Nhà nước Việt Nam lại bị quốc tế lên án vi phạm nhân quyền.
Bản Thông Cáo Báo Chí từ Paris hôm 27-5-2013 cho biết rằng tại Hội nghị lần thứ 38 ở Istanbul, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tố cáo Hà Nội giam cầm các nhà bất đồng chính kiến, sử dụng án tử hình, vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận, và kêu gọi LHQ bác bỏ đơn xin của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền là tổ chức nhân quyền ra đời tại Pháp năm 1922 đầu thế kỷ XX, hiện đang họp Hội nghị lần thứ 38 tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 23 đến 28.5.2013.
Bản tin cho biết, 400 nhà bảo vệ Nhân quyền đại diện 178 tổ chức Phi chính phủ của 138 quốc gia Á châu, Phi châu, Bắc và Nam Mỹ châu về phó hội. Chủ đề hội nghị lần này là «Chuyển tiếp chính trị và Nhân quyền – Kinh nghiệm và thách thức».
Ngoài những tổ chức Phi chính phủ, còn nhiều nhân vật quốc tế tham dự, lên tiếng hay thuyết trình như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gl, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Besir Atalay, Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế Song Sang Hyun, Đại diện đặc biệt Nhân quyền của Liên Âu Stavros Lambrinidis, Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình Iran bà Shirin Ebadi, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Quyền thực phẩm Olivier de Schutter, v.v…
Ông Võ Trần Nhật, Tổng thư ký Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đại diện cho phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị, đã trình bày tình trạng đàn áp nhân quyền và, tôn giáo ngày càng tồi tệ, mà điển hình là vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Văn Kha hôm 16.5, v.v… Sau khi lắng nghe, Hội nghị đã đồng thanh thông qua «Nghị quyết khẩn về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam».
«Nghị quyết khẩn về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam» kêu gọi trả tự do tức khắc cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải cùng các nhà bất đồng chính kiến khác.
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng tố cáo qua Nghị quyết sự kiểm duyệt truyền thông, kể cả các đài truyền hình ngoại quốc, hay sử dụng án tử hình và phương pháp hành hình.
Đặc biệt Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền lên tiếng kêu gọi LHQ không chấp nhận đơn xin của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ trong kỳ họp tháng 9 năm nay tại Đại hội đồng LHQ ở New York.
Bản Thông Cáo Báo Chí ghi lại Nghị quyết với bản dịch, trích như sau:
“...Tố cáo, chính sách kiểm duyệt của nhà cầm quyền Việt Nam và đàn áp hung bạo (công an tấn công, sách nhiễu, các phiên tòa giả trá) đã tạo nên một bầu khí sợ hãi khiến người dân không dám lên tiếng, và ngăn chận luồng thông tin tự do bằng cách áp đặt kỹ thuật hay văn hóa mệnh lệnh, như trường hợp bó buộc phải diễn dịch các kênh thông tin ra tiếng Việt;
Kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả công dân bị cấm cố vì lý do hành xử ôn hòa và chính đáng các quyền cơ bản của họ, như trường hợp nhà lãnh đạo Phật giáo Thích Quảng Độ, các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha;
Thúc đẩy Việt Nam hợp tác chân thành với LHQ để thăng tiến Quyền con người, đặc biệt mời các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, đặc nhiệm bảo vệ người đấu tranh bảo vệ nhân quyền đến thăm Việt Nam ; chuyện ưu tiên là Việt Nam phải thực hiện lời mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo bằng cách công bố thời điểm cho Báo cáo viên đến Việt Nam;
Tố cáo Việt Nam lăm le xin một ghế ngồi tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2014, hoàn toàn trái chống với kỷ lục vi phạm nhân quyền cực kỳ xấu và tồi tệ, và thúc đẩy Đại Hội đồng LHQ bác bỏ đơn xin của Việt Nam;
Kêu gọi Liên Âu yêu sách Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền; đặc biệt Liên Âu tiến hành đánh giá tác động nhân quyền của Việt Nam trước khi tiếp tục thương thảo việc ký kết Hiệp ước Tự do Kinh doanh Liên Âu – Việt Nam.”
