Hôm nay,  

Con Cọp ...Con Rồng

3/1/201100:00:00(View: 7405)
Con Cọp ...Con Rồng

Đặng quang Chính
Vào lúc này, 15:50, sau cái nhảy xa hơn một chút của Áo, đoàn tranh giải của nước này đã đưa thành tích lên đầu bảng. Na Uy đứng kế, hạng nhì, qua môn nhảy ski (skihopp -trượt tuyết trên dàn phóng) cho toàn đội Nam. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ được công bố, chưa phải là lúc này.
Trước đó, vào khoảng 13:30, Na Uy đoạt giải nhất môn đi ski 30 Km. Điều này trái ngược với kết quả ngày thứ năm, khi Petter Northug, chỉ đoạt được huy chương bạc, sau Heller, người Thụy Điển.
Chương trình của Thế vận Hội mùa đông, của các hoạt động khác kèm theo ...cũng như những diễn tiến thi đấu mấy ngày qua, đều được báo, đài phát thanh, truyền hình của quốc gia loan tải. Hơn nữa, trên trang mạng www.vinof.no, "phóng viên" của chúng ta cũng rán cung cấp những tin tức cập nhật hóa. Dù sao, theo ý kiến riêng, những ghi nhận ngoài cuộc cũng có những nét đặc biệt và hấp dẫn riêng, nên chúng tôi cố gắng đưa ra ý nghĩa của lần tranh giải thể thao này.
***
Tiếp theo phần bài viết: "Có nhớ ngày gì không "", phần này mang đề tựa: "Con cọp... con rồng".
- Thứ tư, anh bạn "phóng viên" trang nhà gọi điện, rủ ra trung tâm phố Oslo. Sau đó, anh kể là việc tổ chức ngày tranh giải này ngoài phố thật là chu đáo và có những trang trí đẹp 
- Chiều thứ năm, rủ anh ta cuối tuần ra phố thì anh ta nói, phải làm phụ trội. Anh nói, anh vừa đưa hai đứa con của anh ra phố. Rồi kết luận, hình như không có nhiều người Việt trong phố vào lúc đó. Tôi, trong giờ làm việc, không thể nói chuyện nhiều. Lúc ra về, trời hơn 21:00, trên xe Metro (t-banen) chật người, vì nhiều người từ phố đã ra về.
***
Gần 17:00, lúc đang viết, kết quả với ski nhảy (skihopp) đồng đội như sau: (1) Áo (2) Na Uy (3) Đức. Dù sao, kết quả khá hơn hôm qua, cùng môn này, nhưng thi đấu cá nhân.
***
Những đứa con của anh ấy có cảm nghĩ ra sao, sau này khoảng 10 năm, lúc sấp xỉ cùng tuổi của vận động viên Bjørgen, Northug bây giờ (25 tuổi), chắc chúng sẽ nhớ lại một cách thích thú những gì mà chúng đã chứng kiến, khi cha chúng đã dắt chúng ra phố vào ngày hội thể thao của đất nước.
Tôi nhớ lại hai gia đình chị em người Na Uy nào đó, dẫn 3 đứa con lên Holmenkollen vào buổi trưa, trên xe Metro. Họ mang ba lô như đi hành quân. Thật thế, trong đó, có thể có đủ thứ lỉnh kỉnh như thức ăn, thức uống ..v..v..và những không thể thiếu thứ này: những tấm trải chân bằng cao su dày. Chúng ta nhìn qua hình ảnh trên truyền hình, vì họ chỉ thâu phần trên, nên chúng ta không thể thấy dưới chân họ, trên tuyết lạnh là những tấm cao su như thế. Đứng đôi ba tiếng, đừng nói nữa buổi mà không có "vũ khí" đó, chắc họ sẽ bỏ cuộc nữa chừng!. Ba đứa nhỏ, đều vẽ trên mặt cờ Na Uy; nhưng đứa trai, tuy mặt dễ thương ...nhưng do lá cờ phủ trên mặt nên trông cũng ngầu ngầu làm sao!... 
- Sáng thứ sáu, khoảng sau 7:00, trên xe chật cứng vì những gia đình theo xe Metro lên Homelkollen. Túi ba lô của họ chất đầy những cây cờ nhỏ, trang bị đủ cho mỗi người một cái.
- Trưa qua, thứ bảy, xe Metro trên tuyến đường này đã phải ưu tiên cho các chuyến chở người lên Holmenkollen.
- Sáng nay, Chủ nhật, trước 7:00, khi ngồi chờ xe Metro, tôi hỏi một thanh niên Na Uy
rằng giữa Northug và đối thủ người Thụy Điển, ai có thể thắng. Anh chàng trả lời một cách khéo léo là, Northug là một trong những vận động viên được yêu thích (favorite)!...
