Hôm nay,  

Đừng Trách Em Độc Ác

1/11/201100:00:00(View: 7115)
Đừng Trách Em Độc Ác
pho_te_nguyen_manh_san-content
Phó Tế Nguyễn Mạnh San thuyết trình đề tài pháp luật thực dụng trong Ngày Luật Pháp (Law Day) tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, Oklahoma 29-04-2010.




Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Người Việt-Nam chúng ta vẫn thường nói: “thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người đổi thay”. Quả thật đúng như vậy. Những ai mới từ các quốc gia khác đến Hoa Kỳ là thường trú nhân hay đã nhập tịch, cho dù cư ngụ đã nhiều năm hay ít năm, chắc rất ít ai chú ý hay tìm hiểu về Luật Gia Đình của Hoa Kỳ (American Family Law). Trong bộ luật này bao gồm rất nhiều các tiết mục khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến tiết mục ly dị (Divorce) và trong tiết mục ly dị này, có kèm theo 2 tiểu mục: Thứ nhất là tiền trợ cấp cho vợ (Alimony). Thứ nhì là tiền trợ cấp cho con cái (Child Support). Trước tiên, theo Đạo Luật Canh Cải Gia Đình mang số 43, đoạn 101, của tiểu bang Oklahoma nói riêng, có liệt kê các nguyên lý căn bản (Grounds for Divorce), là những bằng cớ pháp lý, để đệ đơn xin Tòa cứu xét và ban bố bản án ly dị như sau:
1. Bỏ nhà ra đi trong 1 năm (Abandonment for 1 year).
2. Ngoại tình (Adultery).
3. Bất lực sinh lý (Impotency).
4. Mang thai với người khác không phải với chồng (When the wife at the time of her marriage, was pregnant by another than her husband).
5. Quá hung ác (Extreme cruelty).
6. Bội ước (Fraudulent contract).
7. Bất hòa (Incompatibility).
8. Nghiền rượu (Habitual drunkeness).
9. Hoàn toàn thiếu bổn phận đối với gia đình (Gross neglect of duty to family).
10. Bị giam giữ hay bị án tù của tiểu bang hay liên bang về tội phạm hình sự (Imprisonment of the other party in a state of federal penal institution under sentence thereto for the commission of a felony).
11. Mắc bệnh điên khùng trong 5 năm (Insanity for a period of 5 years).
Đối với những ông chồng nào giàu có, nhiều bất động sản với nhiều chương mục đầu tư, hoặc có công ăn việc làm lương cao, sẽ cảm thấy ớn lạnh xương sống, nếu đặt trường hợp mình phải ly dị vợ hoặc bị vợ ly dị mình, đều phải lãnh nhận nhiều những hậu quả đau thương, vừa về tinh thần lẫn vật chất, có trường hợp gần như muốn tắt thở về vấn đề trợ cấp tài chánh cho người vợ theo phán quyết của Tòa. Vì có những trường hợp người chồng phải trợ cấp tài chánh cho người vợ (Alimony) suốt đời vì người vợ đã nhiều tuổi, sức khoẻ lại yếu kém hoặc bị mắc bệnh nan y, dù có muốn tái giá cũng chẳng có ai dám lấy. Vậy trong những trường hợp như thế, nếu có phải trợ cấp tài chánh suốt đời cho người vợ, thì cũng rất hợp tình hợp lý, không có điều gì phải thắc mắc. Trái lại có những trường hợp người vợ còn trẻ tuổi, còn nhan sắc mặn mà, nếu muốn tái giá lúc nào trả được, sẽ có vô số người nhào vô nạp đơn, xin được tôn thờ như một Nữ Thần Tình Ái; ấy thế mà có nhiều trường hợp như vậy, mà người chồng vẫn phải trợ cấp tài chánh cho người vợ liên tục trong nhiều năm, cho tới khi nào người vợ chính thức làm hôn thú với người chồng khác, thì tiền trợ cấp hàng tháng mới được Tòa cho phép bãi bỏ, còn nếu người vợ có tình nhân đang sống chung với nhau trong một nhà như đôi bạn tri kỷ, không làm giấy hôn thú với nhau, thì tiền trợ cấp cho người vợ vẫn phải tiếp tục thi hanh như thường lệ. Chính vì sự thiếu công bằng này, một mặt phải tuân hành đúng theo bản án đã qui định, nhưng trên thực tế lại phải chứng kiến tận mắt cảnh chướng tai gai mắt, cho nên đã tạo ra sự bất mãn, vượt quá sức chịu đựng đau khổ của người chồng, gây ra biết bao nhiêu những thảm trạng đau thương, làm cho người chồng tức giận đến tột độ, không thể kìm hãm nỗi sự tức giận này, nên đã có những trường hợp xẩy ra trong quá khứ, là người chồng dùng súng bắn chết tình nhân của vợ, bắn chết vợ, rồi quay mũi súng vào đầu mình tự sát, hoặc có những trường hợp khác đã xẩy ra, người chồng nhìn thấy tận mắt, cảnh tượng chướng tai gai mắt, vợ cũ của mình đang du hí vui vẻ bên tình nhân trong căn nhà cũ của mình mua trước khi ly dị, trong khi chính mình phải đi làm việc vất vả mỗi ngày, để có đủ tiền trợ cấp cho người vợ, theo đúng án lệnh của Tòa quy định trong bản án ly dị, nhưng trong một lúc tức giận mất khôn, ngay tức khắc, người chồng bỏ luôn việc làm lương cao của mình đang làm, để trở thành kẻ thất nghiệp, không lợi tức gì hết, để khỏi phải tiếp tục trợ cấp tài chánh cho người vợ hàng tháng và như thế người vợ sẽ không còn có khả năng tài chánh đầy đủ như trước, để ngồi chơi xơi nước, vui hưởng hạnh phúc bên tình nhân. Mặc dầu người chồng biết rằng hành động như thế là dại dột, mình sẽ phải đi ngồi tù vì không tuân hành án lệnh của Tòa, nhưng thà là chấp nhận bị ngồi tù, để khỏi phải chịu đựng những cơn tức giận hộc máu nổi lên và còn sướng hơn là cứ phải cấp dưỡng tiền bạc cho vợ hàng tháng, để nhìn thấy vợ mình du hí vui vẻ với tình nhân, làm đau lòng như đứt từng khúc ruột.

Phần trình bày chi tiết trên đây mới chỉ là điều thứ nhất, nói về tiền trợ cấp cho vợ sau khi ly dị. Tiếp theo đây là điều thứ nhì, nói về tiền trợ cấp (Child support) hàng tháng của người cha cho các con còn nhỏ tuổi (Minor children) dưới sự nuôi dưỡng săn sóc của Mẹ theo như án lệnh của Tòa và khi các con đã khôn lớn, đến tuổi vị thành niên, thì người cha không cần phải trợ cấp tài chánh cho chúng nữa. Phải công tâm để nhận thức ra rằng điều này rất hợp tình hợp lý, người mẹ được Tòa giao trách nhiệm dạy dỗ nuôi nấng con cái thay cho người Cha, thì người Cha cũng phải có bổn phận cung cấp tài chánh cho người Mẹ, để người Mẹ có đủ phương tiện vật chất, ngõ hầu chu toàn việc nuôi nấng dạy dỗ con cái cho nên người. Nhưng thật đáng tiếc, đã có một số trường hợp xẩy ra, mặc dầu có công ăn việc làm với lương bổng khá cao, để người Cha có thể cấp dưỡng cho con cái hàng tháng, theo đúng số tiền quy định mà Tòa đã phán quyết. Nhưng vì bản chất là người thiếu trách nhiệm đối với con cái nên đã có những người Cha không chịu thi hành nghiêm chỉnh lệnh phán của Tòa, làm cho người Mẹ không đủ khả năng tài chánh để tiếp tục nuôi dưỡng con cái, nên bắt buộc người Mẹ phải đi tố cáo sự việc xẩy ra với chính quyền, để nhờ chính quyền can thiệp và giải quyết nội vụ.