Bản Thông Cáo Báo Chí từ Paris hôm 27-5-2013 cho biết rằng tại Hội nghị lần thứ 38 ở Istanbul, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tố cáo Hà Nội giam cầm các nhà bất đồng chính kiến, sử dụng án tử hình, vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận, và kêu gọi LHQ bác bỏ đơn xin của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền là tổ chức nhân quyền ra đời tại Pháp năm 1922 đầu thế kỷ XX, hiện đang họp Hội nghị lần thứ 38 tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 23 đến 28.5.2013.
Bản tin cho biết, 400 nhà bảo vệ Nhân quyền đại diện 178 tổ chức Phi chính phủ của 138 quốc gia Á châu, Phi châu, Bắc và Nam Mỹ châu về phó hội. Chủ đề hội nghị lần này là «Chuyển tiếp chính trị và Nhân quyền – Kinh nghiệm và thách thức».
Ngoài những tổ chức Phi chính phủ, còn nhiều nhân vật quốc tế tham dự, lên tiếng hay thuyết trình như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gl, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Besir Atalay, Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế Song Sang Hyun, Đại diện đặc biệt Nhân quyền của Liên Âu Stavros Lambrinidis, Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình Iran bà Shirin Ebadi, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Quyền thực phẩm Olivier de Schutter, v.v…
Ông Võ Trần Nhật, Tổng thư ký Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đại diện cho phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị, đã trình bày tình trạng đàn áp nhân quyền và, tôn giáo ngày càng tồi tệ, mà điển hình là vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Văn Kha hôm 16.5, v.v… Sau khi lắng nghe, Hội nghị đã đồng thanh thông qua «Nghị quyết khẩn về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam».
«Nghị quyết khẩn về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam» kêu gọi trả tự do tức khắc cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải cùng các nhà bất đồng chính kiến khác.
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng tố cáo qua Nghị quyết sự kiểm duyệt truyền thông, kể cả các đài truyền hình ngoại quốc, hay sử dụng án tử hình và phương pháp hành hình.
Đặc biệt Liên Đòan Quốc tế Nhân quyền lên tiếng kêu gọi LHQ không chấp nhận đơn xin của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ trong kỳ họp tháng 9 năm nay tại Đại hội đồng LHQ ở New York.
Bản Thông Cáo Báo Chí ghi lại Nghị quyết với bản dịch, trích như sau:
“...Tố cáo, chính sách kiểm duyệt của nhà cầm quyền Việt Nam và đàn áp hung bạo (công an tấn công, sách nhiễu, các phiên tòa giả trá) đã tạo nên một bầu khí sợ hãi khiến người dân không dám lên tiếng, và ngăn chận luồng thông tin tự do bằng cách áp đặt kỹ thuật hay văn hóa mệnh lệnh, như trường hợp bó buộc phải diễn dịch các kênh thông tin ra tiếng Việt;
Kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả công dân bị cấm cố vì lý do hành xử ôn hòa và chính đáng các quyền cơ bản của họ, như trường hợp nhà lãnh đạo Phật giáo Thích Quảng Độ, các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha;
Thúc đẩy Việt Nam hợp tác chân thành với LHQ để thăng tiến Quyền con người, đặc biệt mời các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, đặc nhiệm bảo vệ người đấu tranh bảo vệ nhân quyền đến thăm Việt Nam ; chuyện ưu tiên là Việt Nam phải thực hiện lời mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo bằng cách công bố thời điểm cho Báo cáo viên đến Việt Nam;
Tố cáo Việt Nam lăm le xin một ghế ngồi tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2014, hoàn toàn trái chống với kỷ lục vi phạm nhân quyền cực kỳ xấu và tồi tệ, và thúc đẩy Đại Hội đồng LHQ bác bỏ đơn xin của Việt Nam;
Kêu gọi Liên Âu yêu sách Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền; đặc biệt Liên Âu tiến hành đánh giá tác động nhân quyền của Việt Nam trước khi tiếp tục thương thảo việc ký kết Hiệp ước Tự do Kinh doanh Liên Âu – Việt Nam.”
Gửi ý kiến của bạn