Hôm nay,  

Tuần Lễ Đầu Năm 2010 Tại Miền Bắc California

16/01/201000:00:00(Xem: 4580)

Tuần Lễ Đầu Năm 2010 Tại Miền Bắc California

Bút ký của Đoàn Thanh Liêm
Gia đình tôi đa số cư ngụ tại miền Nam California, nhưng lại có con gái và cháu ngoại và mấy cậu dì bên ngoại các cháu sinh sống tại khu vực San Jose trong miền Thung lũng Hoa vàng rất là thơ mộng. Do vậy mà tôi hay có dịp đi tới khu còn được gọi là ”Silicon Valley“ rất nổi tiếng với danh hiệu “kinh đô điện tử của thế giới” ngay từ hồi thập niên 1980. Mỗi năm, tính ra tôi đi lại khu vực này ít nhất cũng phải tới 5-7 lần. Ngoài San Jose, tôi cũng còn đi thăm bà con tại thủ phủ Sacramento và thành phố lịch sử San Francisco và mấy thành phố lân cận trong khu “vùng vịnh” (Bay area) nữa.
 Sau mấy cơn mưa vào cuối năm 2009, các đồi núi trong khu vực đã lấy lại được màu xanh tươi, trông thật là dịu dàng mát mắt. Thành phố Milpitas ở phía bắc San Jose, nơi con gái Diệu Quyên cư ngụ từ lâu, thì có đến mấy chục công viên, tất cả đều được chăm sóc rất gọn gàng đẹp đẽ. Nơi đây có nhiều người Trung hoa gốc từ Đài loan, Hongkong đến cư ngụ, họ đều có công ăn việc làm vững chắc và nhà cửa trông thật khang trang, tươm tất. Tôi rất mừng gặp lại hai cháu ngoại là Hà và Hạnh, con gái của Quyên; các cháu đều tốt nghiệp đại học và có việc làm tương đối ổn định. Các cháu tuy sinh trưởng ở Mỹ, nhưng còn nói được tiếng Việt khá sành sõi. Riêng cháu Hà lại đã có gia đình riêng với hai đứa con nhỏ là Doug và Ti, nên tôi đã được lên chức “ông cố ngoại” nữa rồi. Anh Vũ Văn Lộc khi biết tin này, đã phải thốt lên: “Vào tuổi 75-76 như anh, mà đã lên chức “Ông Cố” rồi, thì kể là sớm hơn nhiều bạn cùng lứa tuổi lắm đấy!” Và năm nay tổ chức “Liên trường” của các cựu học sinh các trường trung học ở miền Nam Việt nam  mà hiện cư ngụ tại Bắc California lại còn tổ chức một “bữa tiệc đón mừng năm mới 2010” vào tối 31 tháng 12 tại nhà hàng Mayflower cũng tại Milpitas nữa. Cuộc họp bạn này quy tụ đến trên 350 thực khách, thật là vui nhộn với các màn trình diễn văn nghệ thật đặc sắc. Ban tổ chức kêu gọi mọi người ở lại đến quá nửa đêm, lúc “Giao thừa” bước qua năm mới 2010, mà người Mỹ gọi là “Countdown”, tính giờ phút của năm cũ 2009 cứ ngắn vơi dần đi, để rồi hết hẳn và nhường bước cho năm mới 2010. Nhưng tôi và anh chị Ngô Văn Quang đều lớn tuổi rồi, chúng tôi phải ra về hồi 10 giờ đêm, giữa lúc trời đã bắt đầu lạnh giá nhiều.
Về phía bên ngoại các cháu, tôi thường hay tới ở nhà với ký giả Sao Biển là anh em cột chèo với tôi. Thiên Hương bà xã của Sao Biển là người em kế của bà nhà tôi. Còn một cô em nữa là Dược sĩ Kim Thư ở gần San Francisco, em bị đau bệnh Parkinson từ nhiều năm nay, nên việc thăm viếng gặp gỡ bị hạn chế nhiều. Đúng ngày đầu năm Tết tây, Sao Biển chở tôi đến thăm gia đình anh chị Thụy là ông anh cả trong nhà. Hai chúng tôi được đãi uống rượu mạnh whisky loại Courvoisier và ăn bánh dày chiên kẹp chả lụa do chị Thụy làm rất khéo. Tôi phải đi thăm bà con, họ hàng tại đây vào dịp đầu năm dương lịch, vì không chắc là có thể lại đi San Jose để chúc Tết Canh Dần đối với gia đình ông anh vào giữa tháng 2 sắp tới.
