Hôm nay,  

Khoa Học Giả Tưởng Về Tết Mậu Thân

2/5/200800:00:00(View: 7332)

Sáng ngày 1-2 , tức 25 tháng Chạp, tại hội trường Thống Nhất, hay dinh Độc Lập cũ, đã có lễ mít-tinh trọng thể cấp nhà nước kỷ niệm 40 năm biến cố mà Cộng sản gọi là "Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2008)". Buổi lễ lớn sáng Thứ Sáu có đông đủ các cấp của Đảng Cộng sản tham dự, từ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trở xuống, nhưng vắng bóng Chủ tịch Nứơc Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo Tuổi Trẻ ngày 31-1 thuật lời ông Nguyễn Tuấn Việt, phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Thành Phố cho biết trước, buổi mít-tinh có gần 10.000 người tham dự, trong đó có 4.000 quần chúng, 1.500 dân quân tự vệ, 2.349 người tham gia diễu binh, 1.700 người tham gia diễu hành nghệ thuật quần chúng...

Theo lệnh Ban Bí Thư Trung Ương Đảng , nhiều sinh hoạt trong khuôn khổ kỷ niệm 40 năm cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã diễn ra tại nhiều nơi, bắt đầu từ ba tuần nay. Tên gọi chung của các sinh hoạt này, mà cao điểm là cuộc mít-tinh sáng mùng 1 tháng 2, là "Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2008)".

Có mấy điểm đáng chú ý trong các sinh hoạt kỷ niệm vụ Tết Mậu Thân: Đầu tiên là về tên gọi "Tổng tiến công và nổi dậy". Cuộc tấn công xẩy ra ở nhiều nơi cùng vào dịp Tết, gọi là "tổng tấn công", hay "tổng tiến công" là đúng. Nhưng theo các nhân chứng còn sống, cũng như theo tài liệu lịch sử, không có chuyện nhân dân nổi dậy. Những người đã sống qua Tết Mậu Thân, và hiện sống trong nước cũng như ngoại quốc, hãy còn khá nhiều. Ai cũng có thể kiểm chứng với thành phần này, để biết là thực sự không có chuyện "nhân dân nổi dậy".

Theo một tài liệu nghiên cứu đứng đắn, là luận án tiến sĩ tại Đại học Yale về chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1968-1973 của Phó Giáo sư khoa sử Nguyễn Thị Liên Hằng, thì: "... người dân miền Nam ở các thành phố đã không nổi dậy cùng với quân cộng sản để lật đổ chính quyền VNCH (...) Quận Tám của Sài Gòn hầu như bị san phẳng, nhưng người dân đô thị vẫn không xuống đường và tham gia cách mạng". Nhưng tại cuộc mít-tinh kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân, Bí thư Thành ủy Sàigòn Lê Thanh Hải vẫn bất chấp sự thật, nói rằng "Lời chúc Tết của Bác là hiệu lệnh cho quân và dân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam"

Theo một bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 28 tháng 1, 2008 về mặt trận Tết Mậu Thân ở Huế của Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thì: "Phương châm hoạt động được đề ra là: Kết hợp tấn công với nổi dậy". Kế hoạch của Hà Nội là như vậy, nhưng thực tế là, khi tấn công, nhân dân đã không nổi dậy. Do đó, ngày nay không thể gọi biến cố đó là "Tổng tiến công và nổi dậy". Tên gọi này chỉ đúng một nửa, còn một nửa là gian dối.

Nhận xét thứ nhì là nhà cầm quyền cộng sản đã lợi dụng hai chữ "khoa học" để che dấu những giả dối về biến cố Tết Mậu Thân. Bộ Quốc Phòng và Tỉnh Ủy Thừa Thiên-Huế đã tổ chức cuộc họp tại Huế vào ngày 10 tháng 1 để nghe các thuyết trình viên như ông Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế khoác lác rằng "hàng chục vạn quần chúng có tổ chức và lãnh đạo đồng loạt nổi dậy..." Cuộc họp để nghe nói khóac này mang danh hiệu "Hội thảo khoa học 'Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968'". Một cuộc họp khác tại Sàigòn ngày 22 tháng 1, cũng để nghe nói láo về Tết Mậu Thân, được gọi là "Tọa đàm khoa học 'Kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân'".