"Tầm nhìn -vision- của chúng tôi là tạo nên một sự kích thích và niềm vui mùa đông" Svein Aaser, Trưởng ban điều hành việc tổ chức giải Thế vận hội mùa đông đã nói như thế, khi khai mạc buổi lễ. Thật là đơn giản!...
Tối thứ ba, chương trình Migrapolis (Chương trình của đài truyền hình NRK, nhằm đưa ra những tình thế khác nhau của các nền văn hóa nước ngoài) có chủ đề: Den store folkefesten. Người tổ chức, chịu trách nhiệm với khán giả tại nơi khu vực thi đấu chính, là một phụ nữ Na Uy, gốc Thổ nhĩ Kỳ. Cô nhận trách nhiệm với tính thiện nguyện, nói rằng " Đây là sự kiện có ý nghĩa nhất trong năm nên tôi muốn cùng tham gia". Thật là đơn giản!...
Anh chàng người Keneya, phụ trách nhóm cổ vũ các vận động viên, suốt trên quảng đường họ thi đấu. Ngoài ba người trong nhóm đó, -một người khác là người bản xứ chính gốc- họ có sự hỗ trợ khoảng 1.000 người thiện nguyện khác.
Chương trình, khi làm phỏng vấn với những người họ tình cờ gặp trên đường phố, có lúc làm người xem hơi hoang mang, với những câu hỏi liên quan đến hai chữ "Tinh thần dân tộc" (nationalism-nasjonalism) và "Người yêu nước" (patriot). Những người làm chương trình chắc đã không thấy những biểu ngữ tại các trạm xe Metro, ý rằng, không gì thích thú hơn khi thấy thắng người Thụy Điển ngay trên hệ thống truyền hình của họ"!.
Chuyện thi đấu thể thao dĩ nhiên là phải có kẻ thắng người bại. Nhưng Thủ tướng Na Uy, trong đêm phát giải tại Trung tâm phố, tối thứ năm, nói rằng, ông ta cũng mong các đội thi đấu của các nước khác cũng đoạt được giải. Dĩ nhiên, đoạt những giải thấp hơn (mà ông ta không nói hết ra!...). Đêm thứ năm, kết quả sơ khởi cho thấy, Na Uy đứng đầu bảng, với 2 huy chương vàng, 1 bạc và 1 đồng.
Marit Børgen, nữ vận động viên Na Uy, đã lấy huy chương vàng đầu tiên trong lần thi đấu này. Cô ấy đi như một con thú. Chính xác hơn là, đi như là một con cọp. Tajet-Foxell, cựu huấn luyện viên của cô, đã giúp Bjørgen tìm đến con cọp bên trong cô ta trước cuộc thi đấu tại Vancouver-OL (Thế vận hội Omlypic) năm rồi. Lần này, tối hôm trước cuộc thi đấu, chính Foxell đã đặt một bức hình con cọp thật lớn trên giường của Bjørgen. Đó là một khích lệ đúng mức. Vì Bjørgen đã có những bước thăng trầm đáng kể như sau: VM 2001: hạng 24 trong cuộc thi 10 km. VM 2003: huy chương vàng. VM 2005, Ba vàng, một bạc, một đồng. VM 2007: dấu hiệu suy thoái. VM 2009: tiếp tục dấu hiệu suy thoái.
Ca ngợi sự thành công đó, Anniken Huitfeldt, Bộ trưởng văn hoá và thể thao cho rằng, bà Gro Harlem Brundtland (Nữ Thủ tướng đầu tiên của Na Uy, năm 1981), đội chạy tiếp sức nữ với huy chương vàng 1982, những cô gái shihopp và Marit Bjørgen hôm nay, là những biểu tượng của cuộc đấu tranh phụ nữ, chống sự kỳ thị giống phái (Không giống như biểu tượng người hùng Rambo của Mỹ). Bà nói thêm rằng, vào thế hệ mẹ bà ta, hai sự việc vào năm 1981 và 1982 là hai sự kiện quan trọng. Ông cố của Huitfeldt, trước kia, đã là người tham dự và đánh dấu địa điểm mà bây giờ, nơi đây là Homlekollen. Bọn đàn ông hồi đó chống lại việc phụ nữ đi trượt tuyết đường dài (từ 10 Km trở lên). Ông ta có thể đã trở mình trong ngôi mộ của ông. Bà với đứa con trai 9 tuổi đã đến Homelkollen để xem thi đấu. Bà nói, lẽ ra, bà dẫn theo người con gái vì sự việc shihopp của nữ giới hôm nay sẽ được ghi lại trong lịch sử (thể thao).

