Hôm nay,  

Ném Gươm Vào Chiếu Bạc

21/09/200900:00:00(Xem: 9058)

Ném Gươm Vào Chiếu Bạc

Nguyễn Xuân Nghĩa

Và lột giáp đồng minh...
Tổng thống Barack Obama là người có tài hùng biện. Nhưng trong cách đối xử với đồng minh thì tuần qua ông đạt một giải quán quân về sự thiếu tế nhị. Nói vậy cho nhẹ về sự vô ý thức của lãnh đạo đệ nhất siêu cường.
Giữa đêm khuya, Thủ tướng Jan Fisher của Cộng hoà Tiệp (Czech Republic) được Obama dựng đầu dậy báo tin qua điện thoại, rằng Hoa Kỳ vừa quyết định bãi bỏ kế hoạch thiết lập lá chắn chiến lược BMD mà hai bên đã ký kết năm ngoái. Nửa đêm được báo tin buồn về một việc mà Chính quyền Tiệp coi là sự bội phản!
Chính quyền và dân chúng Ba Lan thì còn tê tái hơn vì quyết định hủy bỏ ấy của Hoa Kỳ được Obama loan báo đúng ngày 17 tháng Chín, ngày kỷ niệm việc Liên Xô xâm chiếm Ba Lan năm 1939! Bị bội phản rồi bị nhục mạ vì quyết định ấy của Hoa Kỳ lại nhắm vào việc hoà giải với hậu thân của Liên Xô, là Liên bang Nga...
Chỉ có Chính quyền Liên bang Nga là hoan hỉ. Và lập tức trả lời: chưa đủ! Chúng ta nên tìm hiểu về chuyện BMD này...
***
Trong thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ nghĩ tới kế hoạch phòng thủ chống hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Liên Xô. Xin có vài lời giải thích giản dị về chuyện này trước.
Hoả tiễn là gì thì ta đã biết. Đạn đạo hay "ballistic" là một hình dung từ hay tính từ nói về quỹ đạo chủ yếu của hỏa tiễn. Nó được bắn thẳng đứng lên không gian để xuyên qua tầng khí quyển của địa cầu và tự nhiên di chuyển theo quỹ đạo quanh trái đất, như một vệ tinh, mà khỏi cần lực đẩy, trên một cao độ có thể lên tới 1.200 cây số. Trên đó, đầu đạn - có võ khí nguyên tử, hạch tâm hoặc chất nổ thông thường - mới rời khỏi thân hỏa tiễn đã thành vô ích, để rơi xuống mặt đất theo tốc độ ngày một nhanh hơn vì sức hút của trái đất. Và rơi trúng mục tiêu, thường là ở bên kia địa cầu hình tròn...
Hãy mường tượng ra hình dạng một cầu vồng, với điểm khởi phát và tốc độ ban đầu rất chậm, rồi đường bay gọi là "đường đạo" với tốc độ rất cao, và đường xuống với tốc độ còn cao hơn. Làm sao chặn được một võ khí như vậy"
Năm 1983 Tổng thống Ronald Reagan đề nghị "Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược SDI bị gọi là "Chiến tranh giữa các vì sao" Star War, theo đó, Hoa Kỳ dựng ra một lá chắn chiến lược để bảo vệ lãnh thổ chống lại hỏa tiễn liên lục địa của Liên Xô. Nguyên tắc chung là thiết lập một hệ thống bảo vệ trên mặt địa cầu (đất hay biển) hoặc ngoài không gian để kịp thời phát giác và bắn hạ hỏa tiễn này, bằng tia lazer hay hỏa tiễn. Chiến lược được nghiên cứu để áp dụng từ 1984 mà chưa có kết quả. Sau này, chiến lược phòng thủ quy mô (toàn quốc) được Chính quyền Clinton địa phương hoá thành nhiều lá chắn phòng vệ thiết trí tại nhiều nơi để đạt mục tiêu chung là bảo vệ lãnh thổ Mỹ.
Tiến độ về kỹ thuật phòng thủ sở dĩ phát triển không đều vì nhiều lý do hơi rắc rối.