Yếu tố căn bản của mọi việc làm khoa học là phải dựa trên sự thật. Khi dựa vào khoa học để nói dối, Đảng Cộng sản quả thật đã coi thường dư luận và quần chúng. Và khoa học về Tết Mậu Thân, chắc phải là thứ khoa học giả tưởng.

Ngoài gian dối về thái độ của người dân hồi Tết Mậu Thân, Đảng Cộng sản VN còn tỏ ra nhẫn tâm khi chỉ ca tụng một biến cố đầy tang thương do mình chủ động, trong khi không nói gì tới những đau khổ do người dân phải trải qua, và sự hy sinh cay đắng của những cán binh đã bị Đảng chủ tâm đẩy vào chỗ chết, như những người lính cảm tử một đi không trở lại.

Tài liệu và chứng cớ cho thấy, vào khoảng 5,300 thường dân đã bị giết dã man tại Huế hồi Tết Mậu Thân. Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Huế là ông Lê Minh, Phó bí thư Khu ủy đồng thời là Bí thư Thành ủy Huế, đã viết trên tạp chí Sông Hương cách đây 20 năm, rằng:

"(...) đã có những người bị xử lý oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ của cách mạng là phải minh oan cho gia đình, con cái của những người đã chết trong hoàn cảnh như vậy, trong khi luật pháp cách mạng chưa hề có ý định xử họ vào tội chết; có một người phải minh oan cho một người, có một trăm người phải minh oan cho một trăm người. Đó chính là lẽ phải và tình thương, quần chúng sẽ thông cảm và không bao giờ lẫn lộn trắng đen (...)"

Không phải 20 năm, mà 40 năm đã qua đi, thay vì sám hối và minh oan cho những người bị thảm sát, Đảng tổ chức cái gọi là "Hội thảo khoa học" ở Huế để ăn mừng và xuyên tạc sự thật. Ngoài ra, Tướng Đặng Kinh, hồi ấy là Chỉ huy phó và Tham mưu trưởng chiến dịch, nói rằng "Sau một tuần chiến đấu quyết liệt và lập công xuất sắc, do việc bổ sung và thay quân có hạn nên sức chiến đấu của ta phần nào giảm sút". Tư lệnh Quân khu là Trần Văn Quang đã hỏi ông:"Có ý kiến cho rút, ý anh thấy thế nào"". Chính Tướng Đặng Kinh cũng cho biết, theo kế hoạch của Hà Nội, chỉ đánh thành phố Huế, giữ một số ngày, rồi rút. Sau một tuần, dù biết sức chiến đấu của binh sĩ đã giảm sút, nhưng trên vẫn ra lệnh ở lại thêm hai tuần nữa. Trong hai tuần này, thêm bao nhiêu binh sĩ đã hy sinh vô ích, và thêm bao nhiêu người dân đã chết oan" Mục tiêu của chiến dịch là gây tiếng vang, mặc dầu đã tạo được tiếng vang rồi, những người ngồi ở Hà Nội vẫn muốn quân dân tiếp tục đổ máu.

Vì cuộc mít-tinh lớn kỷ niệm vụ Tết Mậu Thân diễn ra tại Sài Gòn ngày 25 tháng chạp với hàng chục ngàn người tham dự, chúng ta hãy thử nhìn lại diễn tiến vụ tấn công vào ngày Tết tại Sàigòn 40 năm trước. Trong dịp gọi là "Tọa đàm khoa học" tại Sàigòn ngày 22 tháng 1, Đại tá Tần Văn Hùng tuyên bố "Biệt động Sài Gòn đã bất ngờ đồng loạt tấn công vào các mục tiêu trọng yếu của địch như Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tổng tham mưu ngụy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Điều không được ông Hùng nói tới là số phận của các cán binh đã tham dự cuộc tấn công này, và 6 chữ "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" có nghĩa là tất cả đã chết, hoặc bị bắt.

