Hôm nay,  

Năm Tý Nói Chuyện Chuột

08/02/200800:00:00(Xem: 7254)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

- Tô Vũ (USA)

 

Nếu có quý vị nào cắc cớ đố tôi: “Tôi đố ông trên đời này có con vật nào bao gồm những đặc tính sau đây:

 

Thứ 1.  Bị người ta cho là dơ dáy gớm ghiếc nhất"

 

Thứ 2.  Bị gán cho là tác nhân truyền bệnh đã giết hại hàng triệu sinh linh một thời"

 

Thứ 3.  Đáng ghét nhất vì nó phá hoại mùa màng, nhà cửa vật dụng"

 

Thứ 4.  Nhưng cũng chính con vật đó lại được một số người ưa thích nhất"

 

Thứ 5.  Nhân loại mang ơn nhất"

 

Thứ 6.  Một số người tôn thờ nhất"

 

Thứ 7.  Và hàng triệu người hiện nay trên thế giới lại dùng tên của nó trong nghiệp vụ thông tin"”

 

Tôi xin mạnh dạn thưa ngay:   “Đó là con chuột ạ!”

 

Quý vị không tin sao" Để tôi xin kể hầu quý vị nghe nhé:

 

Thứ 1. Nói đến chuột hầu hết người ta hình dung ngay đến một sinh vật bé nhỏ hôi hám gớm ghiếc, có đôi mắt đen hau háu như hai hạt đậu, lóng lánh như sao, đôi tai lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng, gương mặt lúc nào cũng khẩn trương, hễ động tịnh một chút gì thì tam thập lục kế tẩu vi là thượng sách. Tối ngày thì chui rúc trong khe, dưới cống, mình mẩy lông lá chả mấy gì đẹp, nhác thấy là đã không có thiện cảm rồi. Hầu hết các bà các cô đều sợ, đều gớm chuột. Nhiều bà thấy nó là đã nhảy nhổm ngay lên giường lên ghế miệng la hét ầm lên, cũng lắm bà chết giấc vì bị nó nhảy trúng phải vào người! Đó là các chú chuột nhắt, còn các chú chuột cống thì ngược lại đi đứng chậm chạp, quờ quờ quạng quạng ì ạch  từ dưới cống đi lên mình mẩy ướt át hôi thối, ít ai có ý muốn đến gần chứ đừng nói chi đến bồng ẳm vuốt ve, ngoại trừ những con chuột bạch người ta nuôi để bán trong các tiệm thú vật (pets store).

 

Thứ 2. Nên nói tới chuột là ai cũng nhăn mặt le lưởi và liên tưởng ngay đến một con vật trung gian truyền bệnh dịch hạch! Vào thế kỷ thứ 13, những con chuột cống màu đen, nâu đã theo các thương thuyền từ châu Á đến châu Âu và bị nghi cho là thủ phạm gây ra bệnh dịch hạch khủng khiếp đã cướp đi mạng sống của trên 25 triệu người (1/4 dân số địa cầu lúc đó!) Hiện nay chuột cũng là thủ phạm đã gây ra trên 20 chứng bệnh!"

 

Thứ 3. Vâng, thiên hạ căm ghét nhất vì hể mấy con chuột đó mà lẻn vào nhà được thì ôi thôi quần áo, vật dụng, thứ gì gặm nhấm được là mấy chú thử này xơi tuốt luốt. Xơi xong còn để lại tặng cho gia chủ những hạt phân rơi rãi khắp nơi. Tối tối lại đú đỡn rượt bắt nhau trên trần nhà sột soạt cả đêm làm cho gia chủ ngủ không yên, đến phải rinh chú mèo về để mà rượt chúng qua nhà hàng xóm…Hận nhất là nhà nông và các rẫy khoai, rẫy bắp. Nếu lơ là với chú Tý nhà ta thì có ngày cơ ngơi cơ nghiệp đến trắng tay chớ chẳng phải chơi đâu!

