Hôm nay,  

Ném Gươm Vào Chiếu Bạc

21/09/200900:00:00(Xem: 9059)

Ném Gươm Vào Chiếu Bạc

Nguyễn Xuân Nghĩa

Và lột giáp đồng minh...
Tổng thống Barack Obama là người có tài hùng biện. Nhưng trong cách đối xử với đồng minh thì tuần qua ông đạt một giải quán quân về sự thiếu tế nhị. Nói vậy cho nhẹ về sự vô ý thức của lãnh đạo đệ nhất siêu cường.
Giữa đêm khuya, Thủ tướng Jan Fisher của Cộng hoà Tiệp (Czech Republic) được Obama dựng đầu dậy báo tin qua điện thoại, rằng Hoa Kỳ vừa quyết định bãi bỏ kế hoạch thiết lập lá chắn chiến lược BMD mà hai bên đã ký kết năm ngoái. Nửa đêm được báo tin buồn về một việc mà Chính quyền Tiệp coi là sự bội phản!
Chính quyền và dân chúng Ba Lan thì còn tê tái hơn vì quyết định hủy bỏ ấy của Hoa Kỳ được Obama loan báo đúng ngày 17 tháng Chín, ngày kỷ niệm việc Liên Xô xâm chiếm Ba Lan năm 1939! Bị bội phản rồi bị nhục mạ vì quyết định ấy của Hoa Kỳ lại nhắm vào việc hoà giải với hậu thân của Liên Xô, là Liên bang Nga...
Chỉ có Chính quyền Liên bang Nga là hoan hỉ. Và lập tức trả lời: chưa đủ! Chúng ta nên tìm hiểu về chuyện BMD này...
***
Trong thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ nghĩ tới kế hoạch phòng thủ chống hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Liên Xô. Xin có vài lời giải thích giản dị về chuyện này trước.
Hoả tiễn là gì thì ta đã biết. Đạn đạo hay "ballistic" là một hình dung từ hay tính từ nói về quỹ đạo chủ yếu của hỏa tiễn. Nó được bắn thẳng đứng lên không gian để xuyên qua tầng khí quyển của địa cầu và tự nhiên di chuyển theo quỹ đạo quanh trái đất, như một vệ tinh, mà khỏi cần lực đẩy, trên một cao độ có thể lên tới 1.200 cây số. Trên đó, đầu đạn - có võ khí nguyên tử, hạch tâm hoặc chất nổ thông thường - mới rời khỏi thân hỏa tiễn đã thành vô ích, để rơi xuống mặt đất theo tốc độ ngày một nhanh hơn vì sức hút của trái đất. Và rơi trúng mục tiêu, thường là ở bên kia địa cầu hình tròn...
Hãy mường tượng ra hình dạng một cầu vồng, với điểm khởi phát và tốc độ ban đầu rất chậm, rồi đường bay gọi là "đường đạo" với tốc độ rất cao, và đường xuống với tốc độ còn cao hơn. Làm sao chặn được một võ khí như vậy"
Năm 1983 Tổng thống Ronald Reagan đề nghị "Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược SDI bị gọi là "Chiến tranh giữa các vì sao" Star War, theo đó, Hoa Kỳ dựng ra một lá chắn chiến lược để bảo vệ lãnh thổ chống lại hỏa tiễn liên lục địa của Liên Xô. Nguyên tắc chung là thiết lập một hệ thống bảo vệ trên mặt địa cầu (đất hay biển) hoặc ngoài không gian để kịp thời phát giác và bắn hạ hỏa tiễn này, bằng tia lazer hay hỏa tiễn. Chiến lược được nghiên cứu để áp dụng từ 1984 mà chưa có kết quả. Sau này, chiến lược phòng thủ quy mô (toàn quốc) được Chính quyền Clinton địa phương hoá thành nhiều lá chắn phòng vệ thiết trí tại nhiều nơi để đạt mục tiêu chung là bảo vệ lãnh thổ Mỹ.
Tiến độ về kỹ thuật phòng thủ sở dĩ phát triển không đều vì nhiều lý do hơi rắc rối.