Ngoài chuyện gặp gỡ với bà con thân tộc, thì tôi dành nhiều giờ đi thăm viếng các bạn bè bằng hữu. Vị huynh trưởng cao niên nhất mà tôi thường đến viếng thăm mỗi khi ở San Jose, đó là bác Hà Thượng Nhân. Ông cụ đã ngoài 90 tuổi rồi, mà tương đối vẫn còn minh mẫn. Cụ nhờ tôi tìm cách điện thoại cho Tướng Trần Văn Trung ở Paris, để cụ có thể hỏi thăm vì được tin ông Tướng mới bị té gãy chân sao đó. Và rồi tôi cũng mày mò nối được đường dây điện thoại để cho bác Hà nói chuyện được với Tướng Trung. Bác Hà còn khoe với tôi là một tờ báo ở Nam California có đặt hàng nhờ bác viết cho một câu đối Tết để đăng trên Báo Xuân Canh Dần, và bác đã gửi cho tờ báo này. Rồi bác được tin tờ báo đã gửi cho bác 200 dollar nữa đấy.
Luật sư Quang còn chở tôi đến thăm anh chị Nguyễn Tường Bá cũng là một đồng môn và đồng nghiệp ở Saigon ngày trước. Anh Bá bị đau năm ngoái, nhưng nay đã hồi phục được rồi. Chị Bá làm món ăn rất khéo và có dặn tôi lần sau mà lên San Jose nưã, thì thể nào cũng họp nhau để mà thưởng thức cái món chả cá do chị khoản đãi. Sau đó chúng tôi cũng đến thăm anh chị Phạm Đức Khâm cũng ở gần nhà anh Bá. Anh Khâm và tôi còn ngồi tù chung với nhau hồi đầu thập niên 1990 ở Saigon và Hàm Tân Phan Thiết nưã. Năm 1994 lúc còn ở Hàm Tân, tôi có làm mấy câu thơ tặng anh Khâm, nhân tiện xin được ghi lại như sau :
Năm lần bảy lượt tù, chưa tởn
Tuổi sáu mươi rồi tim vẫn rung
Mưa nắng giãi dầu thân sức kiệt
Vẫn lòng son sắt dạ kiên trung.
Anh chị Quang và tôi còn có dịp gặp gỡ với gia đình mấy bạn đồng nghiệp khác nưã ở thành phố Freemont trong một bưã ăn trưa vào ngày Chủ nhật 3 Tháng Giêng. Đó là các anh chị luật sư Nguyễn Thuý Phương và thẩm phán Phan Quang Tuệ. Trong bốn đồng nghiệp chúng tôi, thì chỉ có anh Tuệ còn đi làm tại Toà án ở San Francisco, còn tất cả đều đã nghỉ hưu trí cả rồi.
Cũng anh Quang và tôi lại còn được mời tham dự bưã ăn với mấy bạn trẻ ở nhà hàng Nha Trang trong khu Lion Plaza, đó là các bạn Tưởng Năng Tiến, Trịnh Ngọc Lân và hai bạn trẻ khác nữa. Cũng là dịp gặp gỡ mừng Năm Mới với nhau. Bưã ăn do nha sĩ Lân là cousin cuả tôi khoản đãi.
