Hôm nay,  

Gặp Nhau Những Muộn Màng

01/10/200800:00:00(Xem: 9693)
Người chiến binh năm cũ

Cuối tháng 9 năm nay chúng tôi chuẩn bị hình ảnh cho cuộc Triển lãm của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại Dallas, Texas.

Đầu tháng 10, chương trình tao ngộ của hội gia đình cựu tù nhân chính trị tổ chức vào 3 ngày cuối tuần 3, 4 và 5 tháng 10 năm 2008. Ngoài hình ảnh, tác phẩm và di vật, chúng tôi muốn mang theo chân dung của những người tù chính trị từ California.

Tại sao lại chỉ đem theo chân dung và tiểu sử. Bởi vì những niên trưởng của chúng ta không còn đủ sức khỏe cho một cuộc hành trình xa xôi như vậy. Bà Khúc Minh Thơ đã tổ chức chậm cả 10 năm. Gặp gỡ bây giờ có thể là quá muộn màng. Quý vị hẳn có ý hỏi rằng tại sao lại muộn. Xin trả lời, nhiều vị cao niên đã không còn nữa. Và quý vị thân hữu còn lại trên dưới 80. Người tù cao niên nhất tại San Jose là thi sĩ Hà Thượng Nhân 90 tuổi. Chúng ta có Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và Đề đốc Trần Văn Chơn. Tất cả đều là dân làng San Jose. Tất cả đã già và yếu.

Phần triển lãm của chúng tôi còn có tài liệu về họa sĩ Tạ Tỵ. Ngày xưa ông đã từng in cuốn Đáy Địa ngục tại San Jose. Nay họa sĩ đã trở về và qua đời tại Việt Nam. Từ Úc châu, ông Võ Đại Tôn nằm nhà thương cũng gởi qua tài liệu để triển lãm.

Tất cả từ 70 đến 90 tuổi. Đi tù 'cải tạo' từ 10 đến 16 năm.

Họ là những Người Chiến binh năm cũ, còn có mặt hôm nay. Nhưng ngàn dặm sơn khê, gặp nhau quá muộn màng. Đành phải tham dự bằng hình ảnh, di sản, bút tự và tác phẩm. Họ là những người đặc biệt. Thi sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia và Chiến sĩ. Tất cả đều là HO, tù chính trị, tù binh, tù cải tạo. Gọi thế nào thì cũng là những chiến sĩ VNCH.

Một gia đình bình thường

Trong số hành trang triển lãm qua tựa đề 3 giai đoạn của người tù chính trị tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện của một gia đình HO rất bình thường.

Bác Mai Tân hiện đang cư ngụ tại San Jose là một thí dụ cụ thể. Sau chiến tranh Việt Nam, sau cuộc đổi đời, mỗi gia đình Việt Nam là một lịch sử vừa bi thảm, vừa hào hùng. Nhưng gia đình đại úy Tân thì đã có rất nhiều kinh nghiệm. Gần như cả gia đình trải qua tất cả mọi hoàn cảnh. Ông là một thanh niên quê miền Bắc nhập ngũ Bảo chính đoàn, di cư vào Nam. Đi từ Trung sĩ lên đến Đại úy. Gia đình 8 con. Không có trường hợp nào là không trải qua. Bố đi tù 'cải tạo' về, là các con lần lượt vượt biên. Lúc đi 2 đứa, lúc đi một người. Đường bộ, đường biển đủ cả. Thậm chí đứa bé trai 11 tuổi được bố mẹ gọi vào hỏi xem con có muốn đi không ". Con sẽ đi một mình. Nếu đi thoát, các anh con ở San Jose sẽ đón con vào Mỹ. Đứa bé con Ngụy 7 tuổi đã bị ném ra lề đường để tìm đường sống cho gia đình, bây giờ 11 tuổi phải tự quyết định lấy số mệnh đi hay ở, giữa một bên chân trời vô định và một bên khi lớn lên làm nghĩa vụ chiến trường Cam Bốt. Và đứa bé 11 tuổi vượt biên 10 lần đã thành công. Rồi chúng ta thường nghe câu chuyện người cha đi tù về, phải đạp cyclo và mẹ nuôi con, bán thuốc vỉa hè. Chúng tôi đi tìm hình người tù trở về đạp cyclo suốt bao năm nay, nhưng vô vọng. Gia đình ông Tân là những người duy nhất còn giữ được những tấm hình hết sức quý giá. Hình những đứa con ở các trại tỵ nạn khắp Đông nam Á. Hình bố đạp cyclo trọn vẹn 10 năm. Hình mẹ với quầy thuốc lá rất nghèo nàn bên vỉa hè.

