Hôm nay,  

Chuyện Của Robby

1/5/201100:00:00(View: 7637)

Chuyện Của Robby

Cung Nhật Thành lược dịch
Tôi kể lại câu chuyện này một phần do các bạn và người thân của tôi dục dã và khuyến khích khuyến, một phần để nhớ tới Robby, nhân vật chính của câu chuyện, đã không còn sống chung với chúng ta trong cõi đời này.
Tôi tên là Mildred Hondorf, cựu giáo viên dậy nhạc cho trường tiểu học tại thành phố Des Moines, tiểu bang Iowa. Để phụ thêm vào lương giáo viên, tôi thường dậy thêm  về piano ở nhà, và đây là việc mà tôi đã làm trên ba mươi năm. Qua hơn ba mươi năm,  tuy rằng có khá nhiều học trò có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc nhưng tôi chưa  hề được vinh dự và hãnh diện là đã có một học sinh trở thành một cầm thủ nổi tiếng…Dĩ nhiên là cũng có một số học sinh khác mà khả năng học và chơi đàn rất giới hạn và đó cũng là một thử thách lớn lao cho công việc dậy nhạc của tôi. Một trong số những học sinh đó là Robby.
Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một phụ nữ độc thân thả Robby xuống nhà tôi cho bài học đầu tiên. Tôi có nói một cách khéo léo với Robby là nếu học nhạc sớm vào lúc nhỏ tuổi thì sẽ khá và có lợi hơn nhiều….Sau cùng tôi nhận dậy vì Robby cho biết rằng mẹ Robby luôn ước ao được nghe con trình diễn piano trong một buổi hoà nhạc.
Ngay từ những nốt nhạc của bài học đầu tiên, tôi đã thấy tức khắc là cậu bé không có  chút ý niệm gì về  âm nhạc cả, vì Robby không hiểu được  căn bản thông thường cả về nhịp điệu lẫn giọng cao thấp của các nốt nhạc. Tuy vậy, Robby rất nhẫn nại tập đi tập lại không chán các bài học vỡ lòng cho dương cầm mà mọi học sinh dều phải học. Thường phải…..nghiến răng nghe, nhưng tôi vẫn khuyến khích khi thấy Robby cố gắng tập dợt hàng tháng trời với các bài học ấy, dù ngay chính tôi cũng phát …ngấy lên với những giai điệu lập đi lập lại cả trăm lần…Cuối mỗi bài học hàng tuần, Robby luôn luôn  nói: “Ngày nào đó, mẹ em sẽ được nghe em trình diễn.”
Dường như chuyện này rất khó  vì thật sự Robby không có chút năng khiếu nào hết về âm nhạc cả. Tôi cũng chỉ thoáng thấy mẹ Robby khi bà thả cậu bé hay chờ trước nhà tôi trong chiếc xe khá cũ. Tuy chưa bao giờ xuống xe và ghé vào nhà nhưng bà luôn vẫy tay chào với nụ cười mỗi khi thấy tôi.
Rồi một ngày Robby không còn tới học nữa. Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc gọi Robby nhưng rồi lại nghĩ xa hơn, có thể cậu bé đã nhận ra khả năng của mình và quyết định theo đuổi một sở thích khác. Thú thật là tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi Robby không còn học với tôi nữa vì “ tài năng “ của cậu bé không có lợi chút nào trong việc quảng cáo về khả năng dậy đàn piano của tôi cả !
Vài tháng sau đó, tôi gửi tới từng nhà các học sinh thông báo về cuộc trình diễn sắp tới mà tôi tổ chức cho các em. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận được hồi báo của Robby, xin tôi, nếu có thể được, cho em trình diễn trong đêm đó. Tôi nhẹ nhàng nói với Robby là buổi trình diễn chỉ dành cho các học sinh đang học với tôi hiện nay mà thôi, Robby đã ngừng học khá lâu rồi nên e rằng không còn chỗ để sắp xếp cho em trình diễn… Robby trả lời tôi là em vẫn tập đàn đều đặn, sỡ dĩ em không đến học với tôi vì mẹ em đang bệnh không thể chở em tới được. Robby khẩn khoản: “Thưa cô Hondorf, xin cô cho em trình diễn….” Tôi cũng không biết vì sao mà tôi lại đồng ý để cho Robby trình diễn, có thể một phần vì thái độ cương quyết của em, một phần là có cái gì đó trong tôi cho biết là mọi việc rồi sẽ xuông xẻ…