Theo một bài báo trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày Thứ Tư, 23/01/2008, cuộc tấn công tại Sài Gòn do Biệt động Sài Gòn-Gia Định phụ trách. Đây là lực lượng địa phương, quân số tấn công trong ngày Tết chỉ có 88 người chia làm 5 đội, tấn công 5 mục tiêu. Trừ hai người chạy thoát, 60 người chết, tất cả số còn lại đều bị bắt. Tờ báo quân đội đã căn cứ vào lời kể của những người tham dự chiến dịch, cho biết chi tiết như sau:

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, tức đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân, tại sở chỉ huy tiền phương số 7 đường Yên Đổ, nhiệm vụ được trao cho các đơn vị xung kích tấn công các mục tiêu đầu não. Diễn tiến và kết quả như sau:

Tại dinh Độc Lập, 1 giờ 30 phút, đội 5 gồm 15 cán bộ, xuất phát từ số nhà 280/70 Phan Đình Phùng, đi trên 3 xe hơi loại nhỏ và một xe hon-đa, nổ súng tấn công dinh Độc Lập. Đến gần sáng, toàn đội chết 7 người, trong đó có đội trưởng Tô Hoài Thanh. Tám người còn lại thì phân nửa bị thương, rút vào nhà dân cố thủ trên lầu 3. Một người nữa bị chết, còn lại 7 người, bị bắt vào sáng 1-2-1968.

Tại Tòa Đại Sứ Mỹ, 1 giờ 45 phút, đội biệt động 11 gồm 17 cán bộ, xuất phát từ nhà số 59 Phan Thanh Giản trên 2 xe du lịch, dùng bộc phá đánh thủng mảng tường sát gần lô cốt góc đường Thống Nhất-Mạc Đĩnh Chi, đột nhập vào khuôn viên Đại sứ quán Mỹ, đánh chiếm từ tầng 1 đến tầng 3. Đến 8 giờ sáng, tất cả đều chết hoặc bị thương. Đến 9 giờ, tất cả đều chết, trừ một người bị thương và bị bắt.

Tại Đài phát thanh, đội biệt động 4 gồm 12 cán bộ, xuất phát từ tiệm may Quốc Anh, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nổ súng tấn công lúc 1 giờ 59 phút. Hơn 6 giờ sáng, tất cả đều tử thương.

Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đội biệt động 3 gồm 16 cán bộ, đi bằng hai xe ô tô hiệu Simca và Peugeot, nổ súng tấn công lúc 1 giờ 50 phút. Đến 6 giờ sáng, toàn đội hy sinh gần hết, chỉ còn lại hai người vượt sông Sài Gòn rút về căn cứ Thủ Đức.

Tại Bộ Tổng Tham Mưu, Cụm biệt động 679 gồm 27 cán bộ, tấn công vào cổng số 4 Bộ Tổng tham mưu. Đến 9 giờ sáng mùng 3 Tết, tất cả đều chết, hoặc bị bắt.

Như đã trình bầy, gần một trăm người bị làm vật tế thần trong dịp Tết Mậu Thân thuộc Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Mặc dầu đóng vai chủ động và về sau còn bị thiệt hại nặng, lực lượng này, vì gồm các thành phần địa phương, đã bị giải thể khi Mặt Trận Giải Phóng bị giải tán vào giữa năm 1976. Có 5 tập thể và 7 cá nhân đến nay vẫn chưa được truy tặng huy chương.

Sau hết, một thắc mắc cần nêu ra: Tại sao mít-tinh lớn kỷ niệm Tết Mậu Thân không được tổ chức vào đúng ngày Tết, mà diễn ra một tuần trước" Tại vì Đảng không muốn làm mất tính cách thiêng liêng và vui vẻ của ngày Tết truyền thống. Vậy sao Đảng gây máu lửa vào đúng ngày Tết 40 năm trước"

Vũ An Bài

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.