Hôm nay,  

Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời

11/24/200900:00:00(View: 5588)

Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời 

Đoàn Thanh Liêm                              
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi xin viết thật ngắn gọn về cảm nghĩ của mình để chia sẻ với bạn đọc thân mến khắp nơi.
Trước hết, tôi xin trích mấy câu từ bài hát dễ thương quen thuộc, mà đã từ lâu tôi vẫn tâm đắc và ngâm nga với sự thích thú :
“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời,
 tạ ơn ai ..  đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.
…    đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ trời
 …   đã cho tôi còn thấy những ngày ngồi mơ ước cùng người…” 
Tôi rất ưa thích cách nói của dân gian, gọi cuộc sống con người tại thế này là : “cái nợ đồng lần”, tức là mỗi người cứ xoay vần mà “vay trả, trả vay” cho người khác. Tại Mỹ, người ta cũng hay nói : “Give and Take”, tức là trao ra và nhận vào. Dân ta cũng hay nói : “Sống là sống chung với nhau, chia sớt cho nhau “. Cũng như người Mỹ thường nói : “To live is to share” vậy.
Đã đành rằng người có lòng hảo tâm khi làm điều tốt đẹp giúp cho ta, thì họ chẳng hề mong được báo đền trả lại. Cụ thể như cha mẹ lo lắng hy sinh tận lực hết mình cho con cháu, thì đâu có bao giờ lại trông mong được con cái báo hiếu đâu. Tục ngử có câu : “Thi ân bất cầu báo” là có ý ghi nhận cái tinh thần nhân đạo, vô vụ lợi cuả người chuyên làm điều thiện, luôn luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ người gặp cảnh khó khăn hoạn nạn, mà không đòi hỏi một điều kiện nào khác.
Nhưng mỗi khi ta nhận được một sự giúp đỡ, một ân huệ nào, thì ít nhất ta cũng phải nhận biết đến cái thiện tâm, cái hảo ý cuả vị ân nhân đó đối với ta chứ.  Cụ thể là mỗi người chúng ta đều được gia đình, dòng họ dậy dỗ, xây dựng nhân cách để trở thành một con người có vị thế vững chắc trong xã hội. Chúng ta cũng được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá đạo đức truyền thống cuả dân tộc. Chúng ta cũng được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cũng như về tư tưởng học thuật cuả Âu Mỹ. Nên có thể nói : “Chúng ta là thứ sản phẩm đa văn hoá “.


Như trường hợp bản thân mình, ngoài nền giáo dục truyền thống dân tộc Việt nam, tôi còn được đào tạo theo chương trình học cuả Pháp, cuả Mỹ nưã. Như vậy, tôi phải tỏ lòng biết ơn về cái sự may mắn được tiếp cận với nền văn hoá giáo dục rất là tiến bộ và khai phóng cuả Âu Mỹ. Nhờ vậy, mà tôi mới có được một sở học tương đối rộng mở, theo kịp với thời đại ngày nay.
Vì thế, nhân dịp muà Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi xin nói lên lòng cảm mến tri ân cuả mình đến với tất cả các bậc tiền nhân đã để lại cho tôi một gia sản tinh thần thật là dồi dào, phong phú. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các vị thầy cô người Việt hay ngoại quốc đã dày công dậy bảo chỉ dẫn cho tôi về đủ mọi mặt kiến thức, cũng như phong cách sống ở trên đời. Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn bè thân hữu đã hồn nhiên và hào phóng chia sẻ với tôi mọi điều tốt lành trong cuộc sống cuả thế hệ mình.
Tôi rất chân thành mỗi khi được nói lên lòng biết ơn đối với tất cả các vị ân nhân mà tôi đã có duyên được gặp gỡ, được nhận lãnh những ân huệ từ nơi tay họ, trong suốt cuộc hành trình cuả mình nơi trần thế này.
 Một lần nưã, tôi xin nhắc lại :                                                   
Xin tạ ơn Người,                                                   
Xin tạ ơn Đời./
California, Tháng 11 Năm 2009
Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.