tạng nữa. Và như vậy, Chính phủ Lưu vong cùng với Quốc hội Tây Tạng, do dân chúng bầu lên, sẽ là cơ chế lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng ở trong và ngoài lãnh thổ Tây Tạng.
Trong khi đương kim Thủ tướng Samdhong Rinpoche còn khẩn nài đức Đạt Lai Lạt Ma xét lại quyết định này thì Bắc Kinh cũng đã có phản ứng gay gắt, với ngôn từ vô lễ như mọi khi: "đức Đạt Lai Lạt Ma là "con sói đội lốt thầy tu" có ý đồ đánh lừa dư luận thế giới", v.v..."
Vì sao lại như vậy" Chúng ta rất nên theo dõi việc này....
***
Theo truyền thống đã có từ hơn sáu trăm năm, Phật tử Tây Tạng tin rằng đức Đạt Lai Lạt Ma là một hóa thân của Quán Tự tại Bồ tát mà chúng ta vẫn gọi là Quán Thế Âm.
Vị Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyastso ngày nay là hóa thân thứ 14 của một chuỗi dài các Đạt Lai Lạt Ma trong lịch sử Tây Tạng. Trong số này, cũng có người sinh ra tại Mông Cổ. Dân Tây Tạng nói chung coi đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo Phật giáo đồng thời cũng là vị Quốc trưởng lãnh đạo quốc gia.
Sau khi chiếm đóng một phần miền Đông của lãnh thổ Tây Tạng từ năm 1950, Trung Quốc đã tấn công phần đất còn lại vào năm 1959. Đợt tấn công đó dẫn đến cuộc tổng nổi dậy của dân Tây Tạng tại Thủ đô Lhasa vào ngày 10 Tháng Ba năm 1959. Một tuần sau, đức Đạt Lai Lạt Ma phải trốn khỏi Lhasa ngày 17 và sống lưu vong tại Ấn Độ từ đó cho đến nay, trong khi Tây Tạng trở thành một đặc khu hành chánh, "khu tự trị Tây Tạng" của Trung Quốc và những phần đất bị chiếm đóng trước đó thì bị sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải hay Cam Túc. Dân Tây Tạng ở tại chỗ, chỉ còn sáu triệu, bị đồng hóa dần trong cộng đồng người Hán được di chuyển vào khu vực này ngày một đông hơn.
Ở bên ngoài, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn là lãnh đạo tôn giáo và chính trị, đồng thời là vị cao tăng đã quảng bá Phật pháp ra toàn thế giới, với ảnh hưởng mở rộng chưa từng thấy trong lịch sử Phật giáo nhờ nhân cách và trí tuệ đặc biệt của ngài.
Từ cõi lưu vong, năm 1963, đức Đạt Lai Lạt Ma cho ban hành một bản hiến pháp mới để tổ chức bầu cử ra một Quốc hội và Nội các đại diện cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Với tư thế Quốc trưởng và lãnh đạo tôn giáo, ngài vẫn được coi là người lãnh đạo toàn dân Tây Tạng ở trong và ngoài nước. Sau đó, từ năm 1969, ngài còn nói đến ý nguyện là tự chấm dứt vai trò chính trị để dân Tây Tạng đề cử lãnh đạo theo nguyên tắc dân chủ như các quốc gia tân tiến khác: ngài muốn hiện đại hoá Tây Tạng như hiện đại hóa Phật giáo.
Thế rồi, hơn hai chục năm trước, năm 1988, đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra chủ trương là yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự trị của dân Tây Tạng và kêu gọi thế giới hãy cứu lấy tôn giáo và văn hoá Tây Tạng. Nghĩa là một nhượng bộ rất lớn khi chấp nhận Tây Tạng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Ngài chỉ xin quyền tự trị và kêu gọi đấu tranh bất bạo động cho quyền tự trị ấy để tránh một vụ diệt chủng văn hoá và tôn giáo Tây Tạng. Gần đây, qua nhiều lần khác nhau, ngài còn tuyên bố bốn ý nguyện khác.
Thứ nhất sẽ từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị, chuyển quyền cho Quốc hội và Nội các Tây Tạng do dân chúng bầu lên. Thứ hai, còn từ bỏ vai trò lãnh đạo tôn giáo để chỉ còn là một nhà sư, như ngài thường nói và viết trong các thông điệp của mình. Thứ ba, trước khi viên tịch, ngài sẽ yêu cầu nhân dân Tây Tạng ở trong và ngoài nước cùng cho biết ý kiến về thủ tục xác định người sẽ lãnh đạo Phật giáo. Tức là dù đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 còn tại thế, một vị cao tăng khác sẽ thay thế ngài. Sinh vào tháng Sáu năm 1935, đức Đạt Lai Lạt Ma nay đã gần 76 tuổi và với thể lực hiện nay, nhiều người, kể cả các bác sĩ, tin là ngài sẽ sống thọ hơn 90 tuổi. Thứ tư, khi viên tịch, ngài sẽ đầu thai ở bên ngoài lãnh thổ Tây Tạng để tiếp tục hoằng pháp trên thế giới.
