Hôm nay,  

Chúa Chổm Chơi Cha

12/15/200800:00:00(View: 9123)

Chúa Chổm Chơi Cha

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
…Thị trường quốc trái là chiến trường không tiếng nổ....
Một tay quái chiêu trong nghệ thuật chính trị là James Carville đã có lời nguyện cho kiếp sau.
James Carville là cố vấn - và tác giả của nhiều đòn chính trị hiểm ác - cho Bill Clinton từ Thống đốc Arkansas lên làm Tổng thống hai nhiệm kỳ. Sau khi đan lượn trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ, nhân vật này đã nguyện rằng kiếp sau ông sẽ đầu thai thành một tay có thế lực hơn mọi lãnh tụ hay chính khách: làm một con buôn trái phiếu - làm bond trader!
Trong kinh tế thị trường, như những phù thủy cao tay, loại con buôn ấy mới thực sự quyết định về sự chuyển vận của bạc tiền và thế lực! Bây giờ, vào cuối năm nay, có khi Carville đang cười...
Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chánh - "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" - và khủng hoảng đang thấm sâu xuống kinh tế khiến cả thế giới rúng động. Vụ khủng hoảng bùng nổ vào giữa tháng Chín khi Chính quyền Hoa Kỳ khoanh tay cho tổ hợp đầu tư siêu đẳng Lehman Brothers bị phá sản. Từ đó, hoang mang hốt hoảng trở thành quy luật phổ biến...
Khi thị trường hốt hoảng, mọi người đều có phản ứng thủ thân là ghim tiền lại nghe ngóng tình hình, khiến cho tiền thì có mà vay không được vì không ai dám cho vay. Nạn "ách tắc tín dụng" bùng nổ làm tê liệt thị trường vay mượn tiền bạc và gây họa cho thị trường sản xuất. Trong ba tháng liền, giới hữu trách Hoa Kỳ đã áp dụng mọi biện pháp cấp cứu, từ kinh điển, cổ điển tới bất thường, để khuyến khích mọi người tung tiền ra xài, cho vay, hoặc đi vay để duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường.
Một trong những tiêu chuẩn đo lường mức độ an toàn của chuyện vay mượn là lãi suất liên ngân hàng trên thị trường quốc tế, gọi là London Interbank Offered Rate hay LIBOR. Nếu lãi suất này hạ, điều đó có nghĩa là các ngân hàng yên tâm và trở lại sinh hoạt tài trợ bình thường. Trong tháng 11, lãi suất đó tại Mỹ đã hạ tới mức thấp nhất từ nhiều năm nay. Vậy mà sinh hoạt tài trợ vẫn chưa bình thường. Thiên hạ vẫn ngần ngại chuyện vay mượn làm giới hữu trách gãi đầu tìm hiểu: ngần ấy phương thuốc đều được áp dụng mà vì sao thị trường tài chánh vẫn bị tê liệt"
Lúc ấy, ta phải nhìn ra ngoài và tìm ra một tiêu chuẩn đo lường khác, của những phù thủy đã làm một tay quái chiêu như James Carville phải khâm phục: con buôn trên thị trường trái phiếu. Lúc ấy, người viết bài này phải tiến sâu hơn vào một chuyện chuyên môn - và xin cáo lỗi với độc giả.
Thị trường trái phiếu là nơi người ta mua bán giấy nợ ("Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái, cái công danh là cái nợ nần", cụ Nguyễn Công Trứ đã dạy như vậy.) Giấy nợ ấy đảm bảo cho người mua một phân lời - yield, đừng gọi là lãi suất - cao hay thấp tùy theo mức độ rủi ro. Trái phiếu càng dài hạn thì phân lời càng cao vì... "mai sau mình biết thế nào" - đường càng xa càng nhiều bất trắc. Khi phân lời tăng thì trị giá của tờ giấy nợ ấy giảm.
Đấy là vài khái niệm xin gọi là chuyên môn để độc giả đừng sợ mà chịu khó đọc tiếp!..
Khi lãi suất liên ngân hàng LIBOR đã giảm mà thiên hạ vẫn chưa dám bung ra vay mượn, người ta phải tìm hiểu lý do và thấy ra một khoảng cách giữa lãi suất này với phân lời trái phiếu. Thí dụ là nếu loại trái phiếu có kỳ hạn ba tháng vẫn đòi hỏi một phân lời cao hơn lãi suất LIBOR tới vài trăm điểm (2,00% chẳng hạn) thì người ta phải thấy là thiên hạ vẫn còn lo sợ, nên khi cho vay trong một hạn kỳ chỉ có ba tháng mà vẫn đòi mức lời cao hơn... Khoản sai biệt ấy, thuật ngữ chuyên môn gọi là "spread" có nghĩa là thị trường tín dụng vẫn chưa yên tâm, còn sợ rủi ro.
Chuyện ấy xảy ra vào đầu tháng 11. Yếu tố rủi ro là một động lực giải thích vì sao thị trường chứng khoán vẫn cứ tuột giá, mặc dù dân Mỹ đầy trí tuệ đã bầu lên một vị cứu tinh rực sáng như Barack Obama!
Đấy là lúc Obama phải học lại bài học của Bill Clinton hay James Carville, rằng chính trường chẳng sai khiến được thị trường và lãnh đạo anh minh vẫn chưa bằng "bọn buôn trái phiếu chết tiệt" ("the fucking bond traders", theo ngôn ngữ huê dạng của Tổng thống Bill Clinton....)
Thế rồi một buổi chiều....
Một tháng sau thôi, một chuyện rất lạ vừa xảy ra.
Hôm mùng chín vừa qua, trong phiên bán đấu giá công khố phiếu Mỹ (trái phiếu do Chính quyền Hoa Kỳ phát hành), giới đầu tư trên thế giới đã ào ào mua vào, với phân lời rất bèo - lãi suất không phần trăm - nghĩa là phân lời âm, còn thấp hơn tỷ lệ mất giá của đồng bạc! Xin viết lại cho rõ: trong khi Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng tài chánh và suy trầm kinh tế, trong khi khi bậc cứu tinh sáng thế Obama chưa tạo ra phép lạ - lại còn đang dính chấu về chuyện mua quan bán tước ở tiểu bang Illinois - giới có tiền trên thế giới đã xếp hàng cho Mỹ vay tiền.
Mà không cần lời!
Chuyện rất lạ!


