Hôm nay,  

Chúa Chổm Chơi Cha

12/15/200800:00:00(View: 9120)

Chúa Chổm Chơi Cha

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
…Thị trường quốc trái là chiến trường không tiếng nổ....
Một tay quái chiêu trong nghệ thuật chính trị là James Carville đã có lời nguyện cho kiếp sau.
James Carville là cố vấn - và tác giả của nhiều đòn chính trị hiểm ác - cho Bill Clinton từ Thống đốc Arkansas lên làm Tổng thống hai nhiệm kỳ. Sau khi đan lượn trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ, nhân vật này đã nguyện rằng kiếp sau ông sẽ đầu thai thành một tay có thế lực hơn mọi lãnh tụ hay chính khách: làm một con buôn trái phiếu - làm bond trader!
Trong kinh tế thị trường, như những phù thủy cao tay, loại con buôn ấy mới thực sự quyết định về sự chuyển vận của bạc tiền và thế lực! Bây giờ, vào cuối năm nay, có khi Carville đang cười...
Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chánh - "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" - và khủng hoảng đang thấm sâu xuống kinh tế khiến cả thế giới rúng động. Vụ khủng hoảng bùng nổ vào giữa tháng Chín khi Chính quyền Hoa Kỳ khoanh tay cho tổ hợp đầu tư siêu đẳng Lehman Brothers bị phá sản. Từ đó, hoang mang hốt hoảng trở thành quy luật phổ biến...
Khi thị trường hốt hoảng, mọi người đều có phản ứng thủ thân là ghim tiền lại nghe ngóng tình hình, khiến cho tiền thì có mà vay không được vì không ai dám cho vay. Nạn "ách tắc tín dụng" bùng nổ làm tê liệt thị trường vay mượn tiền bạc và gây họa cho thị trường sản xuất. Trong ba tháng liền, giới hữu trách Hoa Kỳ đã áp dụng mọi biện pháp cấp cứu, từ kinh điển, cổ điển tới bất thường, để khuyến khích mọi người tung tiền ra xài, cho vay, hoặc đi vay để duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường.
Một trong những tiêu chuẩn đo lường mức độ an toàn của chuyện vay mượn là lãi suất liên ngân hàng trên thị trường quốc tế, gọi là London Interbank Offered Rate hay LIBOR. Nếu lãi suất này hạ, điều đó có nghĩa là các ngân hàng yên tâm và trở lại sinh hoạt tài trợ bình thường. Trong tháng 11, lãi suất đó tại Mỹ đã hạ tới mức thấp nhất từ nhiều năm nay. Vậy mà sinh hoạt tài trợ vẫn chưa bình thường. Thiên hạ vẫn ngần ngại chuyện vay mượn làm giới hữu trách gãi đầu tìm hiểu: ngần ấy phương thuốc đều được áp dụng mà vì sao thị trường tài chánh vẫn bị tê liệt"
Lúc ấy, ta phải nhìn ra ngoài và tìm ra một tiêu chuẩn đo lường khác, của những phù thủy đã làm một tay quái chiêu như James Carville phải khâm phục: con buôn trên thị trường trái phiếu. Lúc ấy, người viết bài này phải tiến sâu hơn vào một chuyện chuyên môn - và xin cáo lỗi với độc giả.
Thị trường trái phiếu là nơi người ta mua bán giấy nợ ("Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, cái công danh là cái nợ nần", cụ Nguyễn Công Trứ đã dạy như vậy.) Giấy nợ ấy đảm bảo cho người mua một phân lời - yield, đừng gọi là lãi suất - cao hay thấp tùy theo mức độ rủi ro. Trái phiếu càng dài hạn thì phân lời càng cao vì... "mai sau mình biết thế nào" - đường càng xa càng nhiều bất trắc. Khi phân lời tăng thì trị giá của tờ giấy nợ ấy giảm.
Đấy là vài khái niệm xin gọi là chuyên môn để độc giả đừng sợ mà chịu khó đọc tiếp!..
Khi lãi suất liên ngân hàng LIBOR đã giảm mà thiên hạ vẫn chưa dám bung ra vay mượn, người ta phải tìm hiểu lý do và thấy ra một khoảng cách giữa lãi suất này với phân lời trái phiếu. Thí dụ là nếu loại trái phiếu có kỳ hạn ba tháng vẫn đòi hỏi một phân lời cao hơn lãi suất LIBOR tới vài trăm điểm (2,00% chẳng hạn) thì người ta phải thấy là thiên hạ vẫn còn lo sợ, nên khi cho vay trong một hạn kỳ chỉ có ba tháng mà vẫn đòi mức lời cao hơn... Khoản sai biệt ấy, thuật ngữ chuyên môn gọi là "spread" có nghĩa là thị trường tín dụng vẫn chưa yên tâm, còn sợ rủi ro.
Chuyện ấy xảy ra vào đầu tháng 11. Yếu tố rủi ro là một động lực giải thích vì sao thị trường chứng khoán vẫn cứ tuột giá, mặc dù dân Mỹ đầy trí tuệ đã bầu lên một vị cứu tinh rực sáng như Barack Obama!
Đấy là lúc Obama phải học lại bài học của Bill Clinton hay James Carville, rằng chính trường chẳng sai khiến được thị trường và lãnh đạo anh minh vẫn chưa bằng "bọn buôn trái phiếu chết tiệt" ("the fucking bond traders", theo ngôn ngữ huê dạng của Tổng thống Bill Clinton....)
Thế rồi một buổi chiều....
Một tháng sau thôi, một chuyện rất lạ vừa xảy ra.
Hôm mùng chín vừa qua, trong phiên bán đấu giá công khố phiếu Mỹ (trái phiếu do Chính quyền Hoa Kỳ phát hành), giới đầu tư trên thế giới đã ào ào mua vào, với phân lời rất bèo - lãi suất không phần trăm - nghĩa là phân lời âm, còn thấp hơn tỷ lệ mất giá của đồng bạc! Xin viết lại cho rõ: trong khi Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng tài chánh và suy trầm kinh tế, trong khi khi bậc cứu tinh sáng thế Obama chưa tạo ra phép lạ - lại còn đang dính chấu về chuyện mua quan bán tước ở tiểu bang Illinois - giới có tiền trên thế giới đã xếp hàng cho Mỹ vay tiền.
Mà không cần lời!
Chuyện rất lạ!