Do hoàn cảnh địa dư thời Chiến tranh lạnh, việc chống đỡ hỏa tiễn ở giai đoạn khởi phát - vừa bắn ra từ lãnh thổ Liên Xô, bay lên với tốc độ còn chậm trong vòng ba bốn phút - là điều nan giải vì nơi bắn nằm ở quá xa. Bài toán kỹ thuật của giải pháp đón bắt và bắn hạ vũ khí này vì vậy có tùy thuộc vào địa dư: làm sao tới sát nơi bắn để kịp thời phác giác, theo dõi và bắn hạ ngay trong lãnh thổ của đối phương là hay nhất: các mảnh vụn, bên trong có võ khí, khỏi rơi lên đầu xứ khác!
Một bài toán khác là trong giai đoạn khởi phát rất ngắn đó, hỏa tiễn bay lên với tốc độ không đều khi bộ phận "thôi tống" - booster - đẩy phi đạn lên nhanh hơn rồi rơi xuống mặt đất: bắn nhầm vào "bình xăng" đó thay vì bắn vào viên đạn là phí đạn và... mất thời giờ chờ chết! Cũng vì lý do ấy mà việc khai triển kỹ thuật phòng thủ đạt nhiều tiến độ trong giai đoạn sau - là khi hỏa tiễn bay ngang trên quỹ đạo rồi đầu đạn rơi xuống mặt đất - chứ chưa có nhiều kết quả cho giai đoạn khởi phát.
Sau khi liếc sơ qua về bài toán kỹ thuật ấy, chúng ta trở lại chuyện ngày nay.
***
Từ kế hoạch phòng thủ chiến lược được thử nghiệm và khai triển thành nhiều dự án khác nhau, Hoa Kỳ đã có hệ thống phòng ngự đặt trên đất liền, tại căn cứ Vandenberg ở California và Fort Greely ở Alaska. Dù chưa hoàn hảo, hệ thống gọi là "ground-based" (GMD) này vẫn được thúc đẩy mạnh sau khi Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn Đại pháo đồng 1 (Taepodong-1) năm 1998. Ngày nay đây là lá chắn đáng tin cậy hơn cả chống lại hỏa tiễn liên lục địa, nếu không của Liên Xô thì cũng từ các chế độ hung đồ bắn lên - từ Bắc Hàn hay Iran chẳng hạn.
Ngoài yếu tố kỹ thuật đó, ta có yếu tố địa dư chiến lược.
Sau khi Liên Xô tan ra năm 1991, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu - nói chung là các nước dân chủ Tây phương - đã thúc đẩy tiến trình cải cách và dân chủ hóa các nước Đông Âu và Trung Âu, xưa kia nằm trong quỹ đạo Xô viết. Các quốc gia cộng sản cũ được giải phóng đã lần lượt gia nhập Liên hiệp Âu Châu và trở thành hội viên của Minh ước NATO. Làn sóng dân chủ tiến dần về hướng Đông, với hệ thống bảo vệ của NATO, là chủ trương được các chính quyền Clinton và Bush cùng tiến hành. Mà lá chắn NATO càng lăn về hướng Đông là càng tới sát biên giới Liên bang Nga nên được Nga coi như mối đe dọa: nếu NATO có thể ngăn được hỏa tiễn chiến lược của Nga thì hệ thống phòng ngự đó có ý công hơn thủ. Chỉ vì khả năng phòng thủ tuyệt đối cũng hàm nghĩa tấn công tuyệt đối.
Hoa Kỳ thời Tổng thống George W. Bush đã đề nghị với hai hội viên của Minh ước NATO là thiết lập hệ thống kiểm báo bằng radar tại Cộng hoà Tiệp để kịp thời phát giác và hệ thống phàn công bằng 10 dàn hỏa tiễn gọi là Ground-based Midcourse Defense (GMD) tại Ba Lan để bắn hạ các hoả tiễn bắn vào Âu Châu. Hai hệ thống ấy được gọi chung là BMD, ballistic missile defense, lần đầu tiên được trù tính thiết lập bên ngoài lãnh thổ Mỹ (sau California và Alaska) và ở sát lãnh thổ của Liên bang Nga. Lý do công khai là để bảo vệ Âu Châu khỏi một vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Iran. Lý do thực tế mà ai cũng có thể hiểu ra - nhất là tại Moscow - là cũng để phòng ngự các hoả tiễn có thể bắn lên từ Liên bang Nga.


