Hôm nay,  

Việt Nam: Chế Độ Bị Lên Án

15/06/200700:00:00(Xem: 9226)

Cựu Tù Chính trị Trần Tử Thanh: “CSVN Đã  Hành hạ Tinh thần và Thể xác  Người tù Dã man và Tàn bạo Chưa Từng Có.”

Hoa Thịnh Đốn.-  Nhà nước Việt Nam là một trong các Chế độ Cộng sản  bị Tổng thống George W. Bush lên án trước lương tâm nhân loại trong buổi lễ khánh thành Đài tưởng niệm các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản  hôm Thứ Ba, 12-6 (2007), tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Ông nói: “Số người chết vì Chủ nghĩa Cộng sản nhiều không tưởng tượng nổi, nhiều đến nỗi không có thể đếm dược chính xác là bao nhiêu. Theo những ước tính khoa học nhất thì Chủ nghĩa Cộng sản đã cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người ở Trung Hoa và Liên Bang Sô Viết, hàng triệu người khác tại Bắc Hàn, Cao Miên, Afghanistan, Việt Nam, Đông Âu và những nơi khác trên thế giới.”

(The sheer numbers of those killed in Communism's name are staggering, so large that a precise count is impossible. According to the best scholarly estimate, Communism took the lives of tens of millions of people in China and the Soviet Union, and millions more in North Korea, Cambodia, Africa, Afghanistan, Vietnam, Eastern Europe, and other parts of the globe.)

Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần lễ, Cộng sản Việt Nam  đã bị Tổng thống Mỹ “vạch mặt chỉ tên” trước công luận thế giới.  Trong Diễn văn đọc tại Prague, thủ đô Cộng hoà Czech hôm 5-6 (2007) , ông Bush đã chỉ trích Việt Nam  vi phạm nhân quyền, tước đoạt quyền tự do của dân và tiếp tục đàn áp, bắt giam nhiều  người bất đồng chính kiến.

Hai việc xẩy ra  trước  ngày  Chủ tịch Nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ từ 18 đến 23 (6-2007) là điềm xấu cho chế độ, nhưng tại sao Triết vẫn cứ cố đấm ăn xôi"

Câu trả lời có tính thuyết phục nhất  vì Việt Nam cần Mỹ đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật, để giúp Việt Nam canh tân hội nhập Thế giới mau hơn.

Bằng chứng như Thống tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin ngày 13/6 (2007): “Theo thống kê từ Cục đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu như trong giai đoạn 1988-2004, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam mới đạt khoảng 1,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thì đến nay, các nhà đầu tư Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 8, với tổng số vốn 4,3 tỷ USD (tính cả số dự án đầu tư từ nước thứ ba).”

“Một quan chức Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét, những con số thống kê và nhất là những chuyến khảo sát tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ diễn ra nhộn nhịp trong thời gian gần đây cho thấy Việt Nam đang là một trong nhưng tâm điểm của các nhà đầu tư nước này. Dự kiến năm 2007, tổng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có thể đạt trên 8 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm trước.”

“Các dự án đầu tư của Mỹ tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dầu khí, nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao. Trong số đó, nhiều dự án đã và đang được tiếp tục tăng vốn mở rộng sản xuất với quy mô lớn ở Việt Nam. Chẳng hạn như Tập đoàn Intel, chỉ sau 9 tháng nhận giấy phép đầu tư đã nâng tổng vốn từ 605 triệu USD lên 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp tại Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.”

“Đầu tháng 5 vừa qua, Công ty THHH Jabil Việt Nam-đơn vị thành viên trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của tập đoàn Jabil Circuit đã nhận được giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin-viễn thông vào Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn 100 triệu USD. Tập đoàn máy tính IBM mới đây cũng đã quyết định xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng, du lịch và hàng không tại Việt Nam.”

“Mới đây nhất, đoàn doanh nghiệp gồm 29 đại diện cho một số nhà nhập khẩu lớn của Mỹ đã đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh và họ đã có kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam vào cuối năm nay, với quy mô vốn từ 50-100 triệu USD.”

 “Trước đó, đoàn 18 doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, dầu khí, hàng không... của Mỹ cũng đã đến Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư cho thấy tín hiệu tốt đẹp về hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước.”