Trong cả năm dài tranh cử, dân Mỹ - và truyền thông ngu ngơ của Mỹ lẫn mấy tay thông ngôn Việt Nam - dông dài nói về sự thoái trào của Hoa Kỳ vì khủng hoảng, tổng khủng hoảng, vì Bush, vì này, vì nọ. Quả nhiên là nước Mỹ khó khá! Nhưng, bên kia sông vẫn chưa là ánh mặt trời.
Sau khi tung hô Obama và ban phát cho Hoa Kỳ nhiều lời dạy bảo vàng ngọc, Âu Châu cũng tự trôi vào khủng hoảng và sẽ còn chìm rất sâu ở dưới đó. Việc đồng Euro sẽ truất ngôi thống trị của đồng Mỹ kim chỉ là giấc mơ hão huyền.
Gương mẫu của Mỹ với mấy lý thuyết quản trị X, Y, Z linh tinh, Nhật đang lùi vào suy trầm, lần thứ sáu trong 18 năm. Vì lãi suất quá hạ, giới đầu tư xứ này đem tiền ra ngoài kiếm lời trong khi khối lượng quốc trái của Nhật đã vượt mọi kỷ lục cổ kim và mỗi tuần Tokyo lại thông báo một mức suy trầm nặng hơn. Hôm mùng 10 tháng 12, khi Ngân hàng Thế giới vừa công bố phúc trình về viễn ảnh kinh tế Đông Á với những dự báo vẫn còn lạc quan - như thường lệ - về kinh tế và ngoại thương Trung Quốc, Bắc Kinh thú thật là lần đầu tiên từ bảy năm nay, xuất cảng của họ bị sụt. Hoa Lục đã hạ lãi suất, bơm tiền kích cầu và áp dụng mọi biện pháp cấp cứu cổ điển mà không tránh nổi chu kỳ thoái trào. Và chưa rõ là có thoát khỏi động loạn xã hội hay chăng.
Trong khi ấy, cả thế giới và nước Mỹ chỉ nói về khủng hoảng Hoa Kỳ!
Vậy mà khi Mỹ chìa tay xin vay, thiên hạ xếp hàng đưa tiền mà khỏi tính tiền lời. Các con buôn trái phiếu vốn không ưa làm chuyện phước thiện mà nay lại bấm bụng cho vay theo kiểu lỗ lã như vậy thì không phải vì yêu nước Mỹ. Họ suy tính cho kỹ thì thấy Mỹ vẫn là nơi có thể trao thân gởi phận. Thà không có lời còn hơn là mất sạch vốn!
Trong kinh doanh, ngoài lợi nhuận thì ai cũng phải nghĩ tới vế đối của vấn đề: mức an toàn. Thí dụ gần gũi là đầu tư vào Việt Nam: có lời rất cao nếu có quan hệ tốt. Nhưng quan hệ ấy là chuyện phù du và rủi ro mất vốn mới là thực tại phổ biến!
Vậy mà chuyện cho Chúa Chổm Hoa Kỳ vay tiền mà khỏi cần lấy lời chưa là chuyện ly kỳ nhất. Ly kỳ hơn cả là chuyện bên trong. Lại xin một chút chuyên môn nữa, xin độc giả thông cảm.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã kịch liệt cắt giảm lãi suất liên ngân hàng (lãi suất ngắn gạn các ngân hàng cho nhau vay) để giảm bớt phí tổn vay mượn hầu kích hoạt thị trường tín dụng và kích cầu kinh tế. Lãi suất ấy nay đã sát tới xương, hạ thấp hơn thì sẽ thành lãi suất âm. Nhật Bản đã thi hành loại biện pháp ấy trong 10 năm, từ 1991 đến 2002 mà không thoát khỏi nạn giảm phát, hàng họ xuống giá mà vẫn ế. Nguy cơ giảm phát khiến người ta nói đến hiện tượng "bẫy xập tiền tệ": tiền có sẵn mà không ai dám xài và hạ lãi suất cũng vô dụng như đẩy một sợi dây.