Do hoàn cảnh địa dư thời Chiến tranh lạnh, việc chống đỡ hỏa tiễn ở giai đoạn khởi phát - vừa bắn ra từ lãnh thổ Liên Xô, bay lên với tốc độ còn chậm trong vòng ba bốn phút - là điều nan giải vì nơi bắn nằm ở quá xa. Bài toán kỹ thuật của giải pháp đón bắt và bắn hạ vũ khí này vì vậy có tùy thuộc vào địa dư: làm sao tới sát nơi bắn để kịp thời phác giác, theo dõi và bắn hạ ngay trong lãnh thổ của đối phương là hay nhất: các mảnh vụn, bên trong có võ khí, khỏi rơi lên đầu xứ khác!
Một bài toán khác là trong giai đoạn khởi phát rất ngắn đó, hỏa tiễn bay lên với tốc độ không đều khi bộ phận "thôi tống" - booster - đẩy phi đạn lên nhanh hơn rồi rơi xuống mặt đất: bắn nhầm vào "bình xăng" đó thay vì bắn vào viên đạn là phí đạn và... mất thời giờ chờ chết! Cũng vì lý do ấy mà việc khai triển kỹ thuật phòng thủ đạt nhiều tiến độ trong giai đoạn sau - là khi hỏa tiễn bay ngang trên quỹ đạo rồi đầu đạn rơi xuống mặt đất - chứ chưa có nhiều kết quả cho giai đoạn khởi phát.
Sau khi liếc sơ qua về bài toán kỹ thuật ấy, chúng ta trở lại chuyện ngày nay.
***
Từ kế hoạch phòng thủ chiến lược được thử nghiệm và khai triển thành nhiều dự án khác nhau, Hoa Kỳ đã có hệ thống phòng ngự đặt trên đất liền, tại căn cứ Vandenberg ở California và Fort Greely ở Alaska. Dù chưa hoàn hảo, hệ thống gọi là "ground-based" (GMD) này vẫn được thúc đẩy mạnh sau khi Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn Đại pháo đồng 1 (Taepodong-1) năm 1998. Ngày nay đây là lá chắn đáng tin cậy hơn cả chống lại hỏa tiễn liên lục địa, nếu không của Liên Xô thì cũng từ các chế độ hung đồ bắn lên - từ Bắc Hàn hay Iran chẳng hạn.
Ngoài yếu tố kỹ thuật đó, ta có yếu tố địa dư chiến lược.
Sau khi Liên Xô tan ra năm 1991, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu - nói chung là các nước dân chủ Tây phương - đã thúc đẩy tiến trình cải cách và dân chủ hóa các nước Đông Âu và Trung Âu, xưa kia nằm trong quỹ đạo Xô viết. Các quốc gia cộng sản cũ được giải phóng đã lần lượt gia nhập Liên hiệp Âu Châu và trở thành hội viên của Minh ước NATO. Làn sóng dân chủ tiến dần về hướng Đông, với hệ thống bảo vệ của NATO, là chủ trương được các chính quyền Clinton và Bush cùng tiến hành. Mà lá chắn NATO càng lăn về hướng Đông là càng tới sát biên giới Liên bang Nga nên được Nga coi như mối đe dọa: nếu NATO có thể ngăn được hỏa tiễn chiến lược của Nga thì hệ thống phòng ngự đó có ý công hơn thủ. Chỉ vì khả năng phòng thủ tuyệt đối cũng hàm nghĩa tấn công tuyệt đối.
Hoa Kỳ thời Tổng thống George W. Bush đã đề nghị với hai hội viên của Minh ước NATO là thiết lập hệ thống kiểm báo bằng radar tại Cộng hoà Tiệp để kịp thời phát giác và hệ thống phàn công bằng 10 dàn hỏa tiễn gọi là Ground-based Midcourse Defense (GMD) tại Ba Lan để bắn hạ các hoả tiễn bắn vào Âu Châu. Hai hệ thống ấy được gọi chung là BMD, ballistic missile defense, lần đầu tiên được trù tính thiết lập bên ngoài lãnh thổ Mỹ (sau California và Alaska) và ở sát lãnh thổ của Liên bang Nga. Lý do công khai là để bảo vệ Âu Châu khỏi một vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Iran. Lý do thực tế mà ai cũng có thể hiểu ra - nhất là tại Moscow - là cũng để phòng ngự các hoả tiễn có thể bắn lên từ Liên bang Nga.


Câu chuyện vì vậy xoay quanh xác suất tấn công của Iran - cao hay thấp tùy theo khả năng chế tạo võ khí hạch tâm và hỏa tiễn có tầm bắn ngày một xa hơn - nhưng thực tế là xác suất tấn công từ Liên bang Nga, đang tìm cách chinh phục lại ảnh hưởng đã mất trong vùng phiên trấn cũ sau khi đã tấn công Georgia năm ngoái và nay đang uy hiếp Ukraine.