Vì vậy đi theo Triết đến Mỹ, dự trù sẽ có những người như:

Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam),

Trương Đình Tuyển (Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam);

Uông Chung Lưu (Bộ Trưởng Tư Pháp),

Hoàng Trung Hải (Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;

Đỗ Trung Tá (Bộ Trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông (BBCVT))

Nhưng liệu ông Bush có  áp dụng biện pháp “cây gậy và củ cà rốt” khi đón Triết tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 22 (06-2007) hay không  thì chưa rõ, nhưng những diễn biến giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội trước ngày Triết đặt chân đến nước Mỹ  đã có những dấu hiệu xuống nước nhượng bộ rõ rệt từ phiá Việt Nam.

Điển hình là  việc  Nguyễn Minh Triết đã ra lệnh phóng thích Nhà báo tranh đấu dân chủ Nguyễn Vũ Bình ngày 9-6, sau 3 năm thi hành bản án 7 năm tù.

Ông Bình, làm cho Tạp chí Cộng sản của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, bị Nhà nước gán cho tội “gián điệp”, sau khi phổ biến ra nước ngòai một số bài báo cổ động dân chủ và tự do cho Việt Nam.  Ông cũng tố cáo thỏa hiệp biên giới giữa Việt Nam và Tầu và đòi lập đảng chính trị. Trước khi bị tuyên án ngày 5-5-2004, ông Bình đã bị “tạm giam” từ ngày 25-9-2002.

Việt Nam gọi việc trả tự do cho ông Bình là “đặc xá tha tù”, nhưng ai cũng biết Hoa Kỳ đã chính thức đòi Việt Nam làm việc này khi  Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đến Mỹ hồi tháng 5 (2007).

Có nhiều dự đoán là Tổng thống Bush sẽ lại nói cho Triết nghe đầy tai về  sự bất bình của Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Mỹ  đối với các vụ  Việt Nam đã bất chấp dự luận để  đàn áp tự do, dân chủ, kìm kẹp tôn giáo và tăng cường bắt bớ, bỏ tù những nhà bất dồng chính kiến từ đầu năm 2007 đến nay.

NHỮNG NẠN NHÂN CỘNG SẢN

Lập trường bảo vệ dân chủ, nhân quyền của Mỹ  chống độc tài bất cứ dưới hình thức nào và bất kỳ ở đâu trên thế giới đã được ông Bush thể hiện trong bài diễn văn  lên án sự tàn bạo của các chế độ theo Chủ nghĩa Cộng sản ngày 12-6.

Diễn văn của ông Bush và lễ khánh thành Đài tưởng niệm các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản diễn ra  đúng vào ngày của 20 năm trước (12/06/1987),  khi  Tổng thống Ronald Reagan, đứng trước Bức tường  chia đôi hai  nước Đức tại Bá Linh (Berlin Wall)  đọc Diễn văn thách thức Chủ tịch Liên bang  Xô viết  Mikhail Gorbachev hãy phá bỏ bức tường tủi nhục này đi.

Hướng về phiá  Đông Đức, Tổng thống Reagan đã nói lớn: “ Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn tìm kiếm hòa bình, muốn tìm kiếm sự thịnh vượng cho liên bang Soviết và Đông Âu, nếu ông muốn giải phóng thì hãy đến tại cánh  cửa này. Ông Gorbachev, hãy mở  cửa này ra! Ông Gorbachev, hãy phá sập bức tường này xuống!”

(General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization, come here to this gate.  Mr. Gorbachev, open this gate!  Mr. Gorbachev, tear down this wall.)

Lời kêu gọi hùng hồn lịch sử của ông Reagan đã làm rung chuyển diện Cẩm Linh và tòan  Châu Âu.  Chỉ  2 năm sau, dân chúng Đông Đức đã nổi dậy phá sập bức tường ô nhục, thống nhất nước Đức và gây sức mạnh giây chuyền làm sụp đổ các chính phủ Cộng sản ở Đông Âu và sau đó tan rã tòan bộ Liên bang Sô Viết.

Sự sụp đổ của các Chính phủ  Cộng sản trong khối Warsaw đã kéo theo sự cáo chung của thế giới Cộng sản và cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Công sản và Tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo.  Nhưng những tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản  gây ra cho nhân loại từ sau cuộc Cách mạng tháng 10 tại Nga năm 1917,  đã không bao giờ bị bỏ quên.

Vì vậy Tổng thống Bush mới nói: “Thế kỷ 20 sẽ được ghi nhớ là một thế kỷ chết chóc thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Hồ sơ của kỷ nguyên tàn bạo này được ghi nhận tại nhiều Đài tưởng niệm trong Thành phố này. Thật vậy, cho đến bây giờ Thủ đô của Hiệp Chủng Quốc chưa hề có một Đài tưởng niệm nào dành cho các nạn nhân  của Chủ nghĩa Đế quốc Cộng sản, một chủ thuyết đã lấy đi mạng sống của khoảng 100 triệu người gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Thật là một việc làm chính đáng khi chúng ta tề tựu tại đây hôm nay để tưởng nhớ những người đã bị thủ tiêu dưới bàn tay bạo tàn của Chủ nghĩa Cộng sản.”