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bèn áp dụng một bài bản bất thường là in thêm tiền và đem tiền đó bơm thẳng vào doanh nghiệp, hoặc mua trái phiếu. Đó là giải pháp Nhật đã áp dụng từ 2002 đến 2006 và họ gọi là - xin lỗi - "lượng đích kim dung hoãn hoà chính sách" - nôm na kiểu Mỹ là "quantitative easing", hoặc gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ một cách có định lượng. Nghĩa là sau khi điều chỉnh tiền tệ bằng "phẩm" là hạ lãi suất, và nói trước là sẽ giữ lãi suất ở mức rất thấp đó mà không xong thì nay họ điều chỉnh bằng lượng. Là in thêm tiền bơm thẳng vào kinh tế.
Giải pháp quái đản ấy tất nhiên có rủi ro gây ra lạm phát, ai cũng nói vậy. Giới hữu trách Mỹ cũng mong thế, mong là dân chúng sợ nạn lạm phát làm tài sản mất giá nên vội đem ra xài!
Chuyện ấy có gì là ly kỳ"
Ly kỳ ở một khía cạnh rất chướng. Đồng Mỹ kim là ngoại tệ được sử dụng phổ biến trên thế giới và nhiều quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn thường giữ đa số tài sản ấy của họ dưới dạng đô la. Bây giờ, Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng nên lẳng lặng in thêm tiền ra cứu nguy kinh tế. Thuần về lý thuyết, khi in bạc ra xài thì đồng bạc tất nhiên mất giá, tài sản bằng Mỹ kim của các đại gia thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản hay khối Á Rập bán dầu tất nhiên cũng mất giá. Nếu như vậy, tất nhiên họ phải bán Mỹ kim đi để mua cái gì khác cho khỏi lỗ.
Nhưng mua cái gì bây giờ" Việc họ dồn tiền vào mua Công khố phiếu Mỹ cho thấy là đồng bạc xanh của Mỹ có thể như nhuốm màu cỏ úa, mà vẫn còn xanh hơn nơi khác!
Luân lý ngược ngạo của câu chuyện này, ta có thể tìm thấy tại... Las Vegas.
Bước vào sòng bạc, ta đưa chủ sòng một nắm tiền tươi để đổi lấy đồng "phỉnh" - ai nghĩ ra chữ này là người cực kỳ thông minh! - là những đồng sầu, đồng "chips". Bây giờ, chủ sòng thua bạc quá đậm nên định lại giá trị của đồng phỉnh: "từ nay, đồng xanh trị giá trăm bạc này chỉ còn năm chục thôi nhá!" Tại Las Vegas, ta còn có thể chạy qua sòng bên để thử thời vạn và khỏi bị mất tiền oan như vậy. Trên thị trường toàn cầu, ta còn sòng nào khác hay không"
Cho hay, Chúa Chổm mắc nợ vẫn có quyền chơi cha và cả thế giới đang xúm vào cứu lấy sòng bạc của Chú Sam. Các con buôn trái phiếu hiểu ra điều ấy hơn nhiều vị lãnh tụ anh minh ở trên đời. James Carville nói không sai!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.