Hôm nay,  

Ra Thăm Quê Hương Của Tổng Thống Obama

20/08/200900:00:00(Xem: 5964)

Ra Thăm Quê Hương Của Tổng Thống Obama

Hình ảnh Tổng thống Barack Obama trong cửa hàng ở Hawaii.

Bài và ảnh: Bùi Văn Phú


Khi đi du lịch tôi vào mạng travelocity.com hay orbitz.com để mua vé và chọn khách sạn, vì thế cũng thường nhận được những quảng cáo giảm giá từ những mạng này. Khi có khuyến mãi và thời gian cho phép là tôi mua ngay.
Tình hình kinh tế nước Mỹ chưa khả quan nên ảnh hưởng đến kĩ nghệ du lịch ở nhiều nơi. Nổi tiếng như tiểu bang hải đảo Hawaii cũng phải quảng bá chào mời du khách. Mới đây có chương trình du lịch tương đối rẻ nên gia đình tôi cùng với gia đình một người bạn rủ nhau ra đó vui chơi với sóng nước, biển xanh một tuần.
*
Trở lại Waikiki sau 17 năm, điều tôi nhận ra trước tiên là cửa hàng bách hoá ABC mọc lên ở mọi góc phố. Tôi không nhớ trước đây có cửa hàng này chưa. Hay đã có, nhưng ít nên tôi không để ý. Bây giờ ABC có mặt khắp nơi trên hải đảo. Hôm đi chơi Trung tâm văn hoá Polynesian (Polynesian Cultural Center), người hướng dẫn cho biết những nguồn tài chánh mang lại lợi tức cho tiểu bang chủ yếu là từ kĩ nghệ quốc phòng, du lịch và cửa hàng ABC.
Một điều khác nữa làm tôi chú ý là hình ảnh Tổng thống Barack Obama có ở nhiều nơi. Hình ông in trên bìa sách, trên những áo bày bán trong cửa hàng ABC. Đúng vậy. Hawaii giờ đây là quê hương của tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ông Obama sinh ra tại Hawaii năm 1961, chỉ hai năm sau khi những hòn đảo nằm giữa biển Thái Bình chính thức gia nhập liên bang cách đây đúng nửa thể kỷ. Nơi đây vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đã sống quãng đời niên thiếu cho đến khi tốt nghiệp trung học.

Trung tâm văn hoá Polynesian trên đảo O’ahu có trình diễn văn hoá truyền thống mỗi ngày.


Trong thời gian tranh cử vào năm ngoái, dư luận Hoa Kỳ đã có lời đồn rằng Barack Obama không sinh ra trên đất Mỹ, mà sinh ở Kenya, quê cha, vì thế ông không thể làm tổng thống theo đúng hiến pháp. Chuyện giấy khai sinh của ông Obama gần đây lại được hâm nóng khi một sĩ quan Mỹ từ chối lệnh tham gia chiến trường vì cho rằng ông Obama không phải là tổng thống hợp hiến nên ông bất tuân lệnh.
Tổng thống Obama có thật sự được sinh ra ở Hawaii hay không thì giới chức hộ tịch tiểu bang đã hơn một lần xác nhận nơi sinh của ông chính là Hawaii. Nhưng có người vẫn muốn ông đưa bằng chứng, là giấy khai sinh. Tổng thống Obama từ chối. Còn luật của bang Hawaii không cho phép công bố các giấy tờ liên quan đến lí lịch cá nhân nếu không được chính chủ thể cho phép.
Bây giờ ra O’ahu chơi, có công ti du lịch tổ chức “Presidential Tour” hay “Obama Tour” là chương trình đi vòng quanh hải đảo một ngày, ghé qua những nơi mà sau khi đắc cử tổng thống, vào tháng 12 năm ngoái ông Obama cùng gia đình đã có kì nghỉ trước khi nhận chức. Khách du lịch được tham quan bãi biển, cửa hàng quần áo, tiệm ăn hay nơi bán si-rô ba mầu mà gia đình Obama đã ghé qua mua sắm, ăn uống. Đọc qua tờ quảng cáo, những nơi ông ghé qua cho thấy gia đình ông rất bình dân.

Rừng trúc trên đường Hana Highway, Maui.


Nhưng chuyện có một tổng thống được sinh ra tại đây cũng không giúp gì cho kĩ nghệ du lịch hiện nay. Tuy có những quảng cáo và phối hợp giảm giá giữa các hãng hàng không và khách sạn, nhưng vì ảnh hưởng xấu của kinh tế nên số khách du lịch đến Hawaii cũng giảm, nhất là du khách nước ngoài. Theo số liệu của cơ quan du lịch tiểu bang, đăng trên báo Star Bulletin ngày 18-06, trong tuần lễ từ 9 đến 15-06 có 24.702 du khách ngoại quốc đến, giảm 27% so với cùng thời gian năm ngoái. Trong khi số du khách Mỹ có tăng chút đỉnh, 0.8%. Riêng số du khách đến Waikiki giảm 2.4%.
*
Khi đến Maui, vừa ra khỏi phi trường gặp gió biển thổi lồng lộng lùa vào tóc, vỗ lên mặt đưa đến một cảm giác nhẹ nhàng. Lối sống của người dân Hawaii ít sô bồ đem lại cho cuộc sống sự thư giãn, thảnh thơi. Một người dân nói rằng nhiều người địa phương cứ cuối tuần là đem lều đi cắm trại ngoài bờ biển từ chiều thứ Sáu đến tối Chủ Nhật mới về.
Dân Hawaii gồm người bản xứ và những sắc dân có nguồn gốc từ các đảo ở nam Thái Bình dương như Tonga, Fiji, Samoa, Tahiti hay Maori, Polynesia vì thế Hawaii có một nền văn hoá đặc thù qua ngôn ngữ, nhạc vũ, thực phẩm. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính nhưng gặp nhau không ai chào “Good morning”, “Good afternoon” hay “Hi”, “Hello” mà là câu chào phổ thông “Alo… ha”, có nghĩa “hãy chia sẻ với nhau hơi thở của sự sống”. Còn tên của thành phố lớn nhất ở đây là Honolulu, nghĩa là “Vịnh An Bình”.


Lu’au là bữa ăn mà du khách đến Hawaii tham dự sẽ có nhiều hiểu biết hơn về truyền thống dân gian ở đây. Vừa uống rượu, thưởng thức món ăn, vừa quan sát sinh hoạt đan lưới cá, đan lá dừa, đóng thuyền và nhìn ngắm hoàng hôn trên biển để cảm nhận được đời sống của người dân thời xa xưa. Về thức ăn, thực ra tôi không thấy Lu’au heo nướng trui ủ lá là ngon vì thịt bã và gia vị không hợp. Nhưng trong bữa tiệc còn nhiều món khác như gà, bò, cua, cá thêm vào để làm hài lòng du khách. Từ nguyên thuỷ, hai món ăn chính của người Hawaii là cá và poi. Poi là nước chấm đặc biệt làm bằng khoai môn, một thứ củ được chế biến ra nhiều thứ, kể cả làm bánh mì. Khá ngon. Đến với Lu’au du khách được nhâm nhi cả chục loại rượu pha chế với các loại hoa quả: mai tai, chi chi, tita, margarita, nalu. Thơm và ngon. Uống thoải mái cho đến lúc nào ngà ngà xỉn thì ngưng.
Trong buổi tiệc Lu’au hay tại Trung tâm văn hoá Polynesian là những nơi mà nét truyền thống văn hoá Hawaii vẫn được bảo tồn và phát huy. Đến đây du khách hoà mình với sinh hoạt của dân bản xứ qua các trò chơi, trang sức, điệu nhạc. Những trái bầu, trái bí, những khúc gỗ, lóng tre được chế biến thành nhạc cụ từ cả nghìn năm trước. Tiếng trống trong điệu vũ Ote’a nổi tiếng của Tahiti với các thiếu nữ chỉ mặc áo ngực làm bằng quả dừa để lộ ra làn da nâu bóng. Hấp dẫn. Điệu múa lắc mông hula với những chiếc váy bằng lá, với âm thanh phát ra từ những chuỗi đeo nghe nhộn nhịp. Rộn ràng vui. Du dương là vũ ‘Auana, điệu hula tân thời, thể hiện qua những cô gái trên người mang đầy hoa. Hoa sứ cài bên tai, hoa đeo trước ngực. Thật lãng mạn.


Bãi biển Waikiki thu hút nhiều triệu du khách mỗi năm.


