Hôm nay,  

Ép Thủ Đô Phình To Gấp 4 Lần

24/06/200800:00:00(Xem: 7551)
Quốc Hương - Đảng DCND www.ddcnd.org

(Một điềm báo nữa cho thấy “Vận của Đảng CSVN đã hết”)

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có nhiều công trình được gấp rút triển khai, trong đó đặc biệt phải kể đến “Nghị quyết mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội” vừa được Quốc hội thông qua chiều ngày 29-5-2008, với gần 93% đại biểu tán thành, cùng với nó là bản quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội mở rộng đang được triển khai để kịp ngày đại lễ.

Vào đầu năm 2008, việc phá tòa nhà Hội trường Ba Đình (nhà Quốc hội cũ) đã không mấy thuận lợi, vì nó gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nhà khoa học và lão thành cách mạng. Việc này đã điềm báo những sóng gió sẽ sảy ra trong thời gian tới.

Đến giữa năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoẳng; nhiều học giả và các tổ chức đã lên tiếng cảnh báo, cũng như đưa ra những dự báo không mấy sáng sủa về tình hình kinh tế Việt Nam . Chính phủ điều hành nền kinh tế yếu kém, dẫn đến mất niềm tin đối với người dân, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn… , thì những vị chóp bu trong đảng lại nghĩ ra một ý tưởng “mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội gấp gần 4 lần...”

Lần này lại là Bộ Xây dựng trình lên phương án, giống như trước đây Bộ đã đề xuất phá bỏ Hội trường Ba Đình. Phương án này được Bộ chính trị, Chính phủ, và Quốc hội nhất trí thông qua với số đại biểu tán thành cao. Nhưng, lòng dân vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều ý kiến phản đối từ phía những chuyên gia, nhà khoa học và lão thành cách mạng.

Càng gần ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thấy xuất hiện nhiều điềm báo lạ: Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều lần 8 vị vua nhà Lý hiển linh ở Đền Đô, cùng với sự trở về của các hậu duệ nhà Lý từ Hàn Quốc. Đầu năm 2008, tòa nhà Hội trường Ba Đình bị phá bỏ, Quốc huy nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tháo xuống. Đến cuối tháng 5 - 2008, Thủ đô Hà Nội bị ép phình to gấp 4 lần, ngay sau đó, vào 16h ngày 4 – 6 – 2008, đúng lúc Ban tổ chức Festival Huế đang chuẩn bị làm Lễ Tế Đàn Nam Giao (Lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an), thì có một tiếng sét nổ như bom bất ngờ đánh sập cổ lâu trên cửa An Hòa, phía Bắc kinh thành Huế. Một tuần sau, nhà nước cộng sản làm Quốc Tang ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới…

Bên Trung Quốc, những tai họa bất thường cũng liên tục giáng xuống, khi mà ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 đang đến gần. Người Trung Quốc tin rằng số 8 mang lại may mắn, vì vậy Chính quyền Cộng sản Trung Quốc chọn ngày 8 tháng 8 năm 2008, vào lúc 8 giờ 8 phút để tổ chức lễ khai mạc.

Con số 8 đã không mang lại may mắn đối với cả hai nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc và Việt Nam . Phải chăng tai họa sảy đến là do nhà cầm quyền cộng sản “khinh thường mệnh trời, không noi theo bài học từ Tổ tiên, khiến cho Triều Đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn…” như những lời cảnh báo của vua Lý Thái Tổ viết trong Bản Chiếu Dời Đô.

Đức vua Lý Thái Tổ đã phân tích “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương (Tướng Cao Biền) ở vào nơi trung tâm của trời đất; ở cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng… Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của Đế Vương muôn đời.”

Không biết vị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dựa vào cái gì lại khẳng định “khi mở rộng Hà Nội gồm cả tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (huyện Lương Sơn, Hòa Bình), thì Hà Nội sẽ có cái thế dựa vào núi Ba Vì và đối diện sông Hồng. Thủ đô sẽ được vững vàng trong tư thế rồng bay cọp ngồi” """  Nên nhớ rằng kinh thành Thăng Long xưa được xây dựng trên vị trí thành Đại La cũ, được giới hạn trong Thăng Long tứ trấn, chứ không phải vươn rộng ra tận núi Ba Vì… , nhưng Thăng Long vẫn có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, dựa núi nhìn ra sông.