Tuần qua, trong lễ kỷ niệm ngày khởi nghĩa của dân Tây Tạng tại Lhasa năm 1959, đức Đạt Lai Lạt Ma đọc bài diễn văn hôm 11 tháng Ba nhắc lại quyết định của mình là từ bỏ nhiệm vụ lãnh đạo chính trị khiến Bắc Kinh nổi điên!
Mà vì sao Bắc Kinh lại nổi điên"
***
Câu chuyện này ly kỳ ở cả hai khía cạnh tôn giáo và chính trị và ta chỉ có thể hiểu ra khi nhớ lại những ước nguyện của đức Đạt Lai Lạt Ma vừa được nhắc lại ở trên.
Nói về bối cảnh, chúng ta đều có thể thấy vai trò và ảnh hưởng của đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay. Vai trò đó chi phối đối sách của Bắc Kinh với hồ sơ Tây Tạng - trước sự chứng kiến của cộng đồng thế giới. Lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng sự hiện hữu của đức Đạt Lai Lạt Ma là một trở ngại vì ảnh hưởng quá lớn của ngài đối với dân Tây Tạng và cộng đồng thế giới.
Với tư cách một nhà sư đức độ và trí tuệ - chưa nói gì đến uy tín của Giải Nobel Hoà Bình năm 1989 - ngài có thể diện kiến lãnh đạo của nhiều quốc gia và gây phiền nhiễu không ít cho Bắc Kinh. Nhiều Tổng thống hay Thủ tướng của thế giới rất khó từ chối gặp đức Đạt Lai Lạt Ma dù có bị áp lực về ngoại giao hay kinh tế của Bắc Kinh.
Một khi đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch thì Trung Quốc có thể hoàn tất việc thôn tính Tây Tạng mà chẳng còn ai nhắc tới. Cái khó là sự ngưỡng mộ mà dân Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc dành cho đức Đạt Lai Lạt Ma thì Bắc Kinh sẽ giải quyết lấy, nhờ chánh sách đàn áp và đồng hóa của mình.
Bây giờ, đức Đạt Lai Lạt Ma lại chậm rãi trao ấn tín Quốc trưởng cho một cơ chế chính trị do dân Tây Tạng lưu vong bầu lên!
Việc ấy có hàm ý định chế hóa một hệ thống quyền lực nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của Bắc Kinh. Với đức Đạt Lai Lạt Ma còn tại thế, chính quyền mới sẽ có thời gian và điều kiện xây dựng ảnh hưởng. Và tránh được một khoảng trống về quyền lực mà Bắc Kinh có thể khai thác, thí dụ như gây phân hoá giữa các xu hướng ôn hoà hay cực đoan trong cộng đồng Tây Tạng.
Hãy nhìn vào ba ứng cử viên có thể là Thủ tướng Tây Tạng lưu vong: họ là học giả uyên bác ở tuổi bốn chục tại hai đại học lớn của Hoa Kỳ, hoặc là người có quan hệ mở rộng với thế giới bên ngoài, nên có thể là những khuôn mặt đại diện có uy tín cho cộng đồng Tây Tạng.
Trong cộng đồng này, một thế hệ trẻ đã xuất hiện. Dù rất kính trọng đức Đạt Lai Lạt Ma, nhiều người thầm nghĩ rằng con đường "trung đạo" của ngài - là không đòi độc lập mà chỉ xin tự trị - có khi không dẫn đến thành công. Cuộc tranh luận sẽ xảy ra ngay trong Quốc hội khi đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn đó và còn có khả năng hoà giải trước khi Bắc Kinh có thể nhúng tay lũng đoạn.

Vì thế Bắc Kinh mới nổi điên và chửi rủa om xòm!
Chuyện ly kỳ khác là ai sẽ thay thế đức Đạt Lai Lạt Ma để lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng"
***
Năm 2008, sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố sẽ tu chính thủ tục đề cử vị lãnh đạo tinh thần và bản thân mình thì sẽ hóa thân bên ngoài lãnh thổ Tây Tạng, Bắc Kinh đã ra quyết định vào tháng Chín là Tây Tạng phải tôn trọng truyền thống... Phật giáo trong cách đề cử lãnh đạo tôn giáo. Và Bắc Kinh mới có quyền xác định ai là đức Đạt Lai Lạt Ma.