Chúng tôi đến Maui đúng dịp lễ Nã Kamehameha nên thủ phủ Lahaina có diễn hành trên đường Front dọc theo bờ biển. Chưa bao giờ tôi xem diễn hành mà được chỗ tốt như dịp này. Chúng tôi ngồi trên lề đường, đối diện với em-xi của buổi lễ, xem xe hoa, xem ngựa cùng đoàn người với trang phục Hawaii rực rỡ mầu sắc chầm chậm đi qua. Thật là một dịp may hiếm có.
*
Waikiki là bãi biển thoai thoải cát trắng. Bờ biển này nguyên thuỷ tự nó không đẹp, nhưng người Mỹ muốn phát triển để thu hút khách du lịch nên đã đem cát biển từ nơi khác đổ vào đây. Khách sạn được xây lên. Waikiki phát triển từ hơn nửa thế kỉ qua và đã trở thành nơi thu hút cả chục triệu du khách mỗi năm. Nay theo đà phát triển của Mỹ trong hơn một thập niên qua, khu du lịch này cũng đã thay đổi rất nhiều so với lần trước khi tôi đến đây vào năm 1992. Nhiều khách sạn mới, cao tầng và sang trọng hơn trước được xây dựng nằm dọc giữa bờ biển và đại lộ Kalakaua. Có hai chung cư cao cấp 40 tầng xây sắp xong, đang rao bán, rẻ nhất cũng 500 nghìn đô cho một căn hộ một phòng ngủ. Giá cao nhất gần 2 triệu đô.
Hai con đường chính là Kalakaua và Kuhio với nhiều cửa tiệm bán hàng hiệu. Ngày trước đi tìm một quán ăn bình dân chỉ có mấy tiệm buffet, ăn vài bữa là ngán vì đa số các món ăn có nêm sốt teriyaki kiểu Nhật. Nay có ba bốn food court với nhiều loại thức ăn khác nhau: Nhật, Tầu, Mỹ, Hàn, Việt, Mễ. Giá tương đối, chừng 10 đô một phần ăn.
Mười bảy năm trước muốn ăn cơm Việt hay phở phải xuống phố Tầu mà tài xế xe buýt gọi là “combat zone”. Bây giờ Waikiki có ít nhất hai nhà hàng ăn Việt, nhưng giá đắt. Một buổi trưa, bốn người chúng tôi ghé vào tiệm Old Saigon trên đường Kuhio, ăn phở với bún không thôi mà tốn gần 60 đô.
Ngày nay người Việt đổ về đây làm ăn sinh sống cũng nhiều. Họ làm móng tay, làm việc trong khách sạn, lái tắc-xi hay xe du lịch sang trọng chở khách đi đó đây trên đảo. Người Việt có sạp hàng trong khu International Market.
Ở đây, thỉnh thoảng nghe có người nói tiếng Việt và còn ít nhiều thứ khác nữa phảng phất hương vị Việt Nam. Như khí hậu hay cây đa. Như ngày ở Maui chúng tôi leo núi vào rừng trúc đi tìm suối mát. Hay như cây trái và các loại hoa. Đi loanh quanh nơi nào cũng có sứ trắng, sứ đỏ toả hương, có hoa trang, vạn thọ toả sắc. Thấy phượng rực nở bên đường và trước khách sạn làm tôi mênh mang nhớ về quê nhà. Thời còn ở trung học. Mơ mộng. Yêu thương.
Hôm ở Trung tâm văn hoá Polynesian có hai du sinh Việt đi làm hè là hai anh em, thấy chúng tôi nói tiếng Việt nên làm quen. Hai em gia đình họ Nguyễn là người gốc Tây Ninh, qua du học ở Đại học Brigham Young University là cơ quan chủ quản của trung tâm. Trò chuyện, người anh cho biết đang học năm thứ ba nghệ thuật hội hoạ nhưng cũng muốn làm ca sĩ, đã thử giọng đưa lên YouTube và mong có một ngày vào nội điạ Mỹ thi tuyển lựa với các trung tâm âm nhạc Việt Nam. Cô em có mầu da nâu đậm như dân bản xứ dù mới qua có mấy tháng. Hỏi ra được biết muốn có làn da như thế không khó, chỉ cần dùng một loại phấn đặc biệt.
*
Bây giờ Hawaii thực sự là quê của một tổng thống Mỹ. Nhưng không biết lần tới, khi tôi trở lại nơi này có được thăm bảo tàng viện tổng thống hay không" Vì sau khi hết nhiệm vụ, Thư viện Tổng thống Barack Obama sẽ được đặt ở nơi ông đã sinh ra, học hết trung học; hay ở nơi ông làm việc và bắt đầu con đường chính trị của mình: Chicago"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.