Hôm nay,  

Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào Được Đón Trịnh Trọng Hơn 2006

1/21/201100:00:00(View: 5597)
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào Được Đón Trịnh Trọng Hơn 2006

Bùi Văn Phú
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vừa có chuyến công du Hoa Kỳ và đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp với tất cả mọi nghi lễ thường dành cho lãnh đạo các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ.
Ngay khi vừa đến Mỹ ngày 18.01, ông Hồ đã có một bữa ăn tối riêng với Tổng thống Obama. Sang hôm sau là nghi thức đón tiếp trọng thể dành cho một lãnh đạo quốc gia với súng đại bác chào mừng và quốc yến tại Bạch Cung có sự tham dự của hơn 200 quan khách, trong đó có nhiều người gốc Hoa như tài tử Jackie Chan, điêu khắc gia Maya Lin, dương cầm thủ Lang Lang, vận động viên trượt băng Michelle Kwan, nhà thiết kế thời trang Vera Wang, trung hồ cầm thủ Yo-Yo Ma, Thị trưởng San Francisco Ed Lee, Thị trưởng Oakland Jean Quan.
So sánh với chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2006, dưới thời Tổng thống George W. Bush, thì cách Tổng thống Mỹ đón tiếp lãnh đạo Trung Quốc đã được nâng lên một cấp cao hơn.
Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về sự đón tiếp mà Hoa Kỳ đã dành cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm viếng nước Mỹ năm 2006, cũng như phong cách Tổng thống Mỹ đã đón lãnh đạo Việt Nam để trong tương lai khi lãnh đạo Việt Nam công du Hoa Kỳ và sẽ được đón tiếp ra sao thì có thể đánh giá quan hệ hai nước đã tiến đến đâu.
*
Quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt có bình thường không"
Khởi đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, dẫn đến chuyến đi Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đến nay đã 34 năm. Sự kiện lịch sử nối tiếp trong quan hệ Mỹ-Trung là vào năm 1979, 30 năm sau ngày những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết định cắt đứt quan hệ với đồng minh Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và coi quốc gia cộng sản này là đại diện chính thức tại Liên hiệp quốc.
Từ đó đến nay, bất kỳ ai lên làm tổng thống Mỹ thì một chuyến thăm Trung Quốc không thể thiếu trong lịch trình công du, từ Tổng thống Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bush (cha), Bill Clinton cho đến đương kim Tổng thống George W. Bush. Đáp lại, lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể không đến Hoa Kỳ trong lúc cầm quyền, từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cầm Đào.
Suốt hơn 30 năm qua, tuy không phải là một liên minh quân sự nhưng hai nước đã đưa mức trao đổi thương mại lên mấy trăm tỉ đô la mỗi năm khiến nền kinh tế của hai nước trở nên lệ thuộc vào nhau trong thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hoá. Trung Quốc cần mua máy bay, cần kỹ thuật cao, máy móc công nghiệp nặng để dùng trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó hàng gia dụng do Trung Quốc sản xuất được dân Mỹ ào ạt tiêu thụ với giá rẻ.
Nhưng trong mối quan hệ thương mại tốt đẹp đó tiềm ẩn những bất đồng, nhiều khi trở thành những sóng ngầm trong quan hệ hai bên.
Bài viết dưới đây của Melinda Liu từ Bắc Kinh và Richard Wolffe từ Bạch Cung trên tuần báo Newsweek ngày 01.05.2006, về chuyến đi Hoa Kỳ tháng trước của chủ tịch Hồ Cầm Đào cho thấy điều đó.
*
Chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc của Bush: Lạc ý trong lời dịch
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thể yên tâm một điều là hầu hết người dân Trung Quốc không thấy cảnh đau lòng trong cuộc đón tiếp dành cho ông tại Bạch Cung. Không ngay lúc này, điều đó đúng. Những cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát chỉ cho khán giả ở quê nhà xem những góc cạnh đã được chọn lựa kỹ về chuyến công du Hoa Kỳ vào tuần trước. Nhưng dù với những nỗ lực nhịp nhàng của hơn 30 nghìn công an mạng của Bắc Kinh, những chi tiết đau lòng – qua tia sáng băng hình – đã nhoá lên trước mắt những người sử dụng Internet trong nước. “Tôi có thể tóm tắt cảm nghĩ của mình khi xem tin trực tuyến là: Tôi cảm thấy như bị hiếp”, một người ở Tianya tham gia một diễn đàn mạng từ lục địa đã viết như thế. “Nhưng tôi không biết ai làm điều đó hay những nỗi đau của tôi nằm ở chỗ nào.”