Phần Bjørgen, sau cuộc chạy, nói rằng: "...Khi tôi nghe tên tôi được reo to ở mức khởi hành...hoàn toàn điên lên được". Cô gái huy chương vàng đã nói với NRK như thế. Thật là đơn giản!...
Đơn giản như những bảng quảng cáo về món ăn trên xe buýt, khi những bảng đó nói rằng, món thịt cá lak với brokkoli (bông cải xanh) và không thêm gia vị nào hết là món ăn thuần túy Na Uy!...
Đơn giản cũng giống như quảng cáo về thức ăn, các bảng quảng cáo trên xe Metro (T-banen) vẽ lên những khuôn mặt khác nhau, cùng khẩu hiệu: "Chúng tôi đem tiếng hò reo đến Holmenkollen"(*), với những cái miệng há rộng, chứng tỏ sự hưng phấn tột độ, trong niềm vui chung của nhiều người. Bây giờ, báo Aften Posten (Thứ sáu 25.02.11), lấy được ba khuôn mặt khác nhau của bà Bộ trưởng văn hóa và thể thao, đã chứng tỏ được niềm vui chung (từ dân thường đến giới có chức quyền) của đất nước này như thế nào!....
Nếu đúng thế, cái nhìn (vision-visjon) của người Trưởng ban điều hành việc tổ chức giải Thế vận Hội mùa đông năm nay tại Na Uy đã thành hiện thực.
Nếu đúng thế, chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của những người ở vai trò lãnh đạo đất nước. Họ phải có tầm nhìn xa. Không phải nới rộng Thủ đô Thăng Long qua địa hạt của hai, ba tỉnh khác là đủ. Không phải chi phí cho công trình mừng 1000 năm Thăng Long, với số tiền đến cả triệu đô la (khoảng 1/10 ngân sách quốc gia) là đã nâng cao được địa vị đất nước, hay có thể tạo được sự khâm phục nơi người nước ngoài. Người lãnh đạo phải làm sao tạo được hướng đi chung cho đất nước, hay cái nhìn chung của cả dân tộc. Khi còn rụt rè trước áp lực ngoại bang, hay tệ hại hơn, bán lãnh thổ lãnh hải để bảo tồn địa vị của mình, mọi sự gắng sức khác của chính quyền không thể nào tạo nên một giá trị to lớn.
Từ những con cọp con trong lãnh vực thể thao chẳng hạn, đất nước mới có lúc trở thành những con cọp kinh tế trong vùng, hoặc ở tầm vóc quốc tế. Gương Nhật Bản, Nam Đại Hàn, Trung quốc chẳng hạn. Việt Nam, lẽ ra có thể cũng trở thành một con rồng như truyền thuyết từ xưa để lại. Nhưng, hiện nay, điều đó chưa thể thực hiện được, vì trong dịp làm đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long mà y phục trong một cuốn phim nhắc lại lịch sử trước kia của dân tộc, lại là y phục của Tàu. Nhắc lại sự tích Hai bà Trưng mà phải đưa qua Tàu trình duyệt. Điều này chưa thực hiện được, khi sinh viên biểu tình chống việc Trung quốc chiếm đảo Hoàng sa, Trường Sa đã bị chính quyền áp chế bằng nhiều cách; kể cả cách không cho được tiếp tục theo học tại trường. Điều đó cũng chỉ là giấc mơ, khi sự đoàn kết của dân tộc chưa thể thực hiện (lúc nào nhóm cầm quyền cũng xem người Việt tại hải ngoại là lực lượng thù địch)...khi chế độ độc đảng vẫn còn và kéo theo đó là một hệ thống tham nhũng hết sức tệ hại và kinh khiếp!... Nợ nần trong chương trình Vinashin hiện nay của chính quyền tại VN là nợ nần con cháu sau này phải gồng gánh để trả lại. E rằng với tình hình tham nhũng như thế này kéo dài, giấc mơ con Rồng không thấy, mà kết quả chỉ là một con giun, luôn bò chậm chạp sau đuôi những nước khác trong vùng Á châu.
