Hôm nay,  

Mậu Dịch Tự Do Á Châu

1/24/200700:00:00(View: 9689)

Mậu Dịch Tự Do Á Châu

...tự do ngoại thương và nói chung, tự do kinh tế, là điều có lợi về dài và cho đa số...

Trong Thượng đỉnh vừa qua tại Philippines của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, lãnh đạo các nước Á châu đã thảo luận về một Hiệp định Thương mại Tự do giữa 10 nước ASEAN và sáu nước Á châu khác hầu giải phóng luồng trao đổi hàng hoá của cả khu vực, trong đó có Việt Nam. Với việc Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức WTO, Hiệp định Thương mại ấy sẽ có ý nghĩa gì" Mà vì sao lại phải có một khối tự do mậu dịch riêng cho Á châu" Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu vấn đề ấy qua phần trao đổi sau đây của Việt Long với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trong ba ngày từ 13 đến 15 vừa rồi, tại Thượng đỉnh ở Philippines của ASEAN là Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á, lãnh đạo các nước châu Á đã thảo luận về một Hiệp định Thương mại Tự do giữa 10 nước ASEAN với sáu nước khác của khu vực là Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Xin đề nghị là kỳ này, ta sẽ cùng trao đổi về ý nghĩa và hậu quả của hiệp định ấy.

-- Thưa vâng, 10 nước trong ASEAN gồm có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Cambốt, Lào và Miến Điện. Thêm sáu quốc gia vừa kể tên thì ta sẽ có 16 nước có gần phân nửa dân số thế giới và hàng năm cùng sản xuất ra khoảng 9.000 tỷ Mỹ kim, nghĩa là một khối kinh tế rất mạnh có thể giữ vị trí chân kiềng thứ ba so với Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Tuy nhiên, như ông có thể nhận thấy, trong nhóm 16 nước ấy lại không có Đài Loan mà người dân tại đấy gọi là Trung Hoa Dân Quốc và bị Bắc Kinh phản đối.

Đài Loan chỉ có 23 triệu dân, nhưng có sản lượng hơn 630 tỷ Mỹ kim, hơn gấp 10 Việt Nam và là nền kinh tế đứng hàng thứ 16 thế giới, với lợi tức đồng niên một đầu người là gần 28 ngàn Mỹ kim, gần gấp 10 Việt Nam. Lý do vắng mặt là vì xứ này không được Bắc Kinh coi là một quốc gia, mà chỉ là một nền kinh tế. Các nước khác đành chịu theo. Vì vậy, câu trả lời đầu tiên thuộc về bối cảnh, đây là một tính toán chính trị hơn là kinh tế!

Hỏi: Đầu đuôi  ra sao mà lại có sáng kiến lập ra một khu vực tự do mậu dịch Đông Á"

-- Nếu nói cho gọn và hơi phũ thì có lẽ động lực đầu tiên là “mặc cảm Á châu”. Các nước ASEAN là một câu lạc bộ về áo cơm, vì thấy lợi ích của tự do kinh tế nên sau khi tự ý cải cách trong từng nước, họ muốn hội nhập với nhau thành một khu vực tự do kinh tế rộng lớn hơn. Về sau thì vừa được khuyên lại cũng vừa muốn mở rộng phạm vi hội nhập ra ngoài khuôn khổ 10 hội viên. Vì vậy, từ sáu năm nay, ASEAN vẫn thảo luận thêm với ba nước Đông Á ở bên ngoài là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn, gọi đó là ASEAN+3. Từ đó mới có những đề nghị mở rộng dần dần thành ASEAN+4, rồi +6. Cũng có thời, các nước còn muốn tiến đến việc liên hiệp hay thống nhất về tiền tệ như Âu châu nữa.

Mục tiêu chính là để lập ra một khối kinh tế hội nhập bên trong và có khả năng làm sức đối trọng với hai khối kinh tế lớn kia là Hoa Kỳ và Âu châu.

Hỏi: Nhưng vì sao ông lại nói ngay từ đầu là “mặc cảm Á châu”"

-- Đầu tiên, ngay khái niệm hay phạm trù Á châu đã có gì đó không ổn về nhiều mặt. Các quốc gia trong khu vực có quá nhiều dị biệt về lịch sử, văn hoá và tôn giáo, khác hẳn các nước Âu châu vốn cùng chia sẻ một di sản văn hoá là Thiên chúa giáo và, tương đối, biên giới vẫn còn liền lạc với nhau thành một khối. Thực ra, sau khi từng bị Âu châu tấn công và khai thác như thuộc địa, nhiều nước Á châu bị sức hút rất mạnh của các cường quốc tiếp cận và có lập trường khác biệt trong từng loại vấn đề của thế giới.