Câu chuyện vì vậy xoay quanh xác suất tấn công của Iran - cao hay thấp tùy theo khả năng chế tạo võ khí hạch tâm và hỏa tiễn có tầm bắn ngày một xa hơn - nhưng thực tế là xác suất tấn công từ Liên bang Nga, đang tìm cách chinh phục lại ảnh hưởng đã mất trong vùng phiên trấn cũ sau khi đã tấn công Georgia năm ngoái và nay đang uy hiếp Ukraine.
Việc Hoa Kỳ đặt lá chắn BMD tại Ba Lan và Tiệp vì vậy là vấn đề của Nga, nhưng lại có lý cớ là Iran.
***
Kết cuộc"
Khi còn tranh cử, Nghị sĩ Barack Obama đã tỏ ý hoài nghi giải pháp BMD. Khi nhậm chức, ngay từ tháng Hai, ông đã cho duyệt xét lại việc đó vì nhiều lý do hư và thực, gồm cả lý cớ lẫn lý do thật.
Trước nhất là vấn đề công quỹ: kế hoạch quá tốn kém và ít công hiệu trong khi Hoa Kỳ cần tiền cho nhiều việc ưu tiên hơn. Thứ hai, kế hoạch gây hiềm khích vô ích với Liên bang Nga khi Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Nga để giải quyết chiến trường A Phú Hãn - cho Mỹ mượn đường tiếp vận chiến trường này qua lãnh thổ Nga hay các nước Trung Á chịu ảnh hưởng của Nga. Thứ ba, nếu có phải ngăn chặn mối nguy hạch tâm của Iran thì sự hợp tác của Nga càng là cần thiết. Nếu không, Nga sẽ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để hóa giải mọi áp lực của các nước Tây phương (Mỹ, Anh, Pháp và Đức). Thứ tư, những tin tức tình báo mới nhất của Mỹ cho thấy là Iran chưa thể có ngay hỏa tiễn tầm xa ít ra trong vài năm tới, nên mối nguy đó cũng giảm. Thứ năm, Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn dự tính đến sáu bảy năm, nên có giải pháp khác. Cụ thể là dùng các khí cụ thăm dò tinh vi hơn (sensors - "khí cụ truyền cảm" hoặc "cảm biến cụ") kết hợp với loại hỏa tiễn tầm trung Standard Missile 3 (SM-3) trong hệ thống phòng thụ di động trên mặt biển thay vì đặt trên đất liền (tại Ba Lan và Tiệp). Mục tiêu vẫn là bảo vệ miền Bắc và miền Nam Âu Châu và cả lãnh thổ Hoa Kỳ chống lại mọi đe dọa từ Iran hay từ nơi khác.
Nói cho dễ hiểu, Chính quyền Obama tháo gỡ dàn phòng thủ BMD nhưng tiếp tục bảo vệ các đồng minh tại Âu Châu với giải pháp khác.
Vấn đề ở đây là sự khả tín, là sự đáng tin: có nên tin vào ý chí của Chính quyền Hoa Kỳ không"
Trước hết, với hai đồng minh mới là Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, hệ thống BMD không chỉ là một giải pháp quân sự nhằm bảo vệ lãnh thổ của họ - hay các nước Âu Châu khác từ vùng biển Baltic phía Bắc tới khu vực Balkan phía Nam. Nó phản ảnh ý chí chính trị của Mỹ khi các đơn vị Mỹ sẽ có mặt ở tại chỗ để thiết trí, quản trị và bảo trì lá chắn chiến lược này. Đụng vào đó là trực tiếp gây hấn với Mỹ và NATO. Ngoài tấm giáp BMD ấy - được quy định trong hai thỏa ước đã ký kết với Ba Lan và Tiệp, Hoa Kỳ còn có nhiều chương trình hợp tác quân sự khác, nhất là với quốc gia đang nằm trên tuyến đầu là Ba Lan, như bán võ khí (chiến đấu cơ F-16C/D, hoả tiễn, bom laser, v.v...) hoặc cung cấp hỏa tiễn phòng không loại Patriot. Sau khi thông báo việc gỡ bỏ lá chắn BMD, phía Mỹ không nói gì thêm về các chương trình cung cấp võ khí ấy, nhưng Chính quyền Ba Lan thì đã hết tin tưởng. Nhất là khi được thông báo sẽ bị lột giáp vào ngày quốc hận của họ!
