Hôm nay,  

Ulkraine, Khi Stalin Làm Cho Con Người Ăn Thịt Đồng Chủng

29/01/200700:00:00(Xem: 11700)

Ulkraine, Khi Stalin Làm Cho Con Người Ăn Thịt Đồng Chủng

(Lời phi lộ: Nói đến cộng sản, dân chúng thuộc khối Đông Âu hay Nga đã có nhiều kinh nghiệm. Hôm nay, nhân đọc bài này của F Fasca vừa được phổ biến, nhắc lại nạn đói Holodomor tại Ulkraine cách đây khoảng 75 năm, tôi phóng dịch giới thiệu độc giả để biết rằng, cho đến ngày Nga và toàn khối Đông Âu sụp đổ, trước sau đường lối cộng sản đã sử dụng không có gì thay đổi, y chang như nhau, có chăng chúng chỉ thay đổi phương thức thực hiện mà thôi …)

Lúc đầu người ta ăn lá cây, sau đó đến thịt chó và mèo, một số đã trở thành những kẻ ăn thịt người. Trước đây 70 năm, Stalin đã tạo ra cho Ulkraine có một nạn đói rất ư khủng khiếp! Hàng triệu người bị chết, nhưng “Holodomor” vẫn là một sự cấm kỵ từ hàng chục năm qua, cho tới bây giờ …

Tại thành phố Budapest, mỗi khi người ta nghe đến chữ “Holodomor” là thiên hạ tự nhiên bật khóc. Bà Natalia Mikitiwna Nidzelska, 86 tuổi, có dáng dấp nhỏ và mảnh khảnh xuất thân từ làng Pilipi, thuộc phía Tây Ulkraine, chỉ vào trái tim bà ta và đã thét lên trong nỗi buồn thê thảm: “Tim tôi đau nhói ghê gớm, khi mà đã nhìn cảnh người ta quằn quại chết! Holodomor, đó là một từ của Ulkraine, ám chỉ cho nạn đói và có nghĩa giống như Holocaust của thời Đức quốc Xã.

Người ta đã ăn lá cây và nụ hoa, đã ăn thịt chó và thịt mèo, đã phải nuốt khoai thúi và tranh dành nhau cám dành cho gia súc ăn và cuối cùng, họ đã phải ăn luôn cả thịt người chết. Ai đã may mắn thoát chết trong nạn đói tại Ulkraine vào thời điểm từ 1932 – 1933 đều hồi nghĩ lại nhiều các chi tiết liên quan đến nạn đói này. Nhưng tiếc một điều là cho đến nay, nạn nhân còn sống không được phép công khai nói về những sự kiện đã xảy ra.Natalia Mikitiwna Nidzelska đã thoát chết nạn đói Holodomor. Năm 1991 bà ta di dân sang Hung gia Lợi (Ungarn) và tại đây bà ta được quyền nói công khai về nạn đói đã xảy ra tại quê hương bà ta trong khi đồng hương, theo như lời của bà Nidzelska thì vì sợ cộng sản nên cho đến thời gian ngắn trước đây vẫn phải im lặng, không được đề cập đến. Bà Nidzelska không thể nào quên được cảnh lúc đó nhiều người chỉ vì một miếng bánh mì thôi mà phải đày đoạ, đến nỗi họ phải làm sao tranh đấu để sống còn hay đến những trường hợp mà láng giếng đã trở thành kẻ ăn thịt người …

Như sử gia Miklos Kun của Hung đã cho biết, sự khiếp sợ vẫn còn ăn sâu trong trí nhớ của những nạn nhân thời đó, không thể nào hủy diệt nó đi được. Theo sử gia Kun, đây là một sự giết người có hệ thống, có tính toán đã giết hại hàng triệu người trong khi Stalin đi nghỉ hè ở vùng biển Schwarz Meer (Black Sea). Sử gia Kun đã tìm hiểu, nghiên cứu từ hơn hai chục năm qua qua các dữ liệu trên toàn cầu về nguyên nhân và hậu quả của thảm kịch đã xảy ra, nhằm mục đích bẻ gãy sự vô liêm sỉ của cộng sản Nga và Ulkraine, hai quốc gia vẫn muốn tiếp tục cho rằng Holodomor chỉ là một sự khủng hoảng, không hơn không kém.

a) Chết tập thể sau khi tập thể bị tước đoạt sỡ hữu chủ

Tài liệu còn lưu trử của Ulkrain cho thấy dấu hiệu đúng như những sử gia hay nạn nhân sống sót từng nhắc đến là “nạn đói trên đã được chính phủ Stalin từ Moskau điều hành và tổ chức có hệ thống và được phần tử cốt cán, tích cực tại địa phương, vốn là những người dân Ulkraine nghèo bị Nga mua chuộc, thực hiện hầu bẻ gãy sự chống đối của khối nông dân Ulkraine đang bộc phát chống lại sự cưỡng bách tập thể hoá và truất quyền sở  hữu chủ của dân.

Nga đã không chính thức phủ nhận nạn đói và cũng không đề cập đến vai trò của Stalin. Nga chỉ nói có lệ là cũng có một sự mất mùa! Theo sử gia Kun thì đây là sự nhạo báng vì Ulkraine là một quốc gia nông nghiệp, có đất đai rất tốt và thường cung cấp cho Nga trên phương diện này.