Bên trong, hai cường quốc Đông Á là Trung Quốc và Nhật Bản cũng có khác biệt về hệ thống chính trị, lập trường và ảnh hưởng với các nước khác, chưa nói đến hai quốc gia ở vùng cực Nam là Australia và New Zealand là những mảnh vụn do Âu châu để lại tại Á châu, rất dân chủ, triệt để theo đuổi đường lối kinh tế tự do nhưng khác hẳn với Ấn Độ hay Trung Quốc. Vậy mà các nước trong khu vực rộng lớn và đa diện này lại muốn hội nhập làm một để lập ra một khối kinh tế đối trọng với Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu thì tôi thiển nghĩ rằng đây là một ước mơ dễ hiểu về lý thuyết mà khó thành về thực tế.

Hỏi: Trở lại mục tiêu nhỏ hơn là hợp tác kinh tế với nhau, các nước Á châu này đã thực hiện được những gì"

-- Trước tiên là các nước trong ASEAN, 40 năm sau khi thành lập, đã xây dựng được một khuôn khổ đối thoại và hợp tác đáng kể, nhưng khuôn khổ đó vẫn chỉ là một câu lạc bộ áo cơm mà thôi, chưa là một định chế có sức mạnh cưỡng hành tương tự như Thị trường chung Âu châu hay Liên hiệp Âu châu. Thứ nữa là ngay trong khuôn khổ 10 quốc gia này, người ta thấy là quá nhiều khác biệt về chính trị cũng cản trở những nỗ lực hợp tác hay hội nhập rộng lớn hơn, điển hình là nạn độc tài tại Miến Điện mà chính quyền sở tại tự xưng là Myanmar, hay thiếu dân chủ tại Việt Nam. Sau cùng, 10 nước ASEAN còn chưa có Hiệp định Tự do Thương mại với nhau. Bước đầu vẫn chưa có thì làm sao mở rộng"

Hỏi: Bây giờ, xin đề nghị ông trình bày chuyện mở rộng ấy, trước khi thẩm định tính chất khả thi của nó.

-- Chúng ta đang chứng kiến sự nở rộ của những sáng kiến hợp tác giữa các nước, khởi đi là hợp tác về ngoại thương và đầu tư với nhau rồi mở rộng ra việc giải tỏa mọi cản trở để tiến tới tự do ngoại thương với nhau. Đó là về nội dung. Về địa bàn thì từ 1999 đến nay, 10 nước ASEAN đã lập ra cơ chế thảo luận với ba nước Đông Á như ta đã nói là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn. Sau đó, họ muốn mời thêm ba nước khác là Ấn Độ, New Zealand và Australia, như Nhật Bản đề nghị, thành ASEAN+6 tại Hội nghị Đông Á ở Kualar Lumpur của Malaysia vào năm 2005. Tuy nhiên, đề nghị ấy bị Bắc Kinh bác bỏ vì họ không muốn mời Ấn Độ, New Zealand và Australia vào trong nhóm. Tuần qua, họ mới hâm nóng lại hồ sơ đó tại Thượng đỉnh Cebu của Philippines.

Hỏi: Có một câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người, nhất là người Việt Nam, đó là vì sao 150 quốc gia đã có cơ chế thương mại tự do với nhau là tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mà Việt Nam là thành viên mới nhất, lại còn muốn lập thêm khối này khối kia và đề nghị thảo luận các Hiệp định Thương mại với nhau trong từng khối"

-- Trên diễn đàn này, ta đã nhiều lần đề cập tới vấn đề ấy. Đó là cơ chế thống nhất WTO thực ra gây quá nhiều tranh luận hay kiện tụng và lâm vào bế tắc nên các nước mới đang muốn tìm ra giải pháp song phương hay đa phương, giữa từng nhóm, từng khu vực với nhau. Đây là một trào lưu mới và sẽ càng gia tăng khi vòng đàm phán Doha của WTO bị bế tắc năm ngoái. Việt Nam cần chú ý đến chuyện này vì luật chơi sẽ còn nhiều thay đổi và cái gọi là kinh tế nhất thể hóa thực ra đang bị phân hóa thành từng khối, từng nhóm.

Hỏi: Nhưng vì sao lại có những trở ngại như vậy giữa các nước đã cơ bản đồng ý với nhau về giá trị của kinh tế thị trường và mậu dịch tự do"

-- Vì kinh tế không là tất cả và trong áp dụng vẫn còn dị biệt. Tôi xin đơn cử năm thí dụ của hai nhóm. Nhóm thứ nhất là hai cường quốc Đông Á là Nhật Bản và Trung Quốc, và một cường quốc Nam Á là Ấn Độ. Ba xứ này vẫn còn nhiều chủ trương hạn chế mậu dịch để bảo vệ một số ngành họ cho là chiến lược vì lý do chính trị nội bộ. Nhóm thứ hai là hai quốc gia chủ yếu là da trắng, đó là Australia và New Zealand, lại triệt để cải cách để theo đuổi tự do mậu dịch, nhất là New Zealand, một nước nhỏ mà đã trả một cái giá rất đắt để cải cách kinh tế theo xu hướng tự do kể từ 1984 đến nay. Họ khó chấp nhận được một Hiệp định Thương mại gọi là tự do mà có quá nhiều đặc miễn như ba nước kia đề nghị.