Thứ hai, khi tranh cử, Obama thường xuyên đả kích sự khả tín của hệ thống tình báo Mỹ. Nhiều người trong đảng Dân Chủ của ông còn hàm ý hoặc công khai tố cáo là Chính quyền Bush đã bóp méo thông tin tình báo vì mục tiêu chính trị. Ngày nay, ông lại viện dẫn nguồn tin tình báo Mỹ để kết luận về mối nguy chưa đáng ngại của Iran! Sao lại tiện lợi như vậy được! Ngay hôm sau, ngày 18 tháng Chín, Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc (IAEA) lại xác nhận ngược về khả năng chế tạo võ khí hạch tâm của Iran: sớm hơn dự liệu. Cơ quan này không nổi tiếng là chống Iran, ngược lại là đằng khác, vì thế, lý luận của Obama bị giảm sức thuyết phục. Nôm na là không đáng tin.
Thứ ba, Chính quyền Obama muốn nhấn mạnh tới vai trò can gián của Nga với Iran - nhờ Moscow gián chỉ Tehran - nên tự động tháo gỡ một vấn đề gây mâu thuẫn với Moscow. Nghĩa là quăng một cây gươm vào chiếu bạc với hy vọng là Liên bang Nga sẽ gây sức ép với Iran trước khi Liên hiệp quốc họp Đại hội đồng vào ngày 24 này và trước khi Obama gặp Tổng thống Nga tại Thượng đỉnh G-20 ở Pittsburgh. Vì vậy mới lật đật thông báo thiện chí vào ngày 17 đầy tai hại cho tâm lý Ba Lan. Nhưng Liên bang Nga lại coi thiện chí đó là trò phù du của lũ con nít!
Nga tuyệt đối không nói gì đến Iran mà chỉ trả lễ bằng cách trì hoãn việc thiết trí hỏa tiễn tại Kaliningrad, trên lãnh thổ Nga, nằm sát khu vực Baltic. Như vậy là đủ.
Với Liên bang Nga, việc Obama quăng lưỡi gươm quý vào chiếu bạc chỉ đáng được đền bù ngần đó thôi. Tức là chưa đủ lùi để đôi bên nói chuyện về Iran. Đã thế, Nga còn lập tức loan báo quyết định bành trướng lực lượng hải quân ngay tại Hắc hải, trong lãnh thổ Georgia đã được Nga "giải phóng năm ngoái!" Và Thủ tướng Vladimir Putin yêu cầu Obama phải sớm tiếp nhận Liên bang Nga vào Tổ thức Thương mại Thế giới WTO. Được đằng chân, lên đằng đầu! Một thái độ ứng xử y hệt Nikita Krushchev với Tổng thống John Kennedy năm xưa. Liên bang Nga thấy rõ Obama là một tổng thống yếu. Không đáng sợ nên Nga ngày càng già đòn hơn về các đòi hỏi khác mà không hề nói gì tới hồ sơ Iran!
Thứ tư, nhìn từ Đông và Trung Âu, quyết định của Obama là gáo nước lạnh xương sống: trước đà bành trướng và sự hăm dọa của Liên bang Nga, Hoa Kỳ lại vì mục tiêu riêng đảo ngược lời cam kết và hy sinh sự an toàn của họ để mặc cả với Nga. Rồi còn bị Nga cự tuyệt là chưa đủ cho nên các xứ này sẽ còn phải hy sinh nữa. Lãnh đạo Nga không hề che giấu ý muốn của họ là kéo Georgia và Ukraine về quỹ đạo truyền thống của Nga và đòi trung lập hoá các nước còn lại làm vùng trái độn. Dường như Tổng thống Hoa Kỳ đã đồng ý như vậy, khi lột giáp Ba Lan...
***
Kết cục thì các đối thủ của Hoa Kỳ đều thấy Tổng thống Obama không đáng sợ nên sẽ càng nhấn tới, ở mọi nơi. Các đồng minh của Hoa Kỳ thì thấy Tổng thống Obama không đáng tin. Ngay từ năm ngoái, những người dày kinh nghiệm với Liên Xô như cựu Tổng thống Lech Waleza của Ba Lan hay cựu Tổng thống Vaclav Havel của Tiệp Khắc đã gióng chuông báo động về mối đe dọa của Nga để yêu cầu Hoa Kỳ đừng nhượng bộ. Ngày nay, họ thấy kịch bản bi quan đó đang xảy ra.
Là đối thủ của Mỹ thì đôi khi khó chịu, chứ là đồng minh của Mỹ thường thì khó sống....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.