Hôm nay,  

Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời

11/24/200900:00:00(View: 5596)

Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Đời 

Đoàn Thanh Liêm                              
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi xin viết thật ngắn gọn về cảm nghĩ của mình để chia sẻ với bạn đọc thân mến khắp nơi.
Trước hết, tôi xin trích mấy câu từ bài hát dễ thương quen thuộc, mà đã từ lâu tôi vẫn tâm đắc và ngâm nga với sự thích thú :
“Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời,
 tạ ơn ai ..  đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.
…    đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ trời
 …   đã cho tôi còn thấy những ngày ngồi mơ ước cùng người…” 
Tôi rất ưa thích cách nói của dân gian, gọi cuộc sống con người tại thế này là : “cái nợ đồng lần”, tức là mỗi người cứ xoay vần mà “vay trả, trả vay” cho người khác. Tại Mỹ, người ta cũng hay nói : “Give and Take”, tức là trao ra và nhận vào. Dân ta cũng hay nói : “Sống là sống chung với nhau, chia sớt cho nhau “. Cũng như người Mỹ thường nói : “To live is to share” vậy.
Đã đành rằng người có lòng hảo tâm khi làm điều tốt đẹp giúp cho ta, thì họ chẳng hề mong được báo đền trả lại. Cụ thể như cha mẹ lo lắng hy sinh tận lực hết mình cho con cháu, thì đâu có bao giờ lại trông mong được con cái báo hiếu đâu. Tục ngử có câu : “Thi ân bất cầu báo” là có ý ghi nhận cái tinh thần nhân đạo, vô vụ lợi cuả người chuyên làm điều thiện, luôn luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ người gặp cảnh khó khăn hoạn nạn, mà không đòi hỏi một điều kiện nào khác.
Nhưng mỗi khi ta nhận được một sự giúp đỡ, một ân huệ nào, thì ít nhất ta cũng phải nhận biết đến cái thiện tâm, cái hảo ý cuả vị ân nhân đó đối với ta chứ.  Cụ thể là mỗi người chúng ta đều được gia đình, dòng họ dậy dỗ, xây dựng nhân cách để trở thành một con người có vị thế vững chắc trong xã hội. Chúng ta cũng được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá đạo đức truyền thống cuả dân tộc. Chúng ta cũng được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cũng như về tư tưởng học thuật cuả Âu Mỹ. Nên có thể nói : “Chúng ta là thứ sản phẩm đa văn hoá “.


Như trường hợp bản thân mình, ngoài nền giáo dục truyền thống dân tộc Việt nam, tôi còn được đào tạo theo chương trình học cuả Pháp, cuả Mỹ nưã. Như vậy, tôi phải tỏ lòng biết ơn về cái sự may mắn được tiếp cận với nền văn hoá giáo dục rất là tiến bộ và khai phóng cuả Âu Mỹ. Nhờ vậy, mà tôi mới có được một sở học tương đối rộng mở, theo kịp với thời đại ngày nay.
Vì thế, nhân dịp muà Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi xin nói lên lòng cảm mến tri ân cuả mình đến với tất cả các bậc tiền nhân đã để lại cho tôi một gia sản tinh thần thật là dồi dào, phong phú. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các vị thầy cô người Việt hay ngoại quốc đã dày công dậy bảo chỉ dẫn cho tôi về đủ mọi mặt kiến thức, cũng như phong cách sống ở trên đời. Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bạn bè thân hữu đã hồn nhiên và hào phóng chia sẻ với tôi mọi điều tốt lành trong cuộc sống cuả thế hệ mình.
Tôi rất chân thành mỗi khi được nói lên lòng biết ơn đối với tất cả các vị ân nhân mà tôi đã có duyên được gặp gỡ, được nhận lãnh những ân huệ từ nơi tay họ, trong suốt cuộc hành trình cuả mình nơi trần thế này.
 Một lần nưã, tôi xin nhắc lại :                                                   
Xin tạ ơn Người,                                                   
Xin tạ ơn Đời./
California, Tháng 11 Năm 2009
Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.