(The 20th century will be remembered as the deadliest century in human history. And the record of this brutal era is commemorated in memorials across this city. Yet, until now, our Nation's Capital had no monument to the victims of imperial Communism, an ideology that took the lives of an estimated 100 million innocent men, women and children. So it's fitting that we gather to remember those who perished at Communism's hands.)

“Sự hy sinh của các nạn nhân đã thách đố lịch sử vì sau họ còn hàng triệu người khác đã bị bí mật giết hại bởi bàn tay tàn bạo của Cộng sản….Chúng ta  khánh thành Đài tưởng niệm này vì chúng ta có một nghĩa vụ đối với những người đã  hy sinh, để tưởng nhớ đến cuộc đời cũng như ký ức của họ…Chúng ta khánh thành Đài truy điệu vì chúng ta còn có một nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai, ghi lại tội ác của Thế kỷ 20 và bảo đảm rằng những tội ác này  sẽ không bao giờ bị  tái diễn ”

(“The sacrifices of these individuals haunt history -- and behind them are millions more who were killed in anonymity by Communism's brutal hand….We dedicate this memorial because we have an obligation to those who died, to acknowledge their lives and honor their memory… We dedicate this memorial because we have an obligation to future generations to record the crimes of the 20th century and ensure they're never repeated.”)

Nhìn về phía trên 1000 người được mời dự lễ, Tông Thống Bush nói với họ  “Tại nơi thiêng liêng này, tất cả chúng ta đều nhớ đến những bài học vĩ đại của thời Chiến tranh Lạnh:  Đó là, Tự do thật là Qúy gía và không thể nào bị coi thường.  Kẻ ma qủy là quân có thật và chúng ta phải đối phó, và nếu có cơ hội, kẻ có tư tưởng tàn bạo và hận thù sẽ gây ra những tội ác không có lời nào tả được và sẽ cướp đi mạng sống của hàng triệu con người.”

 (In this hallowed place we recall the great lessons of the Cold War: that freedom is precious and cannot be taken for granted; that evil is real and must be confronted; and that given the chance, men commanded by harsh and hateful ideologies will commit unspeakable crimes and take the lives of millions.)

PHIÊN TÒA LỊCH SỬ

Song song với buổi lễ khánh thành Đài tưởng niệm là cuộc thảo luận về Đề tài “Các nạn nhân và những tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản từ 1917 cho đến ngày nay” do Viện nghiên cứu nổi tiếng Heritage Foundation ở Hoa Thịnh Đốn tổ chức.

Được mời tham dự cuộc thảo luận có 11 Diễn gỉa là những Chuyên viên nghiên cứu về Cộng sản, Giáo sư Đại học và các Cựu Tù nhân Chính trị thuộc các nước cựu Cộng sản hay vẫn còn cai trị bởi đảng Cộng sản như Trung Hoa, Việt Nam và Cuba.

Bản tin của Heritage Foundation viết: “Thật là một sự thất nhân tâm trong thời đại chúng ta, nếu hành động vô nhân đạo của Chủ nghĩa Cộng sản đối với con người không được biết đến. Có ai biết rằng trên 100 triệu con ngườI đã chết vào tay Cộng sản kể từ Cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917. Và có ai biết rằng, hãy còn 1 phần 5 dân số trên thế giới vẫn còn bị sống , không do sự lựa chọn của họ, dưới ách cai  trị của Chủ nghĩa Cộng sản"”

Đại diện cho phía người Việt trong cuộc hội luận được mô tả như một phiên tòa tố cáo tội ác và sự tàn bạo của các chế độ Cộng sản là ông Trần Tử Thanh, cựu Tù nhân Chính trị bị giam và bị hành hạ thảm khốc gần 18 năm qua nhiều trại tù khác nhau từ Nam ra Bắc, sau năm 1975.

Người cựu tù thứ hai  là Thi sỹ  nổi tiếng Nguyễn Chí Thiện, bị chế độ Cộng sản giam cầm tổng cộng 27 năm ở miền Bắc.

Hai ông đã nói trước một cử tọa chọn lọc có nhiều Học giả và nhà nghiên cứu về chính sách đối xử tàn bạo của chế độ Cộng sản Việt Nam đối vớ bất cứ ai bị nghi có tư tưởng chống chế độ hay chỉ muốn thực hiện quyền tự do tư tưởng.

