Hôm nay,  

Tầm Mức Quan Trọng Của Sự Chuẩn Bị Trong Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

1/13/201100:00:00(View: 7817)
Tầm Mức Quan Trọng Của Sự Chuẩn Bị Trong Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

chuan_bi_giao_duc_quan_trong-large-contentGiáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, tiến sĩ Nguyễn Kim, các giáo sư đại học CSULB, đại học Thượng Hải và sinh viên SLI.

Nguyễn-Viết Kim

Năm 2011 vừa mới bắt đầu, trong những mối lo của dân chúng thì công ăn việc làm là ưu tiên, vì từ đó mới có cơm ăn áo mặc, được hưởng bảo hiểm y tế, có điều kiện nuôi dưỡng con cái đầy đủ từ tiểu học cho đến khi tốt nghiệp đại học. Nếu có việc làm đúng sở thích, hợp khả năng, thì có nhiều cơ hội nâng cao phẩm chất chuyên nghiệp, đưa đến thù lao cao, tiến đến một cuộc sống vững vàng. Thành ra sự chuẩn bị để khi rời mái nhà trường có công việc vững chắc, thích thú, có viễn tượng thăng tiến là một điều mà chính phủ, kỹ nghệ, các định chế tài chánh, quốc gia và quốc tế, cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh sinh viên đều nên quan tâm và cùng nhau hợp tác để chuẩn bị cho tương lai .
Tốt nghiệp trong các năm 2008, 2009 và ngay cả 2010 có sự khó khăn khi đi tìm việc làm, tuy nhiên theo một số nhân vật trong quản trị thì sự cung ứng các chuyên viên thuộc các ngành cần thiết vẫn không đủ; các sinh viên tốt nghiệp với số điểm xuất sắc, có kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tế, biết thêm ngoại ngữ, thông hiểu văn hoá, phong tục tập quán để có thể sẵn sàng đi làm việc ở khắp mọi nơi, nội địa và ngoại quốc vẫn có chỗ cộng tác thích hợp .
Những yếu tố sau đây góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị và sửa soạn : xuất sắc ở học đường, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng ngôn ngữ .
Đi vào từng điểm:
a- xuất sắc ở học đường: thông hiểu môn học, lựa chọn các môn học hữu dụng và tập luyện óc phân tích và khả năng tổng hợp, lòng quyết tâm và sự kiên tâm chì trí. Kỹ sư Lê Duy-Loan có văn bằng kỹ sư của đại học Texas ở Austin, đỗ với hạng danh dự cao và học trình bao gồm những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Thiết Kế, Thảo Chương, Anh Văn (Viết, Nói và Diễn Đạt) không những ở sơ cấp, trung cấp mà cao cấp (advanced classes in Physics, Algebra, Mathematics, Computer Design and Programming, English , Composition, Communications).
Cần nói thêm là thông thường khi tốt nghiệp xuất sắc tại đại học thì có 3 hạng: danh dự cao nhất (summa cum laude: 1%), danh dự cao (magna cum laude: 2%), danh dự (cum laude: 5%).
Bây giờ cô là senior fellow của Texas Instruments, tức là 1 trong 6 người trong ban lãnh đạo, quản trị kỹ thuật và định hướng chiến lược cho công ty này. Cô sang đây lúc 12 tuổi với khả năng Anh Văn giới hạn và cuộc sống gia đình thanh đạm lúc đầu với nhiều khó khăn, vất vả. Còn nhiều thí dụ khác như vị lãnh đạo số 2 (senior vice-president) của Định Chế Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society), kỹ sư Nguyễn Duy-An, anh hơi lỡ tuổi lúc qua đây nên bắt đầu theo học đại học cộng đồng song khi làm bài tập thì làm hết cả cuốn, khi thảo chương thì viết dưới nhiều khía cạnh và ra trường tốt nghiệp hàng đầu, luyện anh văn qua việc chăm chú nghe truyền thanh và nghe xem truyền hình rồi lập lại. Thiên văn gia Jane Lưu, tìm ra thiên thạch (asteroid) mang tên cô 5410 LUU trong vòng đai (Kuiper Belt) của thái dương hệ (solar system). Khi đi thăm căn cứ NASA tại Pasadena theo trường lúc học trung học, cô tìm thấy sở thích và say mê theo đuổi ngành vật lý thiên văn (astrophysics) từ năm 16 tuổi và hiện nay làm việc tại đại học kỹ thuật hàng đầu MIT . Gần với khu vực Little Saigon chúng ta có phi hành gia (astronaut) Trịnh Hữu Châu (Eugene), giáo sư tại đại học nổi tiếng CalTech, ông là nhân viên cao cấp và trọng yếu của cơ quan hàng không và không gian quốc gia (NASA), từ Pháp qua Mỹ năm 18 tuổi, ông trau dồi khả năng vật lý với những kết quả sáng chói, ngoài kiến thức kỹ thuật ông còn có văn bằng cao học về triết lý. Ông là phi hành gia duy nhất gốc Việt, đã bay với phi thuyền Columbia lên không gian gần 20 năm trước đây. Đóng góp rất nhiều trong việc nghiên cứu để chữa trị cho các thương bệnh binh, nhất là các quân nhân tại chiến trường hay được tản thương về Mỹ là giáo sư Nguyễn Thể Bình, thuộc trường Quân Y của Quân Lực Hoa Kỳ, là bác sĩ chuyên khoa giảng dạy về quang tuyến (radiology), cô nghiên cứu sự thương vong do ảnh hưởng cuả võ khí và môi trường chiến trận, khả năng cứu thương và tải thương tại mặt trận và các bệnh viện dã chiến. Từ đó đưa vào giáo trình huấn luyện các quân y sĩ, để các bác sĩ này được chuẩn bị thích ứng với tiền tuyến. Sau khi rời khỏi Việt Nam, gia đình cô đã ở Âu Châu một thời gian dài trước khi được định cư tại Mỹ. Cô đã nổi bật từ trung học, đại học, y khoa dù vốn liếng Anh Ngữ ít ỏi lúc đầu và những khó khăn vật chất khi mới nhập cư .
b- kinh nghiệm chuyên môn:

Mỗi mùa hè chúng ta nhận thấy có rất nhiều khuôn mặt trẻ, tuấn tú trên đường phố thủ đô. Một số là các sinh viên từ khắp nơi về làm việc thực tập hè (internship) ở các Bộ, Phủ, Định Chế Tài Chánh, Truyền Thông, Cơ Quan Quốc Tế, Cơ Sở Khoa Học. Thông thường những em xuất sắc sẽ được tiếp tục cộng tác trong năm, mùa hè năm tới và khi tốt nghiệp tại thủ đô hay tại địa phương. Khi đi tìm việc làm thì đây là một điểm nổi bật, khi trở lại học đường thì các em hiểu sự khác biệt giữa "huyền thoại và thực tế", hiểu rõ sự thiết yếu trong công việc mình định theo đuổi và theo học các môn học để có thêm kiến thức. Ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất, các định chế, công ty, cơ sở chính quyền cùng vẫn dành một ngân khoản để thu dụng huấn luyện các sinh viên, đào tạo thành những chuyên viên hữu dụng; để được chấp nhận, thông thường phải hội đủ 2 điều kiện: khả năng và tư cách .
Tại vùng Hoa Thịnh Đốn chúng ta đều có người gốc Việt làm "mẫu mực" (role model) để các em noi theo trong các cơ sở như: NASA, NOAA, World Bank, International Monetary Fund, Red Cross, Georgetown University, Catholic Uinversity, National Geographic Society, Johns Hopkins University, Đại Học Quân Y, University of Maryland, University of Virginia, George Mason University, National Insitute of Standards and Technology, Department of Homeland Security, State, Defense, US Congress, ABC, CBS, NBC,... các công ty nhỏ và hạng trung cũng muốn có sự cộng tác chuyên nghiệp .
c- khả năng ngôn ngữ:
vì sự toàn cầu hoá nên sự hiểu biết phong tục, tập quán, tiếng nói các quốc gia có liên lạc giao thương với Hoa Kỳ rất quan trong. Theo thống kê (Center for Economic Development) thì Hoa Kỳ đã mất đi trong vài năm vừa qua mỗi năm khoảng 3.2 tỉ Mỹ Kim (billions), tức là 3,200 triệu, vì không đủ chuyên viên có sự thông hiểu ngoại ngữ và văn hoá địa phương để có thể đấu thầu thành công và quản trị hữu hiệu. Thoả ước mới ký kết giữa Đại Hàn và Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh giao thương và cần nhiều chuyên viên Hoa Kỳ qua xứ này làm việc. Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh cho biết uỷ ban liên bộ bàn thảo và lưu ý về các ngôn ngữ có thể được đưa lên ưu tiên chiến lược, thêm vào với 5 ngôn ngữ Hoa, Hàn, Nga, Ba Tư, Ả Rập, là Bồ Đào Nha (Portugese), Việt Nam, Nam Dương , Nam Phi và Tây Ban Nha, vì sự lưu ý đến kinh tế và vị trí chiến lược: khối BRIC (Brazil, Russia, India, China), ngôn ngữ Bồ Đào Nha được sử dụng tại Ba Tây, và khối MAVINS (Mexico, Australia, Việt Nam, Indonesia, Nigeria, South Africa). Hiện là ủy viên giáo dục học khu garden grove, bà đã đưa Việt Ngữ vào giáo trình và niên học tới sẽ có thêm Hàn Ngữ. Qua chức vụ giám đốc điều hành (executive director) chương