Tuy nhiên sự thật cũng không thể che đậy mãi ở Ulkraine. Tổng Thống Viktor Juschtschenko đã đệ trình một bản phát thảo tại quốc hội, trong đó qui định là sẽ bị trừng phạt nếu “vu khống nạn đói” tại Ulkraine. Hình phạt không ấn định rõ ràng, nhưng đạo luật đã là một viên gạch trong chính trường Ulkraine: Cái chết tập thể, theo sau một sự truất hữu tập thể cách đây 75 năm bây giờ coi như được quốc hội công nhận.

Sự chịu đựng đói khổ bắt đầu từ cuối năm 1930 tại nhiều vùng thuộc Ulkraine, nhiều người nói là nhiều nơi nạn đói đã có từ 1929. Lúc đó cộng sản Moskau quyết định thực hiện chính sách tập trung cho Ulkraine. Trong vòng hai năm chiến lược này phải được hoàn thành, qua hình thức truất đi quyền sở hữu của giới nông dân nhằm mục đích đẩy mạnh chính sách kỷ nghệ hoá của Sowjetunion được sớm thực hiện hơn.

Ông Juri Krawtschenko, 44 tuổi, cháu của một nạn nhân tại làng Petriwka thuộc vùng Nam Ulkraine may mắn sống sót, kể như sau: “Trước hết, những điền chủ bị truất hữu, sau đó đến những dân làng nghèo. Ai không tự ý nhập vào những hãng lớn của Nga thì bị xem như là kẻ thù của nhà nước, không nhận được việc làm và bị truất hữu, tịch thu tài sản”. Bảy (7) anh chị em của ông nội Krawtschenko bị chết vì “nạn đói Holodomor”. Còn ai tự ý gia nhập vào Kolchosen (hãng lớn của Nga) thì lúc đầu được cấp ít tiền, về sau chỉ còn là một nấm tay đồ ăn!

Làng Petriwka ngày nay không còn hiệu hữu nữa, 90% trong tổng số 300 người dân trong vùng đã chết vì nạn đói khủng khiếp nói trên .

b) Trẻ con đuổi bắt nòng nọc và bắn chim sẻ

Bà Natalia Nidzelska cho biết là trước khi nạn đói xảy ra, gia đình của bà thuộc giới trung lưu. Họ ăn uống đầy đủ, ngày ba bữa. Cha bà ta là người thợ rèn duy nhất tại Pilipi và có đầy đủ việc để làm. Năm 1931 xuất hiện những kẻ cốt cán, tích cực đầu tiên và họ phong toả khu vực làng. Chúng bắt mỗi cá nhân phải nộp ruộng đất của họ và gia nhập vào Kolchosen. Kế đến là họ tịch thâu trâu bò và tất cả những thức ăn dự trữ, cho đến khi người dân trắng tay. Cha của bà cũng phải nộp luôn dụng cụ làm việc. Đặc biệt, tại những làng như làng Pilipi hay phía Nam Ulkraine là những nơi chống đối mạnh mẽ chính sách cưỡng bách tập trung của nhà nước thì chịu ảnh hưởng rất nặng nề vì nạn đói. Ngay cả dầu đốt hay que diêm cũng bị tước đoạt…

Bốn chị em bà Nidzelska và cha mẹ của bà còn sống sót được là nhờ họ còn đủ sức lực để làm việc. “Anh bà thì thử tìm cách bắn chim sẻ hay bắt nòng nọc để nuôi mình. Bà ta kể, tiếng run run: “Chị tôi và tôi thì không biết săn bắn. Chân cẳng thì cứng như bê tông vì đói. Mẹ chúng tôi phải bí mật đưa cho chúng tôi một ít bột, nhiều hơn là cho anh tôi. Sau đó đẩy chúng tôi ra đồng làm việc. Trên đường về, lúc đó mới 12 tuổi, bà ta phải ăn miếng bánh mì to bằng hộp diêm quẹt lửa, lương ngày của bà ta vì sợ những người láng giềng quá đói giật mất đi phần ăn (lương) của mình. Mẹ của bà ta phải nấu bột, lấy từ vỏ khoai vào ban đêm vì sợ người xung quanh thấy khói bốc lên”!

Tình cảnh dành cho những đại gia đình đông con thì xem như không có lối thoát. Năm 1933 còn tệ hại hơn nữa. Tài liệu trong khoảng thời gian này chứng minh cho thấy rằng Stalin và sau đó là ngoại trưởng Wjatscheslaw Michalowitsch Molotow đã ra lệnh cấm không cho nông dân trốn về thành phố. Nhiều gia đình đã phải bỏ con của họ lại ở Kiew và thủ đô trước đây là Charkow, với hy vọng là có ai đó thương cho chúng ít đồ ăn. Nhưng những “tay sai” đã bắt chở những đứa trẻ này trả về quê cũ và vứt bỏ chúng giữa đồng hoang và cuối cùng, trẻ con đã chết một cách đau đớn.

Ngay cả những chuyện buôn bán quần áo hay đồ trang sức mà dân cất dấu đâu đó cũng bị cấm đoán. Nhưng nhiều người cũng mạo hiểm với những chuyến tàu đi rất xa đến những tỉnh nhỏ để đổi đồ đạt lấy một ít bánh mì, như mẹ của bà Nidzelska đã làm. Cha bà làm công nhân máy liên hợp gặt đập đã cạo lấy những hạt nhỏ còn sót lại trong những đường nẻ của máy hầu đem về nuôi sống gia đình, mặc dầu trên máy có đề hàng chữ cấm, nếu không thì sẽ bị xử tử!

* Ngọc Châu phóng dịch (Munich 27.01.2007, nhân ngày kỷ niệm 62 năm Holocaust)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.