Cần phải khẳng định đây không phải là một bản “Chiếu dời đô”, mà thực chất chỉ là một lần điều chỉnh địa giới hành chính, như đã từng làm trong quá khứ. Phần đất Hà Tây và Vĩnh Phúc lần này Hà Nội "ôm vào" cách đây hơn 20 năm cũng từng "ôm vào", sau đấy do bất cập, không quản lý nổi lại "nhả ra". Giờ đây lại "ôm vào" một cách hoành tráng hơn.

Trước một vấn đề hệ trọng của đất nước, mang tầm vóc lịch sử lớn lao, một bước đi lịch sử có quan hệ nhiều mặt trong quá trình phát triển đất nước, có ý nghĩa "hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm", vậy mà lại được chuẩn bị rất vội vàng, sơ sài, điều này chính ông Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã thừa nhận: “Chính phủ đã làm đúng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, tuy nhiên quá trình soạn dự thảo mở rộng địa giới thủ đô có một số nội dung còn quá ngắn gọn, chưa rõ nên đã tạo ra sự hiểu lầm… tôi xin nhận khuyết điểm về việc đã không soát xét kỹ để có những sai sót như trên, kính mong Quốc hội chấp thuận ".

Thủ đô Hà Nội có ngàn năm văn hiến, vậy mà theo Ông Dương Trung Quốc, một sử gia đồng thời là đại biểu Quốc hội đã nhận xét: “Những yếu tố xã hội, nhân văn không được tờ trình của Chính phủ đề cập tới, trong tờ trình của Chính phủ về vấn đề mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội có 3 chi tiết liên quan đến lịch sử thì đều sai cả 3… Những kiến thức như thế chứng tỏ rằng văn bản chưa được chuẩn bị kỹ càng.”

Điều đó cho thấy trình độ yếu kém về văn hóa và lịch sử của bộ máy tham mưu cho Chính phủ. Với kiến thức lịch sử yếu kém, sao có thể đưa ra ý tưởng đúng đắn cho tương lai" Người ta đã vẽ ra “đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, thì Hà Nội sẽ thành một thành phố hiện đại, văn minh, có sức cạnh tranh và phát triển ngang tầm với nhiều thủ đô các nước trong khu vực " 

Hà Nội có bề dày văn hóa, lịch sử không thua kém thủ đô các nước. Tuy nhiên, về nếp sống văn minh, hạ tầng đô thị, môi trường và cảnh quan… thì Hà Nội thua kém nhiều. Sẽ không quá lời nếu nói rằng Thủ đô của chúng ta giống như một đống hỗn độn, chắp vá, nếu mở rộng liệu có cải thiện được không" Hay là chỉ làm phình to cái đống hỗn độn, chắp vá đó thêm ra. Giống như cái áo rách được nới rộng, nhưng nó vẫn là cái áo rách, và những người đương quyền đang tưởng tượng ra cái áo rách đấy là một chiếc long bào.

Với diện tích hơn 3.300 km2, Hà Nội sẽ là thành phố “rộng” thứ 11 thế giới, là thủ đô đứng thứ 2 thế giới về diện tích, chỉ sau Tokyo, lớn hơn cả Paris, Matxcơva, London, gấp 3 lần thủ đô Ấn Độ và gấp 4 lần nội thành Bắc Kinh, Trung Quốc (780km2). Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội lại thuộc vào hàng yếu kém, lạc hậu. Hàng loạt vấn đề bất cập như nạn tắc đường, xây dựng lộn xộn, ngập lụt, ô nhiễm, thiếu điện, thiếu nước, chợ cóc, hàng rong v.v… vẫn chưa được giải quyết, thậm chí bế tắc.

