Hôm nay,  

Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào Được Đón Trịnh Trọng Hơn 2006

1/21/201100:00:00(View: 5598)
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào Được Đón Trịnh Trọng Hơn 2006

Bùi Văn Phú
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vừa có chuyến công du Hoa Kỳ và đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp với tất cả mọi nghi lễ thường dành cho lãnh đạo các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ.
Ngay khi vừa đến Mỹ ngày 18.01, ông Hồ đã có một bữa ăn tối riêng với Tổng thống Obama. Sang hôm sau là nghi thức đón tiếp trọng thể dành cho một lãnh đạo quốc gia với súng đại bác chào mừng và quốc yến tại Bạch Cung có sự tham dự của hơn 200 quan khách, trong đó có nhiều người gốc Hoa như tài tử Jackie Chan, điêu khắc gia Maya Lin, dương cầm thủ Lang Lang, vận động viên trượt băng Michelle Kwan, nhà thiết kế thời trang Vera Wang, trung hồ cầm thủ Yo-Yo Ma, Thị trưởng San Francisco Ed Lee, Thị trưởng Oakland Jean Quan.
So sánh với chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2006, dưới thời Tổng thống George W. Bush, thì cách Tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo Trung Quốc đã được nâng lên một cấp cao hơn.
Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về sự đón tiếp mà Hoa Kỳ đã dành cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm viếng nước Mỹ năm 2006, cũng như phong cách Tổng thống Mỹ đã đón lãnh đạo Việt Nam để trong tương lai khi lãnh đạo Việt Nam công du Hoa Kỳ và sẽ được đón tiếp ra sao thì có thể đánh giá quan hệ hai nước đã tiến đến đâu.
*
Quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt có bình thường không"
Khởi đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, dẫn đến chuyến đi Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đến nay đã 34 năm. Sự kiện lịch sử nối tiếp trong quan hệ Mỹ-Trung là vào năm 1979, 30 năm sau ngày những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết định cắt đứt quan hệ với đồng minh Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và coi quốc gia cộng sản này là đại diện chính thức tại Liên hiệp quốc.
Từ đó đến nay, bất kỳ ai lên làm tổng thống Mỹ thì một chuyến thăm Trung Quốc không thể thiếu trong lịch trình công du, từ Tổng thống Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bush (cha), Bill Clinton cho đến đương kim Tổng thống George W. Bush. Đáp lại, lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể không đến Hoa Kỳ trong lúc cầm quyền, từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cầm Đào.
Suốt hơn 30 năm qua, tuy không phải là một liên minh quân sự nhưng hai nước đã đưa mức trao đổi thương mại lên mấy trăm tỉ đô la mỗi năm khiến nền kinh tế của hai nước trở nên lệ thuộc vào nhau trong thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hoá. Trung Quốc cần mua máy bay, cần kỹ thuật cao, máy móc công nghiệp nặng để dùng trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó hàng gia dụng do Trung Quốc sản xuất được dân Mỹ ào ạt tiêu thụ với giá rẻ.
Nhưng trong mối quan hệ thương mại tốt đẹp đó tiềm ẩn những bất đồng, nhiều khi trở thành những sóng ngầm trong quan hệ hai bên.
Bài viết dưới đây của Melinda Liu từ Bắc Kinh và Richard Wolffe từ Bạch Cung trên tuần báo Newsweek ngày 01.05.2006, về chuyến đi Hoa Kỳ tháng trước của chủ tịch Hồ Cầm Đào cho thấy điều đó.
*
Chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc của Bush: Lạc ý trong lời dịch
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thể yên tâm một điều là hầu hết người dân Trung Quốc không thấy cảnh đau lòng trong cuộc đón tiếp dành cho ông tại Bạch Cung. Không ngay lúc này, điều đó đúng. Những cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát chỉ cho khán giả ở quê nhà xem những góc cạnh đã được chọn lựa kỹ về chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần trước. Nhưng dù với những nỗ lực nhịp nhàng của hơn 30 nghìn công an mạng của Bắc Kinh, những chi tiết đau lòng – qua tia sáng băng hình – đã nhoá lên trước mắt những người sử dụng Internet trong nước. “Tôi có thể tóm tắt cảm nghĩ của mình khi xem tin trực tuyến là: Tôi cảm thấy như bị hiếp”, một người ở Tianya tham gia một diễn đàn mạng từ lục địa đã viết như thế. “Nhưng tôi không biết ai làm điều đó hay những nỗi đau của tôi nằm ở chỗ nào.”