Cách đây gần 2 tuần lễ, chúng tôi nhận được thư của 3 người yêu cầu chúng tôi vào trại tạm giam (Jail), để thăm viếng họ đang bị giam giữ tại đây, gồm có 2 người Mỹ và một người Việt-Nam. Người thứ nhất cho chúng tôi biết khi Tòa tuyên án 1 năm tù ở, vì không trợ cấp tiền nuôi dưỡng con cái trong bốn tháng liên tiếp. Người thứ nhì lãnh án tù 6 tháng vì đã hơn một tháng không trợ cấp tiền nuôi dưỡng con cái. Cả hai người này đều cho chúng tôi biết là họ bị thất nghiệp cả mấy tháng nay, nên không gửi tiền trợ cấp cho con cái, nhưng Tòa vẫn phán quyết hai bản án tù ở như vừa kể trên. Người thứ ba là Việt-Nam, cho chúng tôi biết là mới chậm trễ có 5 ngày, chưa kịp gửi tiền trợ cấp, thì bị vợ đi tố cáo với chính quyền, nên anh bị lãnh 3 tháng tù ở. Anh tỏ ra buồn rầu và than phiền với chúng tôi rằng, vợ anh quá độc ác, không cho anh có cơ hội để được tự do vui hưởng những ngày Tết Nguyên Đán với 3 đứa con nhỏ của anh, đứa lớn nhất mới 9 tuổi, đứa thứ nhì 6 tuổi và đứa thứ ba 4 tuổi và với bạn bè bà con thân thuộc của anh, vì chỉ còn hơn một tháng nữa là Năm Mới đến và anh nhờ chúng tôi hãy thuật lại những điều anh nói cho vợ của anh nghe.
Thể theo lời yêu cầu của anh, chúng tôi có điện thoại thuật lại cho người vợ anh nghe lại những điều gì mà anh đã tâm sự với chúng tôi ở trong trại giam, thì được người vợ của anh cho chúng tôi biết, cách đây 4 năm, khi chị sanh đứa con út mới được 1 năm, thì chồng chị bỏ bê vợ con, cặp bồ với một cô gái Mỹ, tóc bạch kim, ăn mặc như tài tử và trẻ hơn chị 7, 8 tuổi, ít lâu sau, chị biết được cô gái này có bầu với chồng của chị, nên chị quyết định đành nhờ một luật sư đưa nội vụ ra Tòa ly dị anh. Chị cho biết đây không phải là lần thứ nhất anh trễ gửi tiền trợ cấp cho con, mà đã xẩy ra nhiều lần lắm rồi, có khi 2 hoặc 3 tháng anh không gửi cho con cái một đồng nào hết, trong khi chị biết rõ 100% chồng chị nhận lãnh những công việc làm được trả lương bằng tiền mặt và công việc làm gạt ra không hết. Chính vì vậy mà lần này chị cần phải tố cáo với chính quyền, để phía công lý dạy cho anh một bài học đích đáng nhớ đời, là phải có trách nhiệm của một người Cha đối với con cái khi chúng còn thơ dại, đang cần sự giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất của người Cha, rồi chị đọc cho chúng tôi nghe 2 câu thơ, thay vì 2 câu thơ này làm chúng tôi nhớ lại, vẫn thường nghe thấy người ta ngâm 2 câu thơ này theo giọng Miền Nam một cách ai oán, vọng lên từ trong những khu hẻm xóm nghèo lao động, trước ngày mất nước như sau: Gió Đưa Bụi Chuối Sau Hè, Anh Mê Vợ Bé Bỏ Bè Con Thơ. Nhưng chị đổi lời lại là: Tuyết Rơi Trắng Xóa Mái Nhà, Anh Mê Bồ Mỹ Nếm Mùi Cô Đơn. Chị liền giải thích thêm cho chúng tôi hiểu ý ngầm của chị, muốn nhắn nhủ anh ấy rằng: Bây giờ đang là mùa đông giá lạnh, tuyết sắp rơi xuống bao phủ mặt đất, làm tăng nhiệt độ giá lạnh ngoài trời cũng như làm tăng thêm sự cảm giác lạnh lẽo trong lòng những người cô đơn, chẳng hạn như trường hợp của anh ấy đang nếm mùi cô đơn ở trong tù, vì phải xa lìa cô bồ tóc bạch kim, mà anh ấy đã say mê cô này, đến độ từ bỏ người vợ chỉ biết một lòng chung thủy với chồng và con nhẫn tâm hơn thế nữa, là bỏ rơi 3 đứa con thơ dại, không hề nói với các con một lời từ biệt thương tiếc trước khi anh bỏ nhà ra đi, để cho chúng nó ngày nay trở thành những đứa con mồ côi Cha, trên xứ lạ quê người. Sau hết, chị nhờ chúng tôi gửi đến anh một thông điệp mang đầy ý nghĩa của chị là: Theo luật bù trừ của Tạo Hóa để lại cho loài người từ ngàn xưa đến nay, hễ có vay thì phải có trả; hễ gieo gió thì phải gặt bão, vì đó là hậu quả thường tình trên thế gian này. Vậy chị xin anh ấy đừng trách chị là kẻ độc ác, mà chính anh ấy mới là kẻ độc ác hơn ai hết.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.