“Vấn đề nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng Hà Nội được đặt ra cách đây 6-7 năm, nhưng việc mở rộng Hà Nội chỉ mới là một ý tưởng vừa nảy sinh trong quá trình thực hiện đồ án Quy hoạch vùng thủ đô. Ý tưởng đó, nếu được ủng hộ, cũng chỉ có giá trị làm tiền đề cho một công trình khoa học. Thế nhưng, Bộ Xây dựng đã trình lên Thủ tướng Chính phủ phương án như là đã được nghiên cứu thấu đáo rồi”. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nêu ý kiến thẳng thắn, và ông nhận định “Thực tế xây dựng và phát triển đô thị ở nước ta trong thời gian qua cho thấy lĩnh vực “quy hoạch xây dựng đô thị” đã vượt khỏi tầm của Bộ Xây dựng. Đặc biệt, thực tiễn phát triển đô thị khá "nóng" ở nước ta thời gian qua đang bộc lộ những khiếm khuyết, báo trước khả năng có thể xảy ra "khủng hoảng đô thị”.

Giới đầu tư bất động sản đã rất nhạy tin tức. Từ cuối năm 2007, thị trường “đất cát” ở Hà Tây trở nên sôi động khi có nguồn tin Hà Tây sẽ về Hà Nội, một tờ báo trong nước đã viết: “Trong khi các nhà quản lý, các chuyên gia còn đang tranh luận xem việc mở rộng Hà Nội ôm trọn Hà Tây có hợp lý không, thì các nhà đầu tư bất động sản đã nhanh chân ồ ạt đổ về Hà Tây “xí đất” để đón đầu quy hoạch. Thị trường bất động sản ở Hà Tây đã nóng ngay từ cuối năm 2007, khi việc mở rộng Hà Nội mới chỉ là ý tưởng. Trong vòng 4-5 tháng, giá đất ở đây đã vọt lên gần gấp đôi. Hà Tây hiện giờ giống như một đại công trường với hàng loạt dự án đang được san nền, xây dựng. Các dự án chủ yếu bám quanh trục quốc lộ 32 và đường Láng - Hòa Lạc.”

Để thuyết phục Quốc hội thông qua đề án, lý do chủ yếu được đưa ra là “Hà Nội thiếu quỹ đất xây dựng”. Như vậy nghĩa là chính quyền cộng sản đã công khai thừa nhận yếu kém trong việc quản lý đất nước, để dẫn đến việc xây dựng lộn xộn, lãng phí quỹ đất, khiến cho vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến trở thành một đống hỗn độn, nham nhở, chật chội. Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, bước ra khỏi cửa ô Hà Nội là đất rộng mênh mông, còn nay thì thấy các dự án mọc lên như nấm, lấp kín mọi khoảng đất trống, thậm chí lấp cả hồ nước và các chỗ vui chơi của trẻ em.

Sự thật, Quốc hội Việt Nam đã bị nhóm lãnh đạo chóp bu điều khiển. Ông Phó Thủ tướng thường trực, kiêm Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã lên tiếng đề nghị Quốc hội bằng giọng lưỡi bề trên “Tôi đề nghị Quốc hội, trong kỳ họp này, chúng ta thông qua chủ trương về địa giới hành chính… Quốc hội quyết định được thì Chính phủ mới làm được. Còn không thể nói là dừng lại”, ông quan thuộc vào hàng “Nhất Phẩm Triều Đình” này còn giải thích rằng, nếu không thông qua ngay thì sẽ dẫn đến mỗi nơi làm một kiểu, gây ra sự không ăn khớp…

Nếu chính quyền quản lý tốt trên cơ sở bản quy hoạch xây dựng vùng thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, - xác định rõ Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình. Vùng thủ đô phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, lấy thủ đô Hà Nội làm đô thị hạt nhân. Vùng phụ cận trong phạm vi 25-30km có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, lan tỏa sự phát triển giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. – thì không thể có hiện tượng lộn xộn, không ăn khớp như trên được.