Diễn giải cho rõ, một chế độ vô thần đòi Phật giáo Tây Tạng phải tôn trọng truyền thống Phật giáo! Nghĩa là không cho phép dân Tây Tạng hay đức Đạt Lai Lạt Ma sửa đổi quy cách đề cử nằm ngoài khả năng kiểm soát của chế độ. Và riêng bản thân đức Đạt Lai Lạt Ma không có quyền... đổi hộ khẩu từ kiếp này qua kiếp khác, sang một nơi chốn mà Bắc Kinh vươn không tới!
Chuyện đấu trí giữa Phật pháp và Bắc Kinh có thể được thấy trước đó.
Năm 1989, đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10 tên là Lobsang Trinley Lhundrub Chokyi Gyaltsen - nhân vật số hai của Tây Tạng - viên tịch tại Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo và xác định của đức Đạt Lai Lạt Ma, chư tăng Tây Tạng tìm ra hóa thân của đức Ban Thiền là Gedhun Choekyi Nyima, một cậu bé sinh năm 1989 tại Tây Tạng. Năm 1995, Bắc Kinh bắt cóc cậu bé này - và ngày nay còn giấu ở đâu hay đã thủ tiêu thì không ai biết - rồi chỉ định một cậu bé khác, sinh năm 1990, là đức Ban Thiền đời thứ 11. Nay là một đại biểu trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị, cơ chế bình phong của Trung Quốc!
Đã nắm trong tay nhân vật số hai Bắc Kinh chờ đợi là sẽ khống chế luôn nhân vật số một.
Khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tu chính lại thể thức tuyển chọn người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng thì cái lưới của Bắc Kinh sẽ là lưới rách.
Người lãnh đạo ấy có thể là một trong các vị cao tăng trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng ở bên ngoài Bắc Kinh và bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma. Xin đừng tò mò tìm hiểu là ai vì Bắc Kinh cũng muốn biết điều ấy. Và có thể dùng độc kế hãm hại, như đã từng làm năm 1997 khi ám sát một vị cao tăng uyên bác của Tây Tạng ngay tại Dharamsala là Lobsang Gyatso, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biện chứng Phật giáo.
Thứ nữa, khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố là mình sẽ đầu thai ra ngoài lãnh thổ Tây Tạng, Bắc Kinh cũng mất luôn cơ hội tái diễn thủ đoạn Ban Thiền giả. Hãy nghĩ đến ngày xuất hiện vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 15 sau này - bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc! Ngày ấy, phản ứng đón nhận đầy tôn kính của cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới sẽ khiến Bắc Kinh lúng túng!
Quyết định hồi tháng Chín năm 2008 cho phép Bắc Kinh xác định những ai mới được là mục sư, linh mục hay cao tăng Tây Tạng tại Trung Quốc. Đó là đòn phép hành chánh và chính trị của Thiên triều Trung Quốc. Nhưng làm sao Bắc Kinh có thể chọn... Đức Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, và từ nay không thể chọn ai là Đạt Lai Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng!
Vì vậy, ta càng hiểu ra vì sao Bắc Kinh nổi điên và chửi đức Đạt Lai Lạt Ma là "con sói đội lốt nhà tu", một thậm từ... thiếu sáng tạo vì học từ Âu Châu thời Trung cổ! Chúng ta nhìn ra trận đấu pháp giữa Ma vương và Bồ Tát....
Giờ đây chuyện sẽ ra sao"
***
Trong tầng lớp trí thức của Trung Quốc đã thấy xuất hiện một tầng lớp mới, có chủ trương ôn hoà và thực tiễn hơn về tôn giáo và chính trị đối với Tây Tạng: sự thật bên dưới là ngày càng có nhiều người Trung Quốc tìm đến và tin vào Phật giáo.
Trong thành phần này, một số học giả Trung Quốc đã bày tỏ ý kiến là Bắc Kinh nên trực tiếp nói chuyện với đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài còn tại thế để tìm giải pháp ổn thỏa và hòa bình. Là một quy chế tự trị đích thực cho Tây Tạng, nơi mà đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trở về như một nhà sư.
Nhưng nhiều người lại cho rằng nhượng bộ như vậy càng khiến dân Tây Tạng đòi tiếp quyền độc lập đã bị tước đoạt từ năm 1959.
Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng xưa kia Tây Tạng - hay Việt Nam, Cao Ly - đều là các quốc gia độc lập, và quy chế gọi là "chư hầu" hay thủ tục tấn phong cho Trung Quốc chấp nhận cho các Quốc vương hay Hoàng đế chư hầu chỉ là hình thức. Trung Quốc có thể lừa được Âu Châu và thế giới sau này về chủ quyền giả tạo của mình trên các nước chư hầu đó, chứ tình thực thì không phải như vậy.
