Hôm nay,  

Chuyện Của Robby

1/5/201100:00:00(View: 7639)

Chuyện Của Robby

Cung Nhật Thành lược dịch
Tôi kể lại câu chuyện này một phần do các bạn và người thân của tôi dục dã và khuyến khích khuyến, một phần để nhớ tới Robby, nhân vật chính của câu chuyện, đã không còn sống chung với chúng ta trong cõi đời này.
Tôi tên là Mildred Hondorf, cựu giáo viên dậy nhạc cho trường tiểu học tại thành phố Des Moines, tiểu bang Iowa. Để phụ thêm vào lương giáo viên, tôi thường dậy thêm  về piano ở nhà, và đây là việc mà tôi đã làm trên ba mươi năm. Qua hơn ba mươi năm,  tuy rằng có khá nhiều học trò có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc nhưng tôi chưa  hề được vinh dự và hãnh diện là đã có một học sinh trở thành một cầm thủ nổi tiếng…Dĩ nhiên là cũng có một số học sinh khác mà khả năng học và chơi đàn rất giới hạn và đó cũng là một thử thách lớn lao cho công việc dậy nhạc của tôi. Một trong số những học sinh đó là Robby.
Robby được 11 tuổi khi mẹ cậu bé, một phụ nữ độc thân thả Robby xuống nhà tôi cho bài học đầu tiên. Tôi có nói một cách khéo léo với Robby là nếu học nhạc sớm vào lúc nhỏ tuổi thì sẽ khá và có lợi hơn nhiều….Sau cùng tôi nhận dậy vì Robby cho biết rằng mẹ Robby luôn ước ao được nghe con trình diễn piano trong một buổi hoà nhạc.
Ngay từ những nốt nhạc của bài học đầu tiên, tôi đã thấy tức khắc là cậu bé không có  chút ý niệm gì về  âm nhạc cả, vì Robby không hiểu được  căn bản thông thường cả về nhịp điệu lẫn giọng cao thấp của các nốt nhạc. Tuy vậy, Robby rất nhẫn nại tập đi tập lại không chán các bài học vỡ lòng cho dương cầm mà mọi học sinh dều phải học. Thường phải…..nghiến răng nghe, nhưng tôi vẫn khuyến khích khi thấy Robby cố gắng tập dợt hàng tháng trời với các bài học ấy, dù ngay chính tôi cũng phát …ngấy lên với những giai điệu lập đi lập lại cả trăm lần…Cuối mỗi bài học hàng tuần, Robby luôn luôn  nói: “Ngày nào đó, mẹ em sẽ được nghe em trình diễn.”
Dường như chuyện này rất khó  vì thật sự Robby không có chút năng khiếu nào hết về âm nhạc cả. Tôi cũng chỉ thoáng thấy mẹ Robby khi bà thả cậu bé hay chờ trước nhà tôi trong chiếc xe khá cũ. Tuy chưa bao giờ xuống xe và ghé vào nhà nhưng bà luôn vẫy tay chào với nụ cười mỗi khi thấy tôi.
Rồi một ngày Robby không còn tới học nữa. Nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc gọi Robby nhưng rồi lại nghĩ xa hơn, có thể cậu bé đã nhận ra khả năng của mình và quyết định theo đuổi một sở thích khác. Thú thật là tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi Robby không còn học với tôi nữa vì “ tài năng “ của cậu bé không có lợi chút nào trong việc quảng cáo về khả năng dậy đàn piano của tôi cả !
Vài tháng sau đó, tôi gửi tới từng nhà các học sinh thông báo về cuộc trình diễn sắp tới mà tôi tổ chức cho các em. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận được hồi báo của Robby, xin tôi, nếu có thể được, cho em trình diễn trong đêm đó. Tôi nhẹ nhàng nói với Robby là buổi trình diễn chỉ dành cho các học sinh đang học với tôi hiện nay mà thôi, Robby đã ngừng học khá lâu rồi nên e rằng không còn chỗ để sắp xếp cho em trình diễn… Robby trả lời tôi là em vẫn tập đàn đều đặn, sỡ dĩ em không đến học với tôi vì mẹ em đang bệnh không thể chở em tới được. Robby khẩn khoản: “Thưa cô Hondorf, xin cô cho em trình diễn….” Tôi cũng không biết vì sao mà tôi lại đồng ý để cho Robby trình diễn, có thể một phần vì thái độ cương quyết của em, một phần là có cái gì đó trong tôi cho biết là mọi việc rồi sẽ xuông xẻ…