Sau khi những đứa con đi đường biển, đường bộ đến được San Jose, phái đoàn của ông bà bắt đầu đi theo diện HO. Có cả tấm hình từ giã Tân Sơn Nhứt và tấm hình gặp nhau tại San Francisco. Nhưng chưa hết, gia đình người con lớn đi theo diện đoàn tụ, đến Mỹ sau cùng. Một bức hình toàn gia hết sức đông đảo với 3 thế hệ bước vào thế kỷ 21 đã có mặt đầy đủ mọi người.

Đó là một gia đình Việt Nam bình thường.

Đứa con thuyền nhân 11 tuổi bây giờ đã trở thành một thanh niên làm cho hãng bảo hiểm. Cháu nói với chúng tôi rằng: Bố cháu là dân cyclo đã chuyên nghiệp 10 năm, chứ không phải chỉ vài tháng rồi bỏ cuộc. Nếu không đi HO, có lẽ giờ này bố cháu có thể vẫn còn đạp cyclo. Bác có ai muốn nói chuyện về bảo hiểm giới thiệu cho cháu.

Ôi chiến tranh đã giết đi bao nhiêu thanh niên. Và hậu chiến đau thương đã đưa bao nhiêu chiến binh vào tù, rồi vất những đứa trẻ thơ ra đường bôn ba vì sinh kế. Sau cùng một thế hệ di sản của Việt Nam Cộng Hòa đã tồn tại vươn  lên trên đất lạ, nẩy mầm cho dân tộc tại hải ngoại với tương lai đầy hứa hẹn. Các bạn tôi, ai muốn nói chuyện bảo hiểm xin vui lòng liên lạc với tôi. Sẽ gặp thuyền nhân 11 tuổi.

Chồng tù thì vợ cũng tù

  Nếu chuyện của đại úy Mai Tân có vẻ rất bình thường thì chuyện của ông bà Thiếu tá Luân Hữu Đức lại khá đặc biệt.

Khi người ta là vợ ông Thiếu tá thì thiên hạ gọi là bà Thiếu tá. Nhưng tại Bộ tư lệnh Quân đoàn III Biên Hòa, bà Thiếu tá Luân Hữu Đức lại thực sự là Thiếu tá Nguyễn Bích Phượng, phân đoàn trưởng nữ quân nhân vùng 3 chiến thuật. Vì vậy nên khi Saigon mất, chồng tù thì vợ cũng tù.

Anh Đức sinh quán tại Bình Dương, chị Phượng khai sinh ở Hà Nội. Tình Bắc duyên Nam, cùng vào quân đội, lập gia đình và cùng thăng tiến. May mắn thay, có bà ngoại cao niên, chẳng sợ ai. Hình ảnh của các con trong quân đội cụ cất giữ cẩn thận. Hình sinh viên Thủ Đức của chồng, hình chuẩn úy Phượng ra trường nữ quân nhân. Rồi Đức vào Bình Long anh dũng. Phượng du học Hoa Kỳ. Hình đám cưới, hình vợ chồng trước khi đi tù. Lệnh tập trung cải tạo 15 ngày. Hai vợ chồng trình diện rồi đi tù 2 nơi. Bỏ lại đứa con gái đầu lòng 3 tháng cho mẹ già, nghĩ rằng độ một vài tuần sẽ trở về nuôi con.

Bà mẹ già nuôi cháu nhỏ 5 năm, mẹ Phượng mới được tự do về nhìn thấy mặt con. Lập tức sau ba tháng chuẩn bị, người thiếu phụ gốc Hà Nội, đem con ra Bắc thăm chồng. Tù đủ 10 năm, Đức được trả tự do. Gia đình HO qua Mỹ. Cô gái nhỏ đi Mỹ nay đã nên người. Tốt nghiệp đại học rồi thành hôn với anh chồng bác sĩ. Bà ngoại di cư nay không còn nữa, nhưng cụ đã để lại những hình ảnh gia đình đầy đủ. Một gia đình quân nhân hết sức lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Hình đám cưới của mối tình Nam Bắc ở nhà thờ Đồng Tiến, Sài Gòn. Hình đám cưới của con gái tại Hoa kỳ. Hình chụp khi thăng cấp. Vợ Trung úy thì chồng Đại úy. Rồi chồng lên Thiếu tá, vợ lên Đại úy. Rồi hình Phượng thăng cấp Thiếu tá được gắn cấp bậc tại Quân đoàn III.

Báo cáo qua điện thoại, anh Đức nói rằng, niên trưởng biết không" Dẫn đầu đoàn nữ quân nhân trong phim duyệt binh 73 ở Sài Gòn là thiếu tá Phượng đấy. Còn hình cháu bé mới sanh thì bố mẹ đi tù. Hình cháu 5 tuổi mới gặp lại mẹ, và hình cháu tốt nghiệp, rồi hình đám cưới ở nhà thờ.