Huống hồ thế giới ngày nay đã đổi khác.
Khi Bắc Kinh chấp nhận cho Tây Tạng được tự trị, bên trong có thể lại tạo cơ hội cho phong trào độc lập của dân Tây Tạng và của nhiều sắc tộc khác ngay trong lãnh thổ Trung Quốc, từ Tân Cương lên tới Nội Mông. Sáu triệu người Tây Tạng là thiểu số thứ 10 trong số 55 sắc dân thiểu số khác, nhưng có ảnh hưởng mạnh hơn dân số vì uy tín quá lớn của đức Đạt Lai Lạt Ma. Kế tiếp, sắc tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) tại Tân Cương còn có hậu thuẫn của cả cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á và nhiều nơi khác. Mà bên kia Nội Mông là Ngoại Mông, là Cộng hoà Mông Cổ thì nay đã là một quốc gia dân chủ, nơi mà người Mông Cổ đã thấy cuộc sống được cải thiện trong thực tế so với thời Xô viết làm dân Mông Cổ tại Trung Quốc thấy thèm thuồng. Ngần ấy vùng trái độn quân sự của Trung Quốc truyền thống đều có thể lung lay rung chuyển nên Bắc Kinh rất sợ.
Bên ngoài, Bắc Kinh còn lúng túng hơn với các nước khi thế giới thấy rõ khả năng trực trị rất kém và rất tồi tệ của Trung Quốc.
Mà nói về ngoại giao, Chính phủ Lưu vong Tây Tạng lại nằm tại Ấn Độ, một quốc gia đang xem Trung Quốc là mối nguy cần đối phó và trong mục tiêu đó đang liên kết với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ngoài Ấn Độ, Hoa Kỳ cũng đang canh chừng Trung Quốc, và xưa kia đã từng yểm trợ các lực lương kháng chiến Tây Tạng. Ngày nay, ứng cử viên cử nhiều hy vọng trở thành Thủ tướng Tây Tạng lưu vong lại là một học giả của Đại học Harvard ở bên Mỹ! Bảo ông ta là con sói hay đặc công khủng bố thì mấy ai tin"
Đâm ra, nhìn từ quan điểm bảo thủ và sợ sệt của Bắc Kinh, giải pháp ôn hoà của đức Đạt Lai Lạt Ma - mà nhiều người bên trong cũng đồng ý - vẫn là giải pháp có quá nhiều rủi ro!
Mà chối từ giải pháp này thì có khi lại gặp một rủi ro còn lớn hơn: quá phẫn uất, dân Tây Tạng sẽ từ bỏ chủ trương đấu tranh bất bạo động! Xưa kia, dân tộc Tây Tạng rất thiện chiến và xứ Tây Tạng đã từng là một đế quốc quân sự nhiều lần tấn công thẳng vảo kinh đô Trường An của nhà Đại Đường....
Bây giờ hoặc sau này mà có vu cáo những người đấu tranh Tây Tạng là quân khủng bố thì cũng chẳng giải quyết được nhiều bất ổn bên trong, khi lãnh đạo Trung Quốc đang phải chuyển hướng kinh tế vào một khúc quanh có quá nhiều rủi ro. Chưa nói gì đến hiệu ứng của "Mạt Lợi Hoa Cách Mạng" từ Trung Đông dội vào!
Trong khi chờ đợi, cứ vào tháng Ba mùa Xuân là Bắc Kinh lại sợ dân Tây Tạng kỷ niệm vụ khởi nghĩa năm 1959 bằng những cuộc xuống đường biểu tình. Lần nóng nhất là vào năm 2008, khi Trung Quốc chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh khiến cây đuốc thế vận bị rượt đuổi khắp nơi trên thế giới.
Biết đâu chừng, các Ma vương lãnh đạo Thiên triều đang thầm mong là đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ sống rất thọ, trong khi họ tìm ra một giải pháp an toàn hơn!

Reader's Comment
3/14/201113:32:54
Guest
không gõ được tiếng việt ở đay
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài...
Đến hôm nay thứ sáu 2 tháng 12 giải túc cầu thế giới năm 2022 đã đi được nửa đoạn đường. Cũng như bất kỳ một cuộc tranh đua thể thao nào phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng thì vui mừng hớn hở vì đã đem lại vinh quang cho xứ sở và dân tộc mình. Kẻ thua thì viện lý do nầy hay lý do khác vì mình đã bị xử ép để tránh sự chỉ trích của những người hâm mộ. Nhưng đó là những sự kiện thường tình lúc nào cũng xẩy ra.
Bài này sẽ phân tích về một số ý chỉ trong hai hội đầu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, chữ xưa gọi là 10 hội, chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm.
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.