Đối với người Trung Quốc luôn muốn giữ thể diện, chuyến viếng thăm đã có vấn đề ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch. Những phụ tá của ông Hồ hy vọng có quốc yến. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chấp nhận một bữa tiệc trưa. Chuyện vòng vo đó là điều được biết trước. Nhưng một loạt những sự cố thiếu tính ngoại giao và những điều gây xấu mặt không tiên liệu trước đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp gấp bội.
Trong buổi lễ đón tiếp ở Đông Viên trước thềm Bạch Cung, khi mở đầu chương trình người xướng ngôn Mỹ giới thiệu sai tên quốc gia ông Hồ đại diện là “Cộng hoà Trung Hoa”, tên gọi chính thức của Đài Loan, một đảo quốc trong vòng nửa thế kỷ qua đã là nguyên nhân chính cho những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. (Phụ tá của ông Bush nói phần dịch ra tiếng Hoa thì đúng với tên gọi của Trung Quốc)
Ngay sau lời giới thiệu lầm lẫn của người xướng ngôn, một chuyện đau lòng khác lại xảy ra. Khi ông Hồ vừa bắt đầu bài diễn văn, có một người hoạt động nhân quyền len trong đội ngũ phóng viên báo chí, la lối: “Chủ tịch Hồ! Ngày tàn của ông sắp đến rồi.” Người đàn bà ấy tiếp tục la lớn tiếng nhiều phút trước khi an ninh cảnh sát bắt đưa đi.
Sau đó trong Văn phòng Bầu dục ông Hồ nhận được lời xin lỗi từ chính người đã đón tiếp ông. “Đây là điều chẳng may. Tôi lấy làm tiếc vì sự việc đã xảy ra”. Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Hồ. Nhưng lời nói đó là điều khó dịch cho những thông dịch viên nhà nước ở Bắc Kinh, vì tiếng Hoa có ít nhất bốn cách dịch từ “sorry” tùy theo mức độ tế nhị. Báo chí nhà nước phải nghĩ đến việc chọn ngôn từ nào để tô đen một cách chính xác lời xin lỗi của Hoa Kỳ mà sẽ ít làm cho ông Hồ mất thể diện nhất.
Dù vụ việc bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng thông tin này đã được mau chóng truyền đi từ những người sử dụng mạng điện tử đến với quần chúng không nối mạng. Một số người tham gia diễn đàn cho rằng những la ó đó là âm mưu của người Mỹ - cho dù người phụ nữ đó đã bị giam giữ một đêm. Một người đa nghi so sánh việc làm của bà như “một con chó đang sủa để tìm lợi lộc từ ông chủ”. Nhưng những người khác thì nói ông Bush không phải xin lỗi. “Hoa Kỳ có thể cho phép những người phản đối vào Bạch Cung la ó!” Một ý kiến đưa ra tuần trước. “Đây là điều chứng tỏ họ bảo vệ quyền tự do phát biểu của công dân. Hãy nhìn vào Trung Quốc luôn tô mầu, sàng lọc, kiểm soát những gì người dân có thể có được. Đó là sự khác biệt giữa hai quốc gia.”
*
Qua chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhìn lại chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải vào năm ngoái thì thấy có những điểm giống nhau.
Ông Khải và ông Hồ đến Mỹ đều đặt chân tới Seattle trước khi đến thủ đô Hoa Kỳ. Ở Seattle hai ông đều ghé thăm “người giầu nhất hành tinh” Bill Gates là chủ tịch công ty Microsoft. Ông Hồ được ông Gates chiêu đãi ăn trưa còn ông Khải thì không.
Đến Thủ đô Washington ông Hồ và ông Khải đều gặp biểu tình chống đối và có những sự cố làm mất thể diện. Ông Hồ bị la ó phản đối, ông Khải bị hất rượu vang. Hoa Kỳ không đãi quốc yến hai lãnh tụ cộng sản châu Á, nhưng ông Hồ được ông Bush chiêu đãi bữa ăn trưa, còn ông Khải thì không.
Ông Khải cũng như ông Hồ đều không ghé thăm California là nơi có đông người đồng hương nhất.
Chính vì sự khác biệt giữa chế độ dân chủ và cộng sản mà những đón tiếp dành cho lãnh tụ cộng sản vẫn có những giới hạn chừng mực. Đó là những dấu chỉ cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và những nước cộng sản tuy phát triển về thương mại nhưng luôn có trắc trở và chưa bao giờ được gọi là bình thường như quan hệ Mỹ-Nhật, Mỹ-Anh hay Mỹ-Pháp.
*
Tuy Hoa Kỳ đã trải thảm đỏ để đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng khi được phóng viên hỏi Trung Quốc hiện là bạn hay thù, Ngoại trưởng Hillary Clinton trả lời rằng bà hi vọng quan hệ hai nước sẽ bình thường.
© 2011, 2006 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.