 

Thứ 4. Thế mà trái lại trên thế giới này có nhiều nơi thiên hạ vẫn xơi thịt chuột đều đặn đó quý vị ạ. Xơi một cách thích thú và thỏa mãn vô tư nữa kia!  Hãy khoan nghỉ đến những bộ lạc bán khai hay những nước chậm tiến thiếu ăn. Không đâu, ngay cả đến những nước tiền tiến văn minh người ta cũng ăn thịt chuột như thường. Chẳng hạn như ở miền Nam nước Pháp có những món chuột đồng chiên bơ. Ở Nam Mỹ có giống chuột to bằng bắp chuối, người ta cạo lông làm ruột xẻ đôi cho vào chão chiên vàng béo ngậy gọi là Guinea pig. Ở nước ta sau mùa lúa chín là mùa chuột đồng, con nào con nấy mập ú chỉ có việc hun khói vào hang là kéo mấy chú ra đem về tha hồ làm đủ món chuột! Có người còn bắt cả một ổ chuột lúc nhúc đầy một đám chuột con da dẻ còn nhăn nhiu như da con nít mới sinh đỏ hỏn đem về ướp bột chiên dầu…Những trự lưu linh tha hồ nhâm nhi nhấm nháp với món thịt chuột chén chú chén anh ngất ngưỡng đến say khướt cò bợ, miệng vẫn còn lãi nhãi: “Cho tớ thêm một con Tí nhé..” 

 

Thứ 5. Ngoài vấn đề ẩm thực ra trên phương diện y khoa, trái lại chuột rất hữu ích cho nhân loại, chúng giúp các nhà khoa học thử phản ứng của thuốc, cung cấp máu chuột để lấy tế bào máu nuôi cấy thí nghiệm về hệ miễn dịch, hiến dâng não chuột làm vắc xin phòng bệnh rabbies (một chứng bệnh dại ) cũng nhờ nó mà khoa học đã tìm ra được nhiều loại thuốc để chữa trị nhiều tật bệnh cho con người. Họ miệt mài đêm ngày trong phòng thí nghiệm dùng chuột thử hết thuốc này đến thuốc khác vì cơ thể chuột có một bộ gien (gene) 90% giống như bộ  gien của con người.

 

Thứ 6. Chuột cũng còn bàng bạc trong tôn giáo nữa. Ở một nơi bên Ấn độ người ta có nguyên một đền thờ để thờ chuột vì cho rằng chuột trong đền thờ đó là hiện thân của những linh hồn tiền nhân đã quá vãng đang ở trong kiếp chuột. Người ta cung kính với những con chuột trong đền thờ, cho chuột ăn ngon và còn cho uống cả sữa! Lắm người cùng ăn và uống một thức ăn uống với chuột, để tỏ lòng cung kính và không bao giờ họ dám dẩm lên các chú chuột ấy. Và,

 

Thứ 7. Cuối cùng người viết xin thêm vào một loại chuột nữa: chuột ảo. Đó là con chuột của máy điện toán. Không biết do ngẫu nhiên hay cố ý, người chế ra máy điện toán này lại đặt cho nó một cái tên rất lý thú “mouse” con chuột..!(*) Chắc vì hình dạng nó giống con chuột thiệt, cũng có đầu có đuôi (sợi giây đính vào máy) và khi click lên “ISP” để vào mạng (internet) thì cũng nghe tiếng rít the thé như chuột rúc vậy. Ai bảo con chuột  không đáng yêu nào" Hàng triệu người đang dùng máy điện toán trên khắp hoàn cầu chỉ cần nhắp chuột một cái thì đã liên lạc được với bao nhiêu mạng lưới trên toàn cầu, đem lại sự thích thú hữu dụng vô cùng cho bao người" Viết xong bài này, người viết sẽ cố chạy ra tiệm bán thú vật (pets store) mua  ngay cho được một con chuột bạch về mà nâng niu cho hã dạ trong 3 ngày Tết năm Tý, mặc dầu bà xã có cho là ông này sắp trèo lên giây điện thì cũng vui được một mùa Xuân!...

 

Tô Vũ USA

 

(*) Cám ơn nhà văn Cam Li NTMT đã gợi ý cho bài viết này..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.