Trong cả năm dài tranh cử, dân Mỹ - và truyền thông ngu ngơ của Mỹ lẫn mấy tay thông ngôn Việt Nam - dông dài nói về sự thoái trào của Hoa Kỳ vì khủng hoảng, tổng khủng hoảng, vì Bush, vì này, vì nọ. Quả nhiên là nước Mỹ khó khá! Nhưng, bên kia sông vẫn chưa là ánh mặt trời.
Sau khi tung hô Obama và ban phát cho Hoa Kỳ nhiều lời dạy bảo vàng ngọc, Âu Châu cũng tự trôi vào khủng hoảng và sẽ còn chìm rất sâu ở dưới đó. Việc đồng Euro sẽ truất ngôi thống trị của đồng Mỹ kim chỉ là giấc mơ hão huyền.
Gương mẫu của Mỹ với mấy lý thuyết quản trị X, Y, Z linh tinh, Nhật đang lùi vào suy trầm, lần thứ sáu trong 18 năm. Vì lãi suất quá hạ, giới đầu tư xứ này đem tiền ra ngoài kiếm lời trong khi khối lượng quốc trái của Nhật đã vượt mọi kỷ lục cổ kim và mỗi tuần Tokyo lại thông báo một mức suy trầm nặng hơn. Hôm mùng 10 tháng 12, khi Ngân hàng Thế giới vừa công bố phúc trình về viễn ảnh kinh tế Đông Á với những dự báo vẫn còn lạc quan - như thường lệ - về kinh tế và ngoại thương Trung Quốc, Bắc Kinh thú thật là lần đầu tiên từ bảy năm nay, xuất cảng của họ bị sụt. Hoa Lục đã hạ lãi suất, bơm tiền kích cầu và áp dụng mọi biện pháp cấp cứu cổ điển mà không tránh nổi chu kỳ thoái trào. Và chưa rõ là có thoát khỏi động loạn xã hội hay chăng.
Trong khi ấy, cả thế giới và nước Mỹ chỉ nói về khủng hoảng Hoa Kỳ!
Vậy mà khi Mỹ chìa tay xin vay, thiên hạ xếp hàng đưa tiền mà khỏi tính tiền lời. Các con buôn trái phiếu vốn không ưa làm chuyện phước thiện mà nay lại bấm bụng cho vay theo kiểu lỗ lã như vậy thì không phải vì yêu nước Mỹ. Họ suy tính cho kỹ thì thấy Mỹ vẫn là nơi có thể trao thân gởi phận. Thà không có lời còn hơn là mất sạch vốn!
Trong kinh doanh, ngoài lợi nhuận thì ai cũng phải nghĩ tới vế đối của vấn đề: mức an toàn. Thí dụ gần gũi là đầu tư vào Việt Nam: có lời rất cao nếu có quan hệ tốt. Nhưng quan hệ ấy là chuyện phù du và rủi ro mất vốn mới là thực tại phổ biến!
Vậy mà chuyện cho Chúa Chổm Hoa Kỳ vay tiền mà khỏi cần lấy lời chưa là chuyện ly kỳ nhất. Ly kỳ hơn cả là chuyện bên trong. Lại xin một chút chuyên môn nữa, xin độc giả thông cảm.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã kịch liệt cắt giảm lãi suất liên ngân hàng (lãi suất ngắn gạn các ngân hàng cho nhau vay) để giảm bớt phí tổn vay mượn hầu kích hoạt thị trường tín dụng và kích cầu kinh tế. Lãi suất ấy nay đã sát tới xương, hạ thấp hơn thì sẽ thành lãi suất âm. Nhật Bản đã thi hành loại biện pháp ấy trong 10 năm, từ 1991 đến 2002 mà không thoát khỏi nạn giảm phát, hàng họ xuống giá mà vẫn ế. Nguy cơ giảm phát khiến người ta nói đến hiện tượng "bẫy xập tiền tệ": tiền có sẵn mà không ai dám xài và hạ lãi suất cũng vô dụng như đẩy một sợi dây.
Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bèn áp dụng một bài bản bất thường là in thêm tiền và đem tiền đó bơm thẳng vào doanh nghiệp, hoặc mua trái phiếu. Đó là giải pháp Nhật đã áp dụng từ 2002 đến 2006 và họ gọi là - xin lỗi - "lượng đích kim dung hoãn hoà chính sách" - nôm na kiểu Mỹ là "quantitative easing", hoặc gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ một cách có định lượng. Nghĩa là sau khi điều chỉnh tiền tệ bằng "phẩm" là hạ lãi suất, và nói trước là sẽ giữ lãi suất ở mức rất thấp đó mà không xong thì nay họ điều chỉnh bằng lượng. Là in thêm tiền bơm thẳng vào kinh tế.
Giải pháp quái đản ấy tất nhiên có rủi ro gây ra lạm phát, ai cũng nói vậy. Giới hữu trách Mỹ cũng mong thế, mong là dân chúng sợ nạn lạm phát làm tài sản mất giá nên vội đem ra xài!
Chuyện ấy có gì là ly kỳ"
Ly kỳ ở một khía cạnh rất chướng. Đồng Mỹ kim là ngoại tệ được sử dụng phổ biến trên thế giới và nhiều quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn thường giữ đa số tài sản ấy của họ dưới dạng đô la. Bây giờ, Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng nên lẳng lặng in thêm tiền ra cứu nguy kinh tế. Thuần về lý thuyết, khi in bạc ra xài thì đồng bạc tất nhiên mất giá, tài sản bằng Mỹ kim của các đại gia thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản hay khối Á Rập bán dầu tất nhiên cũng mất giá. Nếu như vậy, tất nhiên họ phải bán Mỹ kim đi để mua cái gì khác cho khỏi lỗ.
Nhưng mua cái gì bây giờ" Việc họ dồn tiền vào mua Công khố phiếu Mỹ cho thấy là đồng bạc xanh của Mỹ có thể như nhuốm màu cỏ úa, mà vẫn còn xanh hơn nơi khác!
Luân lý ngược ngạo của câu chuyện này, ta có thể tìm thấy tại... Las Vegas.
Bước vào sòng bạc, ta đưa chủ sòng một nắm tiền tươi để đổi lấy đồng "phỉnh" - ai nghĩ ra chữ này là người cực kỳ thông minh! - là những đồng sầu, đồng "chips". Bây giờ, chủ sòng thua bạc quá đậm nên định lại giá trị của đồng phỉnh: "từ nay, đồng xanh trị giá trăm bạc này chỉ còn năm chục thôi nhá!" Tại Las Vegas, ta còn có thể chạy qua sòng bên để thử thời vạn và khỏi bị mất tiền oan như vậy. Trên thị trường toàn cầu, ta còn sòng nào khác hay không"
Cho hay, Chúa Chổm mắc nợ vẫn có quyền chơi cha và cả thế giới đang xúm vào cứu lấy sòng bạc của Chú Sam. Các con buôn trái phiếu hiểu ra điều ấy hơn nhiều vị lãnh tụ anh minh ở trên đời. James Carville nói không sai!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.