Đối với người Trung Quốc luôn muốn giữ thể diện, chuyến viếng thăm đã có vấn đề ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch. Những phụ tá của ông Hồ hy vọng có quốc yến. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chấp nhận một bữa tiệc trưa. Chuyện vòng vo đó là điều được biết trước. Nhưng một loạt những sự cố thiếu tính ngoại giao và những điều gây xấu mặt không tiên liệu trước đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp gấp bội.
Trong buổi lễ đón tiếp ở Đông Viên trước thềm Bạch Cung, khi mở đầu chương trình người xướng ngôn Mỹ giới thiệu sai tên quốc gia ông Hồ đại diện là “Cộng hoà Trung Hoa”, tên gọi chính thức của Đài Loan, một đảo quốc trong vòng nửa thế kỷ qua đã là nguyên nhân chính cho những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. (Phụ tá của ông Bush nói phần dịch ra tiếng Hoa thì đúng với tên gọi của Trung Quốc)
Ngay sau lời giới thiệu lầm lẫn của người xướng ngôn, một chuyện đau lòng khác lại xảy ra. Khi ông Hồ vừa bắt đầu bài diễn văn, có một người hoạt động nhân quyền len trong đội ngũ phóng viên báo chí, la lối: “Chủ tịch Hồ! Ngày tàn của ông sắp đến rồi.” Người đàn bà ấy tiếp tục la lớn tiếng nhiều phút trước khi an ninh cảnh sát bắt đưa đi.
Sau đó trong Văn phòng Bầu dục ông Hồ nhận được lời xin lỗi từ chính người đã đón tiếp ông. “Đây là điều chẳng may. Tôi lấy làm tiếc vì sự việc đã xảy ra”. Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Hồ. Nhưng lời nói đó là điều khó dịch cho những thông dịch viên nhà nước ở Bắc Kinh, vì tiếng Hoa có ít nhất bốn cách dịch từ “sorry” tùy theo mức độ tế nhị. Báo chí nhà nước phải nghĩ đến việc chọn ngôn từ nào để tô đen một cách chính xác lời xin lỗi của Hoa Kỳ mà sẽ ít làm cho ông Hồ mất thể diện nhất.
Dù vụ việc bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng thông tin này đã được mau chóng truyền đi từ những người sử dụng mạng điện tử đến với quần chúng không nối mạng. Một số người tham gia diễn đàn cho rằng những la ó đó là âm mưu của người Mỹ - cho dù người phụ nữ đó đã bị giam giữ một đêm. Một người đa nghi so sánh việc làm của bà như “một con chó đang sủa để tìm lợi lộc từ ông chủ”. Nhưng những người khác thì nói ông Bush không phải xin lỗi. “Hoa Kỳ có thể cho phép những người phản đối vào Bạch Cung la ó!” Một ý kiến đưa ra tuần trước. “Đây là điều chứng tỏ họ bảo vệ quyền tự do phát biểu của công dân. Hãy nhìn vào Trung Quốc luôn tô mầu, sàng lọc, kiểm soát những gì người dân có thể có được. Đó là sự khác biệt giữa hai quốc gia.”
*
Qua chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhìn lại chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải vào năm ngoái thì thấy có những điểm giống nhau.
Ông Khải và ông Hồ đến Mỹ đều đặt chân tới Seattle trước khi đến thủ đô Hoa Kỳ. Ở Seattle hai ông đều ghé thăm “người giầu nhất hành tinh” Bill Gates là chủ tịch công ty Microsoft. Ông Hồ được ông Gates chiêu đãi ăn trưa còn ông Khải thì không.
Đến Thủ đô Washington ông Hồ và ông Khải đều gặp biểu tình chống đối và có những sự cố làm mất thể diện. Ông Hồ bị la ó phản đối, ông Khải bị hất rượu vang. Hoa Kỳ không đãi quốc yến hai lãnh tụ cộng sản châu Á, nhưng ông Hồ được ông Bush chiêu đãi bữa ăn trưa, còn ông Khải thì không.
Ông Khải cũng như ông Hồ đều không ghé thăm California là nơi có đông người đồng hương nhất.
Chính vì sự khác biệt giữa chế độ dân chủ và cộng sản mà những đón tiếp dành cho lãnh tụ cộng sản vẫn có những giới hạn chừng mực. Đó là những dấu chỉ cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và những nước cộng sản tuy phát triển về thương mại nhưng luôn có trắc trở và chưa bao giờ được gọi là bình thường như quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ-Anh hay Mỹ-Pháp.
*
Tuy Hoa Kỳ đã trải thảm đỏ để đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng khi được phóng viên hỏi Trung Quốc hiện là bạn hay thù, Ngoại trưởng Hillary Clinton trả lời rằng bà hi vọng quan hệ hai nước sẽ bình thường.
© 2011, 2006 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.