Trong đêm trình diễn, cha mẹ, bà con và bạn bè cùng  học trò của tôi chen chúc trong thính đường trường tiểu học tôi dậy. Tôi đã sắp xếp để Robby trình diễn chót, trước khi tôi ra sân khấu cám ơn sự tham dự của tất cả mọi người và kết thúc  chương trình bắng một tấu khúc do chính tôi trình diễn.  Như vậy, nếu phần trình diễn của Robby không được…êm xuôi thì cũng không bị chú ý nhiểu vi đó là phần chót và tôi có thể…xí xóa chuyện này bằng phần trình diễn của tôi.
Không có một trở ngại nào cho đêm trình diễn cả, do đã tập luyện không ngừng nên các em đàn rất hay. Tim tôi gần như là ngừng đập khi đến lượt Robby bước lên sân khấu…. với bộ quần áo sộc xệch nhăn nhúm và mái tóc xơ xác, rũ rượu như vừa qua một cuộc chạy đua…”Sao Robby không ăn mặc tử tế như mọi người nhỉ..” tôi thầm hỏi, “ít nhất, mẹ cậu bé cũng phải chải đầu cho con tươm tất trong một đêm quan trọng như đêm nay chứ…”  Robby tự giới thiệu trình diễn tấu khúc cung Đô trưởng số 21 của Mozart, và sau đó tôi không còn tin ở đôi tai của mình nữa.
Với hai bàn tay như muá trên phím ngà, Robby dìu thính giả từ nhịp khoan thai nhẹ nhàng sang tiết tấu dồn dập rất thuần thục, trôi chẩy và chính xác như một cầm thủ thượng thặng. Robby đã thực sự lôi cuốn thính giả trong phần trình diễn của em, và các nốt cuối cùng của bản nhạc được kết thúc một cách đột ngột đúng như Mozart đã viết. Trong đời, tôi chưa bao giờ được nghe một người cùng lứa tuổi với Robby đàn Mozart hay đến thế. Mọi người trong thính đường đều đứng lên vỗ tay không ngớt để bày tỏ xúc cảm của mình với cậu bé… Nước mắt nhạt nhoà với niềm hãnh diện, tôi chạy lên sân khấu, sung sướng ôm choàng lấy Robby….” Cô chưa bao giờ nghe em đàn hay như thế…. Làm sao em có thể đàn hay đến vậy được.." “
Qua microphone, Robby giải thích : “Thưa cô Hondorf, cô còn nhớ em có nói với cô là mẹ em bệnh không " Mẹ  bệnh ung thư và mới qua đời trưa hôm nay... Thật sự mẹ bị điếc, không nghe được từ lúc lọt lòng, nên tối nay em nghĩ đây là lần đầu tiên mẹ được nghe em đàn…”
Không ai cầm được nước mắt trong thính đường buổi tối hôm đó. Tôi không thể nói mình hãnh diện có được học trò như Robby mà Robby là người đã cho tôi thấy chính thương yêu và lòng tự tin tin đã giúp em khắc phục nghịch cảnh để thành công. Cũng chính Robby đã cho tôi thấy đôi lúc mình phải tin vào con người và tạo cơ hội cho họ thành công.
Vài năm sau, Robby gia nhập quân đội. Sau thời gian phục vụ tại Iraq, Robby làm việc trong Toà Hành Chánh Liên Bang Alfred Murrah thành phố Oklahoma và chết tại đây khi toà nhà bị khủng bố gài bom vào tháng tư năm 1995.
Cung Nhật Thành lược dịch

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.