Khi đi tù, anh em hỏi Thiếu tá Đức sao vợ con không đi thăm. Vợ tao cũng ở tù, thiếu tá nữ quân nhân. Bà già nuôi cháu nhỏ. Tình Bắc duyên Nam. Cô Phượng từ Hà Nội di cư vào lấy chồng Nam kỳ. Rồi ở tù trong Nam. Anh Đức đi tàu sông Hồng chở tù ra Bắc, thăm quê vợ trên chuyến đi tưởng là vĩnh biệt.

  Bây giờ anh Đức làm thơ, cắt hình dán lên 3 tấm bìa để trình bày lại cuộc đời. Người ta thì 3 hình ảnh, 1 cuộc đời. Ở đây đầy đủ câu chuyện một gia đình mà có đến 2 cuộc đời. Hai tờ giấy ra trại để bên nhau. Bích Phượng, Bắc kỳ, tội Thiếu tá.  Luân Hữu Đức, Nam kỳ, tội Thiếu tá. Cả hai được Cộng sản phê rằng tư tưởng chưa có gì biểu hiệu xấu. Đã được cấp tiền đi đường về trình diện địa phương quản chế.

Ngày nay, tại Hoa Kỳ, quần áo, mũ nón tốt nghiệp cao học của đứa con xếp lại thật ngay ngắn. Bên trên là tờ giấy ra trại của cha mẹ. Giấy ra trại xấu xí lem nhem mầu vàng đất chính là vé đi vào Cõi Tự Do. Tất cả đều đóng khung đem triển lãm.

Những đứa cháu của chiến tranh và biển cả

Chị Hằng ở Milpitas khi được tin chúng tôi làm triển lãm đã có một sáng kiến hết sức đặc biệt. Là cô giáo tình nguyện tại Trường Việt Ngữ Về Nguồn, bèn cho đề tài các em thực tập bằng cách trình bày về gia cảnh trên một Poster. Cho dàn bài chỉ dẫn các em về tìm tòi và lựa chọn hình ảnh. Vào lớp làm tại chỗ trong 2 giờ đồng hồ. 10 tấm poster về cuộc đời của con cháu HO và thuyền nhân đã hoàn tất. Tài liệu triển lãm của thế hệ tương lai. Các em từ 10 đến 15 tuổi. Đây là hình cha, đây là hình mẹ. Cha, trước làm gì"  rồi đi tù, rồi vượt biên. Mẹ làm gì" Vượt biên hay ODP" Gặp nhau ở đâu" Tại sao lại có con ở đây" Rồi hình ảnh ngày nay. Hình ảnh xum họp một nhà. Có đứa dán hình ảnh bố mẹ lúc còn quá trẻ, trông như bạn bè. Có đứa không tìm được hình thì vẽ tranh tượng trưng. Tất cả đều viết bằng Việt ngữ để biểu diễn khả năng học hành và lấy điểm học tập. Toàn chuyện tù đầy, vượt biên đau thương, nhưng mầu sắc sao rực rỡ. Văn chương rất hồn nhiên và thực sự là sáng tác của các em. Chuyện gia đình họ Trần gặp họ Nguyễn. Bố gặp mẹ. Họ Vũ gặp họ Lê.

Nhà nào cũng phản ảnh những cuộc đời khó khăn vất vả, nhưng xem trên poster của các cháu thì cuộc sống được diễn tả rất đẹp đẽ  nhiệm màu. Cuộc đời tù của người cha, nhẹ như gió thoảng. Chuyện vượt biên của mẹ bình thường như đi du lịch. Hỏi cha, cha nói rằng ở tù đói lắm, không có cơm mà ăn. Ở đây thì con lại không chịu ăn cơm. Nhưng con lại mong được ở chỗ không phải ăn cơm. Hỏi mẹ vượt biên có chết không. Mẹ nói rằng vượt biên không chết. Nếu chết thì làm sao có con ở đây. Hỏi bà, thì bà nói khổ lắm con ơi. Rồi bà khóc. Khóc rồi thấy cháu hoảng sợ, bà lại cười. Không có chuyện gì nói thêm nữa. Các cháu dán hình thật đẹp và tô lên đủ mầu. Những poster của quá khứ đau thương trong tác phẩm của đứa nhỏ không có mầu đen. Đầy ánh sáng rực rỡ của một tương lai huy hoàng phía trước.

Chiến tranh, tù đầy, biển cả hãi hùng để lại phía sau thật xa.

Và đó cũng là mục đích của cuộc triển lãm hướng về niềm hy vọng đầy hứa hẹn của thế hệ tương lai.

Giao chỉ - San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.