Trước khi kết luận bài viết, nhân nói chuyện với các bậc cha mẹ có con em đang tuổi trở thành thiếu niên (trên 10 tuổi), tôi muốn sẵn dịp tâm sự với anh bạn phóng viên "tài tử" của trang mạng chúng tôi rằng, chúng ta nuôi dưỡng con em chúng ta không phải chỉ là lo cho chúng có đủ miếng ăn. Được đến trường và được khuyến khích tốt trong việc học là điều kiện cần thiết. Nhưng, nếu chúng không hoà nhập được vào cái tinh thần chung nơi chúng đã và đang trưởng thành, chúng có thể cũng thành công; nhưng cái thành công đó chỉ là có đủ một đời sống cơm no, áo ấm. Chúng phải trở thành một người có thêm khả năng điều hành những chương trình lớn; chẳng hạn cô gái Na Uy gốc Thổ nhĩ Kỳ nói trên; những người góp phần vào một buổì lễ hội lớn của người dân (Den store folkefesten) . Hay ít ra anh chàng người Keynea, sẵn sàng lao mình vào các công việc thiện nguyện. Những năm gần đây, những người sắc dân nước ngoài, trưởng thành tại xứ sở này, đã được giao phó những công việc có tầm vóc đáng kể.
Nói gần gũi hơn, nếu người con gái đang học đàn (dù là loại nhạc cụ gì), những sự kiện lớn mà cô bé được tham dự, sẽ góp phần làm cái chất nghệ sĩ trong người phong phú thêm. Nếu người con trai, sau này, đi theo đường âm nhạc, biết đâu dân Na Uy sẽ được thưởng thức những bản nhạc bất hủ, để đời. Chẳng hạn trường hợp Alexandre Rybak, một người Na Uy gốc Liên Xô.
Gần hơn với đời sống hằng ngày, chúng ta thấy rất rõ, khi còn nhỏ, nếu trẻ em không có thói quen tốt, sẽ không thể làm việc gì tốt hơn trong tương lai. Khi chúng không thể giúp cha mẹ lau quét nhà bếp, đừng mong, chúng sẽ giúp nhiều hơn trong việc dọn dẹp nhà cửa. Khi mà chúng vì nhiều lý do (hoặc do cha mẹ lơ là không dẫn dắt) không muốn tham dự vào những sự kiện nào đó, chẳng hạn như cuôc tranh giải thể thao mùa đông năm nay (**), làm sao chúng có thể gắn liền sinh hoạt của chúng vào những việc nặng nề khác. Các gia đình đã đưa con đến Homelkollen, họ đã lấy cả tuần nghĩ hè trong năm để làm công việc này. Có những người dám hy sinh sự thoải mái của riêng mình như thế, chính những người này sẽ sẵn sàng lấy 2(3) tuần nghỉ hè trong năm để chăm sóc riêng cha mẹ, khi họ đã trở nên quá già và đau yếu; nhất là khi phải trải qua một cuộc giãi phẩu nguy hiểm. Nếu dân chúng trong một nước sẵn sàng bỏ những thoải mái riêng tư để hoà nhập vào niềm vui chung, khi đất nước cần đến cái gọi là tinh thần quốc gia, hay muốn kêu gọi những người con dân của mình trở thành những người yêu nước, sự việc đó chỉ là một tiếng hô. Giống như khí thế tại Hội nghị Diên Hồng của một dân tộc Việt hào hùng thuở trước, khi nhà vua hỏi: "Thế nước yếu lấy gì lo chiến tranh", đã được tất cả đồng thanh hô to: "Hy sinh"!.
Đặng quang Chính
Oslo 27.02.2011
23:33
Ghi chú:
* Vi bringer brølet til kollen (We bring the roar to the hill)** Sau lần tổ chức này, phải đợi đến 10 hay 20 năm sau, Na Uy mới có cơ hội tổ chức lại một giải như thế.