Việc Hoa Kỳ đặt lá chắn BMD tại Ba Lan và Tiệp vì vậy là vấn đề của Nga, nhưng lại có lý cớ là Iran.
***
Kết cuộc"
Khi còn tranh cử, Nghị sĩ Barack Obama đã tỏ ý hoài nghi giải pháp BMD. Khi nhậm chức, ngay từ tháng Hai, ông đã cho duyệt xét lại việc đó vì nhiều lý do hư và thực, gồm cả lý cớ lẫn lý do thật.
Trước nhất là vấn đề công quỹ: kế hoạch quá tốn kém và ít công hiệu trong khi Hoa Kỳ cần tiền cho nhiều việc ưu tiên hơn. Thứ hai, kế hoạch gây hiềm khích vô ích với Liên bang Nga khi Hoa Kỳ cần sự hợp tác của Nga để giải quyết chiến trường A Phú Hãn - cho Mỹ mượn đường tiếp vận chiến trường này qua lãnh thổ Nga hay các nước Trung Á chịu ảnh hưởng của Nga. Thứ ba, nếu có phải ngăn chặn mối nguy hạch tâm của Iran thì sự hợp tác của Nga càng là cần thiết. Nếu không, Nga sẽ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để hóa giải mọi áp lực của các nước Tây phương (Mỹ, Anh, Pháp và Đức). Thứ tư, những tin tức tình báo mới nhất của Mỹ cho thấy là Iran chưa thể có ngay hỏa tiễn tầm xa ít ra trong vài năm tới, nên mối nguy đó cũng giảm. Thứ năm, Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn dự tính đến sáu bảy năm, nên có giải pháp khác. Cụ thể là dùng các khí cụ thăm dò tinh vi hơn (sensors - "khí cụ truyền cảm" hoặc "cảm biến cụ") kết hợp với loại hỏa tiễn tầm trung Standard Missile 3 (SM-3) trong hệ thống phòng thụ di động trên mặt biển thay vì đặt trên đất liền (tại Ba Lan và Tiệp). Mục tiêu vẫn là bảo vệ miền Bắc và miền Nam Âu Châu và cả lãnh thổ Hoa Kỳ chống lại mọi đe dọa từ Iran hay từ nơi khác.
Nói cho dễ hiểu, Chính quyền Obama tháo gỡ dàn phòng thủ BMD nhưng tiếp tục bảo vệ các đồng minh tại Âu Châu với giải pháp khác.
Vấn đề ở đây là sự khả tín, là sự đáng tin: có nên tin vào ý chí của Chính quyền Hoa Kỳ không"
Trước hết, với hai đồng minh mới là Ba Lan và Cộng hoà Tiệp, hệ thống BMD không chỉ là một giải pháp quân sự nhằm bảo vệ lãnh thổ của họ - hay các nước Âu Châu khác từ vùng biển Baltic phía Bắc tới khu vực Balkan phía Nam. Nó phản ảnh ý chí chính trị của Mỹ khi các đơn vị Mỹ sẽ có mặt ở tại chỗ để thiết trí, quản trị và bảo trì lá chắn chiến lược này. Đụng vào đó là trực tiếp gây hấn với Mỹ và NATO. Ngoài tấm giáp BMD ấy - được quy định trong hai thỏa ước đã ký kết với Ba Lan và Tiệp, Hoa Kỳ còn có nhiều chương trình hợp tác quân sự khác, nhất là với quốc gia đang nằm trên tuyến đầu là Ba Lan, như bán võ khí (chiến đấu cơ F-16C/D, hoả tiễn, bom laser, v.v...) hoặc cung cấp hỏa tiễn phòng không loại Patriot. Sau khi thông báo việc gỡ bỏ lá chắn BMD, phía Mỹ không nói gì thêm về các chương trình cung cấp võ khí ấy, nhưng Chính quyền Ba Lan thì đã hết tin tưởng. Nhất là khi được thông báo sẽ bị lột giáp vào ngày quốc hận của họ!