Trong đêm trình diễn, cha mẹ, bà con và bạn bè cùng  học trò của tôi chen chúc trong thính đường trường tiểu học tôi dậy. Tôi đã sắp xếp để Robby trình diễn chót, trước khi tôi ra sân khấu cám ơn sự tham dự của tất cả mọi người và kết thúc  chương trình bắng một tấu khúc do chính tôi trình diễn.  Như vậy, nếu phần trình diễn của Robby không được…êm xuôi thì cũng không bị chú ý nhiểu vi đó là phần chót và tôi có thể…xí xóa chuyện này bằng phần trình diễn của tôi.
Không có một trở ngại nào cho đêm trình diễn cả, do đã tập luyện không ngừng nên các em đàn rất hay. Tim tôi gần như là ngừng đập khi đến lượt Robby bước lên sân khấu…. với bộ quần áo sộc xệch nhăn nhúm và mái tóc xơ xác, rũ rượu như vừa qua một cuộc chạy đua…”Sao Robby không ăn mặc tử tế như mọi người nhỉ..” tôi thầm hỏi, “ít nhất, mẹ cậu bé cũng phải chải đầu cho con tươm tất trong một đêm quan trọng như đêm nay chứ…”  Robby tự giới thiệu trình diễn tấu khúc cung Đô trưởng số 21 của Mozart, và sau đó tôi không còn tin ở đôi tai của mình nữa.
Với hai bàn tay như muá trên phím ngà, Robby dìu thính giả từ nhịp khoan thai nhẹ nhàng sang tiết tấu dồn dập rất thuần thục, trôi chẩy và chính xác như một cầm thủ thượng thặng. Robby đã thực sự lôi cuốn thính giả trong phần trình diễn của em, và các nốt cuối cùng của bản nhạc được kết thúc một cách đột ngột đúng như Mozart đã viết. Trong đời, tôi chưa bao giờ được nghe một người cùng lứa tuổi với Robby đàn Mozart hay đến thế. Mọi người trong thính đường đều đứng lên vỗ tay không ngớt để bày tỏ xúc cảm của mình với cậu bé… Nước mắt nhạt nhoà với niềm hãnh diện, tôi chạy lên sân khấu, sung sướng ôm choàng lấy Robby….” Cô chưa bao giờ nghe em đàn hay như thế…. Làm sao em có thể đàn hay đến vậy được.." “
Qua microphone, Robby giải thích : “Thưa cô Hondorf, cô còn nhớ em có nói với cô là mẹ em bệnh không " Mẹ  bệnh ung thư và mới qua đời trưa hôm nay... Thật sự mẹ bị điếc, không nghe được từ lúc lọt lòng, nên tối nay em nghĩ đây là lần đầu tiên mẹ được nghe em đàn…”
Không ai cầm được nước mắt trong thính đường buổi tối hôm đó. Tôi không thể nói mình hãnh diện có được học trò như Robby mà Robby là người đã cho tôi thấy chính thương yêu và lòng tự tin tin đã giúp em khắc phục nghịch cảnh để thành công. Cũng chính Robby đã cho tôi thấy đôi lúc mình phải tin vào con người và tạo cơ hội cho họ thành công.
Vài năm sau, Robby gia nhập quân đội. Sau thời gian phục vụ tại Iraq, Robby làm việc trong Toà Hành Chánh Liên Bang Alfred Murrah thành phố Oklahoma và chết tại đây khi toà nhà bị khủng bố gài bom vào tháng tư năm 1995.
Cung Nhật Thành lược dịch

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.