Hôm nay,  

Vast: Giải Thích Thêm Về Khai Thác Mỏ Bauxite

18/04/200900:00:00(Xem: 6336)
VAST: Giải Thích Thêm Về Khai Thác Mỏ Bauxite
Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, Hội trưởng Ban chấp hành Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, vừa gửi tới tòa soạn Việt Báo "văn thơ chánh thức của Hội về bài báo của PV Cổ Ngưu ngày 15 tháng 4 năm 2009," trong đó nhằm làm sáng tỏ một số điểm có thể bị xem là ngộ nhận cho cả cá nhân kỹ sư Nguyễn Minh Quang và Hội VAST. Để rộng đường dư luận, văn thư có phần giảỉ thích như sau:
"Tôi được Ban Tổ chức Buổi Hội luận chánh thức mời tham dự và phát biểu ý kiến với tư cách là Hội trưởng Ban chấp hành VAST.  Do đó, phát biểu của tôi chỉ giới hạn trong phạm vi khoa học kỹ thuật.  Ý kiến của tôi nhằm mục đích bổ túc thêm một số dữ kiện kỹ thuật cho bài thuyết trình của Tiến sĩ (TS) Mai Thanh Truyết; do đó, nó có khác với những gì TS Truyết đã trình bày.  Tôi nghĩ đây là chuyện bình thường trong một xã hội văn minh, dân chủ, và tiến bộ mà chúng ta đang sinh sống.  Các ý kiến của tôi được tóm tắt như sau:
1. Ngoài Trung Hoa, các nước khác như Hoa Kỳ, Nga, Anh, Úc, và Nhật Bản cũng được cho phép khai thác bauxite và luyện nhôm ở Việt Nam.
2. Việc khai thác bauxite và luyện nhôm ở Việt Nam được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, gọi tắt là VINACOMIN, phụ trách.
3. Kế hoạch khai thác bauxite và luyện nhôm từ 2007 đến 2025, do VINACOMIN soạn và đã được nhà cầm quyền Việt Nam phê duyệt, gồm có 6 nhà máy chế biến alumina, 1 nhà máy luyện nhôm, 1 đường xe lửa 1.435 mm nối liền Đắk Nông và Bình Thuận, và 1 hải cảng ở Kê Gà, Bình Thuận.
4. Hai nhà máy alumina Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông đã được bắt đầu được thực hiện qua hình thức hợp doanh với Trung Hoa với phần hùn 40% (Tân Rai) và 20% (Nhân Cơ).  Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng mới vừa được khởi công xây cất vào ngày 26 tháng 7 năm 2008 và phải mất 2 năm mới hoàn tất.
5. Lợi hại của kế hoạch khai thác bauxite và các dự án dường như chưa từng được tính toán một cách khoa học và chính xác.  Cả nhà cầm quyền và phe "chống đối" chỉ mô tả chung chung mà không đưa ra được con số chính xác.
6.  Theo ước tính của tôi, dựa trên dữ kiện đã được công bố, thì dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng có thể mang lại một lợi nhuận là 79 USD cho mỗi tấn alumina được sản xuất.  Nếu tính theo diện tích, mỗi hectare được sử dụng cho dự án có thể mang lại lợi nhuận hàng năm khoảng 20.600 USD.

Có lẽ vì cái ước tính lợi ích kinh tế nầy của tôi mà PV Cổ Ngưu, sau khi làm "phỏng vấn," đã kết luận là tôi "đi ngược lại với bài thuyết trình của TS Mai Thanh Truyết," vì từ trước đến nay, TS Truyết tuyên bố rằng việc khai thác bauxite ở Việt Nam không có hiệu quả kinh tế.  Tôi tìm cách giải thích cho PV Cổ Ngưu và Đoàn Trọng rằng vốn đầu tư (687 triệu USD), sản lượng alumina sản xuất hàng năm (600.000 tấn), và diện tích đất sử dụng cho dự án (2.300 ha) là dữ kiện được công bố trên báo chí trong nước; chi phí điều hành (140 USD/tấn alumina) và giá cả alumina trong tháng 1/2009 (293 USD/tấn) do tôi sưu tầm trong các tài liệu chuyên môn; và dùng phương pháp phân tích hoa lợi-chi phí (benefit-cost analysis) để ước tính lợi ích kinh tế của dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng, nếu vốn đầu tư được trả trong 30 năm với lãi suất 5%.  Tuy nhiên, ước tính nầy có thể thay đổi vì có thể có nhiều yếu tố chi phối chưa được biết.
Nhưng PV Cổ Ngưu và Đoàn Trọng vẫn không đồng ý và quả quyết rằng ước tính của tôi không đúng vì "dùng tài liệu ở trong nước [!"]"  Tôi tôn trọng ý kiến của PV Cổ Ngưu, nhưng nếu PV Cổ Ngưu cho rằng dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng không có hiệu quả kinh tế, tôi mong rằng PV Cổ Ngưu có thể tìm ra một tài liệu, bất cứ từ đâu, để chứng minh cho lập luận của mình, vì đó là nguyên tắc không thể thiếu trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.
Về vấn đề khai thác bauxite và luyện nhôm ở Việt Nam hiện nay, với tư cách cá nhân của một chuyên viên trong lãnh vực chuyên môn của mình, tôi khuyến cáo nhà cầm quyền và VINACOMIN nên tạm ngưng ngay việc xây cất cả hai nhà máy alumina Tân Rai và Nhân Cơ trong khi xúc tiến việc nghiên cứu khả thi kế hoạch đã được phê duyệt trước đây và thiết lập đồ án chi tiết để ước tính lợi ích kinh tế và lượng định ảnh hưởng đối với môi trường, văn hóa, xã hội, và an ninh cho từng dự án.  Kết quả nghiên cứu nầy phải được phổ biến rộng rãi đến người dân ở trong nước và hải ngoại để họ có dịp đóng góp ý kiến.  Ý kiến của người dân phải được cứu xét một cách nghiêm chỉnh để điều chỉnh kế hoạch hoặc dự án cho phù hợp với điều kiện tại chỗ.  Kế hoạch và dự án khai thác bauxite và luyện nhôm chỉ được thực hiện nếu nó mang lại phúc lợi nhiều nhất cho người dân, có ảnh hưởng ít nhất đối với đời sống của người dân và môi trường trong vùng khai thác, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển chung của đất nước, và nhất là phải được đại đa số người dân tán thành.  Mỗi kế hoạch và dự án được thực hiện cần phải có một ủy ban độc lập, gồm đại diện của nhiều thành phần từ trung ương đến địa phương, với đầy đủ quyền hạn để theo dõi và giám sát.
Trân trọng cảm ơn và kính chào..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.