Thứ hai, khi tranh cử, Obama thường xuyên đả kích sự khả tín của hệ thống tình báo Mỹ. Nhiều người trong đảng Dân Chủ của ông còn hàm ý hoặc công khai tố cáo là Chính quyền Bush đã bóp méo thông tin tình báo vì mục tiêu chính trị. Ngày nay, ông lại viện dẫn nguồn tin tình báo Mỹ để kết luận về mối nguy chưa đáng ngại của Iran! Sao lại tiện lợi như vậy được! Ngay hôm sau, ngày 18 tháng Chín, Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc (IAEA) lại xác nhận ngược về khả năng chế tạo võ khí hạch tâm của Iran: sớm hơn dự liệu. Cơ quan này không nổi tiếng là chống Iran, ngược lại là đằng khác, vì thế, lý luận của Obama bị giảm sức thuyết phục. Nôm na là không đáng tin.
Thứ ba, Chính quyền Obama muốn nhấn mạnh tới vai trò can gián của Nga với Iran - nhờ Moscow gián chỉ Tehran - nên tự động tháo gỡ một vấn đề gây mâu thuẫn với Moscow. Nghĩa là quăng một cây gươm vào chiếu bạc với hy vọng là Liên bang Nga sẽ gây sức ép với Iran trước khi Liên hiệp quốc họp Đại hội đồng vào ngày 24 này và trước khi Obama gặp Tổng thống Nga tại Thượng đỉnh G-20 ở Pittsburgh. Vì vậy mới lật đật thông báo thiện chí vào ngày 17 đầy tai hại cho tâm lý Ba Lan. Nhưng Liên bang Nga lại coi thiện chí đó là trò phù du của lũ con nít!
Nga tuyệt đối không nói gì đến Iran mà chỉ trả lễ bằng cách trì hoãn việc thiết trí hỏa tiễn tại Kaliningrad, trên lãnh thổ Nga, nằm sát khu vực Baltic. Như vậy là đủ.
Với Liên bang Nga, việc Obama quăng lưỡi gươm quý vào chiếu bạc chỉ đáng được đền bù ngần đó thôi. Tức là chưa đủ lùi để đôi bên nói chuyện về Iran. Đã thế, Nga còn lập tức loan báo quyết định bành trướng lực lượng hải quân ngay tại Hắc hải, trong lãnh thổ Georgia đã được Nga "giải phóng năm ngoái!" Và Thủ tướng Vladimir Putin yêu cầu Obama phải sớm tiếp nhận Liên bang Nga vào Tổ thức Thương mại Thế giới WTO. Được đằng chân, lên đằng đầu! Một thái độ ứng xử y hệt Nikita Krushchev với Tổng thống John Kennedy năm xưa. Liên bang Nga thấy rõ Obama là một tổng thống yếu. Không đáng sợ nên Nga ngày càng già đòn hơn về các đòi hỏi khác mà không hề nói gì tới hồ sơ Iran!
Thứ tư, nhìn từ Đông và Trung Âu, quyết định của Obama là gáo nước lạnh xương sống: trước đà bành trướng và sự hăm dọa của Liên bang Nga, Hoa Kỳ lại vì mục tiêu riêng đảo ngược lời cam kết và hy sinh sự an toàn của họ để mặc cả với Nga. Rồi còn bị Nga cự tuyệt là chưa đủ cho nên các xứ này sẽ còn phải hy sinh nữa. Lãnh đạo Nga không hề che giấu ý muốn của họ là kéo Georgia và Ukraine về quỹ đạo truyền thống của Nga và đòi trung lập hoá các nước còn lại làm vùng trái độn. Dường như Tổng thống Hoa Kỳ đã đồng ý như vậy, khi lột giáp Ba Lan...
***
Kết cục thì các đối thủ của Hoa Kỳ đều thấy Tổng thống Obama không đáng sợ nên sẽ càng nhấn tới, ở mọi nơi. Các đồng minh của Hoa Kỳ thì thấy Tổng thống Obama không đáng tin. Ngay từ năm ngoái, những người dày kinh nghiệm với Liên Xô như cựu Tổng thống Lech Waleza của Ba Lan hay cựu Tổng thống Vaclav Havel của Tiệp Khắc đã gióng chuông báo động về mối đe dọa của Nga để yêu cầu Hoa Kỳ đừng nhượng bộ. Ngày nay, họ thấy kịch bản bi quan đó đang xảy ra.
Là đối thủ của Mỹ thì đôi khi khó chịu, chứ là đồng minh của Mỹ thường thì khó sống....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.