Reader's Comment
8/16/201420:08:41
Guest
Phần nào

Em cho anh phần nào thôi anh nhé!
Muốn cái đầu hay muốn được cái chân
Chỉ một phần, anh đừng có lần khân
Chồng em đó, nó canh chừng em đó!

Thằng Tàu phù nghe nàng cười khoái chí!
Mày điếm già còn ỏn ẻn với tao
Tao lần khân từ cái đầu trở xuống
Để xem mày biện bạch với chồng mày

Từ những năm chín mươi (1990) tại Hội nghị Thành Đô
Trên thực tế đã lộ ra nhiều chứng cớ
Bọn đĩ già ngồi thượng tầng kiến trúc
Ỏn ẻn với Tàu còn gian dối với nhân dân

Nhân dân ta còn lần khân đến bao giờ?
Đợi ách đô hộ tròng vào cổ rồi mới đòi tranh đấu?
Hay mãi mê nghe bọn trí thức "Thoát Trung"
Con đĩ già mới cho phần nào mà cứ la oang oáng!

Đặng Quang Chính

--------------------------------------------------------



Thoát cái gì..?

Này tôi gọi các anh là "trí ngủ"
Chẳng phải các anh không có bằng cao
Mà bởi tại các anh đã quên sử Việt
"Thoát" Hoan xưa chui ống đồng về nước
Vì Mông Nguyên thua Đại Việt nước ta
Thế kỷ 13 ghi chiến công oanh liệt
Của nhà Trần ba lần diệt ngoại xâm
Lời Thái sư Quang Khải vẫn còn vang
"Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử giết quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu"
Nay bọn lãnh đạo nước ta quên hết
Mượn sức quân thù tiêu diệt anh em
Gần 40 năm chỉ lo tham nhũng
Vơ vét cho đầy túi tham của Đảng
Các điểm chiến lược giao Tàu khai thác
Các hợp đồng Tàu khựa được ưu tiên
Nếu người dân có ai lên tiếng
Ép chế, đánh người bắt bỏ tù oan
Tạo uất hận dâng lên như sóng biển
Không đập nào ngăn cản được lòng dân
Một lỗ rò sẽ trôi đi tất cả
Bọn quân thù chỉ cần khoét cho to
Cả đất nước sẽ trong vòng thống trị
Đã như thế nợ kia chưa trả hết
Làm bù nhìn đứng ở thế chơ vơ
Thế tay sai chạy đâu cho thoát
Thoát cái gì "Cõng rắn cắn gà nhà"
Thoát cái gì "rắn" đã nắm hầu bao
Thoát cái gì "rắn" trong Bộ chính trị
Thoát cái gì qua Hiệp ước Thành đô
Thế mà các anh vẫn còn ấm ớ
Hết hội thảo, thư gửi rồi kiến nghị
Bàn thoát Trung, thoát cái con mẹ gì!...
Bọn lãnh đạo đã chẳng có ra gì
Dẹp chúng nó người dân bầu người khác.
Vì ấm ớ các anh là "Trí ngủ"!

Đặng Quang Chính
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.