Cử tọa cũng được hai ông cho biết về chính sách kiểm soát kinh tế, miếng ăn, sự kỳ thị của nhà nước đối với người dân Việt Nam, cũng như việc nhà cầm quyền đã tước bỏ  các quyền tự do của ngườI dân dù đã được ghi trong Hiến pháp,  nhất là hai quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.

Chế độ CSVN  còn  bị hai ông lên án đã không từ bỏ bất kỳ một biện pháp nào để  kìm kẹp và phá hủy ý chí, trí tuệ và nhân phẩm  của người dân để phục vụ cho quyền thống trị độc tài  của đảng cầm quyền.

Riêng ông Trần Tử Thanh, cựu tù nhân từ miền Nam Việt Nam đã nói  về hành động của CSVN sau khi chiếm được miền Nam tháng 4/1975: “Trên 980 nghìn cựu quân nhân, cảnh sát và đảng viên của nhiều đảng chính trị và công chức đã trở thành nạn nhân của hành động trả thù tàn bạo, bị giết và bị tra tấn dã man dướI bàn tay của đội quân xâm lăng Cộng sản. Những nạn nhân này đã bị bắt giam vào các trạI tập trung lao động được ngụy danh là các trung tâm “cải tạo”. Ở đó, tùy thuộc vào cấp bậc hay chức vụ, họ bị đối xử bằng nhửng hành động vô nhân đạo không tưởng tượng nổi.”

(Over 980 thousand members of its armed forces, police, members of various political parties and public servants became victims of the most brutal revenge, killing and torture in the hands of the communist invaders.  They were locked up in hundreds of forced labor camps labeled as "re-education" centers.  There, depending on their ranks and titles, they received the most inhuman and unimaginable mistreatment.)

Là một trong số người con của Luật sư nổi tiếng Trần Văn Tuyên bị bắt đi tù nên Cộng sản đã đổi xử với ông vô cùng tàn tệ.

Ông Thanh nói tiếp: “Đối với những kẻ bị tù như chúng tôi trong các trại  ấy thì hy vọng được trở về thật là mong manh. Sự hành hạ về thể xác chỉ là những trận đòn tương đối nhẹ, nhưng sự hành hạ tàn bạo nhất là bị bỏ đói từ ngày này qua ngày khác. Bị bỏ đói 24 giờ một ngày. Cái đói đã cướp đi nghị lực, trí tuệ và nhân cách của tù nhân. Cái đói đã biến con người thành thú vật. Đối với tôi thì đây chính là  sự hành hạ tàn bạo, khủng khiếp trên tất cả các thứ hành hạ khác. Sự hành hạ  này diễn ra trong im lặng và đã ảnh hưởng trực tiếp đến thể xác và tinh thần của con người.”

(We, the inmates in those camps, knew that hope of returning home alive was less than slim. Physical tortures were just light beatings compared to the more hellish torture of being left HUNGRY day in and day out.  Hunger tortures 24 hours a day.  Hunger takes away spirit, intellect and dignity.  Hunger turns humans into animals. To me, this is the most savage of all tortures, a silent torture on both physical and mental capacities of a human being.)

Để trả lời cho những tuyên truyền che đậy của CSVN rằng đã “không có cuộc tắm máu” xẩy ra  ở miền Nam sau khi Cộng sản vào Sài Gòn, ông Thanh nói gằn từng chữ: “Qủa nhiên là đã không có những cuộc tắm máu, nhưng sau những hàng rào an ninh chặt chẽ thì CSVN Đã  Hành hạ Tinh thần và Thể xác  Người tù Dã man và Tàn bạo Chưa Từng Có.”

(There were no obvious blood baths, but behind the heavily guarded fences, the communists conducted the vilest and most demoniac mental and physical torture ever designed.)

Luật sư Trần Văn Tuyên, Cựu Dân biểu Hạ viện VNCH, cựu Phó Thủ tướng và  là một trong số Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị Cộng sản bắt ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ông đã bị hành hạ cho đến chết trong ngục tù khỏang giữa  hai năm 1977 và 1978, nhưng chính quyền Cộng sản vào thời gian ấy, vẫn nói với Chính phủ Pháp là ông Tuyên vẫn còn sống!

Xác ông chôn ở đâu đến nay vẫn không ai biết!

Tội ác của CSVN đối với  Luật sự Trần Văn Tuyên cũng đã được ông Trần Tử Thanh tố cáo tại cuộc hội luận của Heritage Foundation. -/-

06/07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.