Trên thế giới ngày nay, ngoài phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ truyền thống, người ta quan tâm nhiều đến quy hoạch vùng. Vùng là một khu vực lãnh thổ nằm dưới cấp chính quyền trung ương, nhưng trên cấp chính quyền địa phương (tỉnh). Về mặt tổ chức, có thể tổ chức hội đồng vùng, bao gồm các tỉnh trong vùng hoặc đô thị vệ tinh của đô thị trung tâm. Cơ quan thường trực của vùng là ủy ban vùng.

Việt Nam đã hội nhập với thế giới, vậy phải học theo cách làm của những nước đi trước, chứ không phải tư duy theo kiểu “ao làng”. Nhất thiết phải mở rộng địa giới, phải sát nhập tỉnh thì mới quản lý tốt được hay sao " Chúng ta đừng để mắc lại sai lầm như nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, đang tốn nhiều công sức, tiền của để khắc phục, chữa "bệnh đầu to", là những đô thị cực lớn.

Việt Nam có lợi thế đường bờ biển dài, vì vậy đối với công tác quy hoạch vùng nói chung cũng như quy hoạch xây dựng nói riêng, phải chú trọng phát triển vùng duyên hải, phát triển các đô thị công nghiệp ven biển, tận dụng tối đa lợi thế từ biển. Hiện nay, kinh tế biển và vùng ven biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước, con số này còn khiêm tốn so với tiềm năng. Đất nước muốn giàu mạnh phải hướng ra biển, chứ không phải “cố thủ nội địa”.Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội lần này, có khá nhiều Đại biểu Quốc Hội thuộc các lực lượng vũ trang lên tiếng ủng hộ đề án mở rộng Hà Nội, với lập luận chung là việc mở rộng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh Thủ đô.." Thế giới đã bước vào thời đại thông tin, chiến tranh công nghệ cao, hình thức tác chiến từ xa, vậy mà các “nhà quân sự” cộng sản vẫn tính chuyện phòng thủ Thủ đô theo kiểu “lấy số lượng bù chất lượng” "

Nhiều người còn lo ngại hiện nay Hà Nội có hơn 3 triệu dân với hơn 50% người ngoại tỉnh. Nhiều người đang bằng mọi cách để có hộ khẩu Hà Nội. Hà Nội trước đây không có công tác dân tộc thì nay sẽ có thêm 2 dân tộc thiểu số (Dao và Mường). Vậy khó giữ được những gì gọi là bản sắc văn hóa riêng của người Tràng An. Trong khi Hà Tây có hơn 3 triệu dân, là người thuần gốc của đất trăm nghề, đất hai vua, của nền văn hoá xứ Đoài. Nếu sáp nhập thì văn hoá Tràng An có còn, và văn hoá xứ Đoài có còn không" Lẽ nào đến tận năm 2050 mà thủ đô Hà Nội vẫn còn 4 triệu cư dân nông thôn, Sóc Sơn về Hà Nội bao lâu rồi mà sao vẫn còn nghèo đói… Rồi hàng loạt các vấn đề về văn hóa lịch sử, an sinh xã hội, môi trường sinh thái v.v… đều chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Có thể đi đến kết luận: Nhóm lãnh đạo chóp bu đã ép Quốc hội thông qua một “đề án” còn quá nhiều ý kiến lo ngại. Việc làm này được chuẩn bị quá gấp gáp, vội vàng, chưa đủ căn cứ khoa học, khiến lòng người không phục, dư luận bất mãn. Triều đại cộng sản ngày càng lộ rõ bộ mặt phản bội chủ nghĩa Mác, đi ngược lại trào lưu tiến bộ, nó đang tiến rất gần đến ngày sụp đổ.

Năm 2008 là thời điểm bản lề, có tính chất quyết định đến tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam . Càng gần thời điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những điềm báo ngày tận số của chế độ độc tài toàn trị xuất hiện ngày càng nhiều, đó chính là ý trời và là thời cơ của dân tộc ta; Vận của Đảng CSVN đã hết, bánh xe lịch sử đang quay về phía Dân chủ và Tự do.

Việt Nam, tháng 6 năm 2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.