Đặc biệt, tôi còn được mời tham dự đám cưới cuả con trai út anh chị Hồ Sĩ Hùng được tổ chức rất vui tại hội trường cuả giáo xứ Holy Trinity, đường Cunningham, San Jose. Vì cả hai cô dâu, chú rể đều là huynh trưởng cuả Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, nên thành phần trẻ tham dự rất đông với khí thế vui nhộn tưng bừng qua việc trình diễn sôi nổi hào hứng cuả 5 cặp muá lân với trống đánh thật dồn dập xôm tụ. Anh Hùng cho biết : Vì các cháu sinh hoạt lâu ngày với các đội Thiếu Nhi Thánh Thể, nên đám cưới được tổ chức đơn giản, nhưng vui tươi và có ý nghiã lạc quan, tích cực. Và đặc biệt vị linh mục cử hành nghi thức hôn phối cũng biểu lộ tinh thần thánh đức cao thượng có khả năng lôi cuốn thế hệ trẻ gắn bó liên kết sâu xa hơn đối với sinh hoạt cuả giáo hội công giáo, cả trong cuộc sống lưá đôi cuả cặp tân hôn.


Ngay sau tiệc cưới, tôi được anh Phạm Xuân Hương và các cháu chở lên chơi với gia đình anh chị tại Sacramento. Anh chị mới từ Việt nam qua định cư tại Mỹ với gia đình cháu gái út được mấy tháng nay. Khu nhà anh chị ở toạ lạc ngay tại cưả ngõ từ xa lộ vào thành phố, nên việc đi lại rất thuận tiện. Chúng tôi có nhiều dịp tâm sự với nhau, trao đổi tin tức về các người bạn đã từng gắn bó thân thiết với nhau từ mấy chục năm qua ở quê nhà. Anh Hương là một trong số các độc giả đã theo dõi các bài viết cuả tôi rất kỹ và khích lệ cổ võ cho tôi mau sớm hoàn thành việc nghiên cưú về xã hội dân sự đã khởi sự từ cả chục năm rồi. Anh còn rủ tôi vào dịp trước tết Canh Dần làm sao thu xếp để tới nhà anh chị tham gia việc nấu bánh chưng, như chúng tôi đã thực hiện ở Saigon trên 20 năm trước vào những năm 1987-88, lúc tôi còn được tự do, chưa bị công an bắt bỏ tù về chuyện chính trị. Kế hoạch thức đêm canh nồi bánh chưng xem ra có vẻ hấp dẫn đấy, vì nó khơi lại cái kỷ niệm êm đẹp, ấm cúng cuả bà con ở thôn quê ngoài Bắc, vào cái tuổi niên thiếu cuả chúng tôi trước thời 1954. Vì thế, tôi có hưá với anh là sẽ cố gắng thu xếp câu chuyện để có thể tham gia việc này vào dịp trước Tết năm nay. Vì chỉ ở lại Sacramento có một tối, nên tôi chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại với mấy bà con bạn hữu tại đây, như các bạn luật sư Thi Phụng Kim, Tôn Thất Long, Phan Ngọc Cẩn. Và cũng hẹn là kỳ tới sẽ ở lại thành phố này lâu hơn để có thể gặp gỡ thăm viếng từng người chu đáo thân tình hơn.
Ngày Thứ Hai 3 Tháng Giêng, tôi lại dùng xe Bart từ Freemont đi San Francisco để thăm mấy bạn ở đây. Trước hết là anh Huỳnh Lương Thiện tại tòa báo Mõ SF. Nơi đây, còn có cả một tiệm sách tại lầu trệt của tờ báo nữa và đó là tiệm sách duy nhất của người Việt tại SF. Anh Thiện yêu cầu tôi góp bài cho Số Xuân Báo Thằng Mõ SF, và tôi chỉ cần chuyển bài đã viết sẵn chứa trong USB để gửi vào email của tòa báo, nhấp nháy chỉ trong vòng 2-3 phút là xong ngay việc gửi bài “ Tôi đi lượm tiền xu trên đất Mỹ”, bài cũng đã được đăng trên Báo Xuân Người Việt ở Nam California. Nhân tiện, tôi cũng thăm bà con ở trụ sở Cộng Đồng Người Việt tại San Francisco, sát ngay cạnh tòa báo Mõ trên đường Geary. Nơi đây, tôi cũng được Ban Chấp Hành Cộng Đồng tiếp đãi thân tình, trao đổi thông tin về tình hình thời sự này nọ, bên cạnh ly café nóng bốc khói kèm theo cả bánh ngọt nữa. Theo lời yêu cầu góp bài cho số “Đặc san Xuân Canh Dần của Cộng Đồng”, tôi cũng đã chuyển đến 5 bài mới viết khác nữa, để cho ban biên tập tùy nghi chọn lựa đăng tải.