Đã thế, bên trong nhóm thứ nhất, Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn tranh thủ hậu thuẫn của các nước khác để cạnh tranh với nhau về thế lực ngoại giao. Riêng Trung Quốc thì còn muốn gạt Ấn Độ ra ngoài vì cũng ngại sức nặng nhiều mặt của xứ này. Và từ năm kia, quan hệ ngoại thương giữa Ấn Độ và ASEAN coi như bị đông lạnh vì đàm phán bế tắc sau khi Ấn Độ muốn mở cửa khu vực công nghệ tín học mà họ có ưu thế nhưng vẫn đòi khép các khu vực khác để bảo vệ công việc làm cho một dân số một tỷ người, với 60% vẫn còn phải sống về nông nghiệp. Cho nên xứ nào cũng đồng ý là sẽ thảo luận về một Hiệp định Tự do Thương mại, nhưng nội dung bên trong sẽ còn lắm khác biệt.

Hỏi: Thế còn lập trường của các nước bên ngoài như Hoa Kỳ thì sao"

-- Khi các nước Đông Á tôi xin tạm gọi là ngại Mỹ, như Trung Quốc chẳng hạn, đề nghị lập ra khu vực tự do kinh tế Á châu, họ muốn là trong phạm trù Á châu ấy không có Hoa Kỳ. Lý do chính là để giữ thế mạnh trong vỉệc thương thuyết với các nước Á châu khác mà khỏi có sự tham dự của Mỹ. Chỉ đối phó với sức nặng kinh tế Nhật Bản thôi cũng đã đủ mệt. Ngược lại, Hoa Kỳ đề nghị một khu vực mậu dịch tự do Thái bình dương, bao gồm cả các nước Bắc Mỹ và Trung Mỹ hay Nam Mỹ với các nước tại miền Tây của Thái bình dương, là các nước Đông Á. Trong khi ấy, Hoa Kỳ cũng đang thương thảo riêng các hiệp định thương mại song phương với từng nước trong khối Đông Á, với những đổi chác tay đôi về nhiều điều kiện ngoài thương mại.

Nhìn như vậy, tương lai trước mắt và lâu dài sẽ là hàng loạt thương thuyết song phương hay đa phương, giữa từng nhóm, trong khi ấy, như ta đã nói từ mấy kỳ trước, phản ứng bảo hộ mậu dịch và chống toàn cầu hoá đã gia tăng mạnh mẽ tại các nước công nghiệp.

Hỏi: Quả nhiên như vậy, sau khi Diễn đàn Kinh tế đề cập vấn đề này trong các chương trình ngày 19 tháng 12 rồi ngày 16 tuần trước thì tuần báo kinh tế nổi tiếng là tờ The Economist đã có một loạt chuyên đề về lẽ được thua của toàn cầu hóa trong số ra ngày 20 vừa qua. Vậy, theo dự kiến của ông thì tương lai rồi sẽ ra sao"

-- Khó ai biết trước được mọi sự nhưng ngay trước mắt sẽ là rất nhiều tranh cãi và thương thuyết để san bằng dị biệt giữa từng nhóm quốc gia với nhau, trước khi tiến tới một thế hợp tác hay hội nhập rộng lớn hơn. Kết luận chung thì đây là một thất bại lớn của WTO, là điều ta cần nhấn mạnh vì Việt Nam vừa gia nhập tổ chức này với rất nhiều kỳ vọng.

Hỏi: Câu hỏi cuối, trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam nên làm những gì, tự chuẩn bị những gì"

-- Tôi thiển nghĩ rằng tự do ngoại thương và nói chung, tự do kinh tế, là điều có lợi về dài và cho đa số. Càng sớm giải tỏa những cản trở thì càng có lợi, như chúng ta đã có lần lấy một thí dụ là tự do ngoại thương cũng tựa như hạ tầng cầu đường yểm trợ sinh hoạt kinh tế vậy. Nếu đã thế thì chẳng phải vì xứ khác còn duy trì những hạn chế mậu dịch mà mình cũng làm như họ, như khi thấy xứ khác phá hủy cầu đường của họ thì mình về nhà phá cầu của mình. Từ nguyên tắc ấy, Việt Nam vẫn nên thực hiện những cam kết đã có trong khuôn khổ WTO, đồng thời mở rộng việc thông tin và giáo dục để người dân biết được thế giới bên ngoài và đoán trước được những trở ngại sẽ gặp. Điều ấy rất quan trọng vì sau mấy chục năm ngăn sông cấm chợ mình vừa tiến ra ngoài thì lại gặp phản ứng ngược từ môi trường quốc tế nay bị manh mún làm nhiều khối và có tinh thần chống tự do mậu dịch, chống toàn cầu hoá.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.