trình ngôn ngữ chiến lược (SLI: Strategic Language Initiative) bao gồm 23 đại học của California State University System. Liên bộ (Quốc Phòng, Ngoại Giao, Giao Thương, Giáo Dục) định nghĩa ngôn ngữ chiến lược là cần thiết cho an ninh quốc gia và giao thương kinh tế toàn cầu, giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh khuyến khích các sinh viên gốc Việt trau dồi kiến thức sinh ngữ, ngoại ngữ để có thể được tuyển vào chương trình bao gồm 5 sinh ngữ: Hoa, Hàn, Nga, Ả Rập, Ba Tư. Theo thống kê thì các sinh viên thuộc mọi ngành nghề tốt nghiệp chương trình này có cơ hội nhiều hơn khi đi tìm việc hay học lên cao; một số có việc hợp với khả năng, một số được các trường đại học nổi tiếng nhận vào .
Sinh viên thuộc hệ thống Community Colleges, CSU, CU tại California có thể đến văn phòng chỉ dẫn và hướng nghiệp để gặp nhân viên chuyên môn (counselor), thu thập tài liệu thông tin đầy đủ, hỏi thăm về các chương trình học, trong đó có chương trình SLI, trắc nghiệm khả năng, để có những thông tin chính xác cần thiết cho việc hoạch định tương lai .
Tóm lại sự chuẩn bị cần có: nghiên cứu nhu cầu, xác định khả năng, trau dồi kiến thức, nâng cao phẩm chất chuyên môn, học hỏi và thích ứng với môi trường, nghiên cứu thị trường để chuẩn bị tương lai: tìm chỗ thực tập ngay khi đang đi học, học thuần thục những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Cơ Học, Thống Kê, Sinh Ngữ, Ngoại Ngữ.
Khoảng gần cuối năm 2010 và sang năm 2011 thì bối cảnh công việc tiến triển hơn hơn song khi các công ty nhận thấy trong lúc tình hình kinh tế từ khó khăn rồi bước qua khả quan hơn, họ không còn cần nhiều nhân viên như trước đây, cộng thêm với sự tiến triển kỹ thuật nên sự tuyển dụng cũng không tương ứng với sự tăng gia sản xuất. Vì thế để bảo vệ việc làm của mình nên luôn có tinh thần :
- tập luyện một tinh thần chuyên nghiệp từ cách ăn mặc, lời nói, cách diễn tả, giao tiếp.
- chú trọng vào khả năng nói, nghe, nhận, hiểu; khả năng viết rõ ràng và đọc hiểu rõ.
- tạo một thói quen có những nhận xét để đề nghị cải tiến phẩm chất, tăng năng xuất.
- tập viết bài, trình bày ý tưởng gọn ghẽ, mạch lạc .
- nghiên cứu kỹ lưỡng công ty, cơ quan mình có ý định tìm việc và công việc theo đuổi.
- có cái nhìn chiến lược, thí dụ như an ninh điện toán bao gồm phòng ngừa, chữa trị , củng cố, thì nên trau dôi những kiến thức về số học như số chính (prime number: chỉ chia được với 1 và chính nó) : 1,2,3,5,7,11,13,17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43 ....; học hỏi thêm qua báo chí chuyên môn, sách vở, theo học các môn học thiết yếu dựa trên những tiến bộ khoa học và ứng dụng, tham dự các hội nghị chuyên môn, viết bài đóng góp .

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.