Tiếp theo, tôi còn được một anh bạn đồng hương là Bác sĩ Bùi Duy Tâm đón đi ăn trưa tại một nhà hàng người Mỹ ở khu downtown SF. Xong rồi, anh Tâm chở tôi về nhà thăm chị Tâm hồi này bị đau nhiều, nên đi lại khó khăn. Anh Tâm hồi trước năm 1975 có lần đi họp chung với tôi ở Bangkok theo lời mời của Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới (WCC = World Council of Churches) để thảo luận về “Quỹ Tái Thiết và Hòa Giải ở Đông Dương”        ( FRRI = Fund for the Reconstruction and Reconciliation in Indochina). Tôi vẫn còn nhớ câu phát biểu của BS Tâm khiền Hội nghị chú ý, nguyên văn tiếng Anh như sau :”Reconstruction without Reconciliation is meaningfuless” (Tái thiết mà không Hòa giải là chuyện vô nghĩa). Tôi đã nhắc lại câu nói này, mà vì đã lâu ngày chắc chính anh Tâm đã không còn nhớ nữa.  Tại nhà anh chị Tâm - Hương ở khu Sunset có cả một bộ sưu tập nhiều vật kỷ niệm như trống đồng Đông Sơn, bộ đàn đá, chiêng, trống và mõ… làm tôi nhớ lại cái khung cảnh của miền quê chúng tôi tại tỉnh Nam Định ngoài miền Bắc vào thuở thanh bình trước năm 1945. Nhân tiện, tôi cũng nhờ anh Tâm chuyển cho tôi các tài liệu về “Làng Hành Thiện”, về “Ban Văn Nghệ Gió Khơi” và nhất là về “Trường Y Khoa Minh Đức” mà Bác sĩ Tâm làm Khoa trưởng trước năm 1975. Các tài liệu này khá dài với nhiều hình ảnh minh họa, tôi sẽ khai thác trong một ngày gần đây. Tôi cũng muốn đến thăm người em ruột của anh là Bùi Duy Quang, hiện đã về hưu và có nhà rất gần với anh Tâm. Nhưng vì không có hẹn trước, nên anh Quang đã không có ở nhà. Anh Quang và tôi cùng đi du học ở Mỹ năm 1960, cách nay đúng 50 năm rồi, mà chưa hề có dịp gặp lại nhau. Quang là một giáo sư xuất sắc về môn Vật lý tại nhiều trường đại học trên thế giới. Lân tới mà đến San Francisco, tôi nhất định sẽ phải tìm cách gặp lại bạn Bùi Duy Quang.
Trở lại San Jose, tôi có dịp gặp nhà văn Song Nhị là người điều hành cơ sở văn học có tên là “Cơ sở Thi Văn Cội Nguồn”. Anh cho tôi tác phẩm mới nhất dài trên 450 trang của anh với nhan đề “ Nửa Thế kỷ Việt Nam – Bút ký. Tự truyện “. Tôi sẽ giới thiệu cuốn sách này trong một dịp khác. Nhân tiện, tôi cũng xin ghi lời cảm ơn với anh chị Đỗ Trọng Linh là người điều hành cơ sở Bảo hiểm All State có văn phòng tại khu Lion Plaza, vì anh chị luôn dành mọi sự dễ dãi thuận tiện cho tôi trong việc tiếp khách cũng như làm việc tại văn phòng này, mỗi khi tôi ở San Jose. Cũng như nhiều lần, tôi được các bạn như Đỗ Xuân Dung, Hải Phương cho tá túc ít bữa ở San Jose, mỗi khi tôi cần một nơi thuận tiện vì gần gũi với nhà của Sao Biển.
California, đầu năm 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.