Hôm nay,  

Việt Kiều “Oan” Không Quyền Khiếu Kiện? (2)

12/12/200700:00:00(Xem: 6928)

Chưa xét xử: Nguyễn Quốc Quân là việt kiều oan hay tù nhân" (Hình minh họa số 3)

II/- Việt kiều oan không quyền khiếu kiện:

Cụm từ này không phải là một phát kiến mới mẻ về mặt ngôn từ, mà thực tế đã hình thành và thai nghén từ nhiều năm nay, kể từ lúc nhà nước ưu ái nâng cấp thành phần “ddĩ, điếm, cặn bã xã hội” thành khúc ruột ngàn dặm, nhà nước trải thảm đỏ đón rước Việt kiều đem đô la và chất xám về nước, nhà nước vui thì cho sống, buồn thì bắt giam, tù đày hay trục xuất vô tội vạ, không ai được quyền thưa kiện, nên đã ngấm ngầm hình thành cụm từ này nhằm thi đua với “dân oan khiếu kiện” như đã trình bày ở phần 1. Để rõ ràng hơn, nhóm từ này sẽ được phân tích theo khía cạnh pháp luật như sau:

1)- Chữ “Việt kiều”: trong bài viết này được sử dụng cho ngắn gọn thật ra không được hoàn chỉnh lắm theo văn bản nhà nước Việt Nam, thế nhưng dù cách gọi như thế nào cũng là sự diễn tả những lớp người Việt sống ngoài lãnh thổ địa dư Việt Nam với bất cứ lý do gì như là:

- Du học rồi ở lại

- Vượt biên bằng ghe tàu, đường bộ, kể cả bằng máy bay qua hồ sơ giả.

- Xuất ngoại chính thức theo chương trình nhân đạo ODP, HO, con lai....

- Lao động trả nợ chiến tranh tại các nước XHCN cũ

- Thành phần ly khai hay chống đảng

- Osin, làm cô dâu... ngoại tộc

Nội dung từ Việt kiều cũng được thay đổi theo thời gian như là kẻ phản quốc bán nước, chống phá quê hương, việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm, nay có danh xưng chính thức là người Việt Nam ở nước ngoài.

Hầu như toàn bộ việt kiều đều sinh sống tại các xứ tư bản, hiếm khi nghe được tiếng nói của việt kiều sống tại các thiên đường XHCN còn sót lại trên trần gian như là Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên.

Nếu đã sống tại các nước tư bản, ắt rằng việt kiều được hưởng đầy đủ các quyền tư do cá nhân như là tự do ngôn luận, báo chí, hội họp đi lại, quyền tư hữu được luật pháp bảo vệ, và sự an toàn bản thân, không ai có thể vô cớ phải chịu sự bắt bớ giam cầm, tra trấn tù đày... Và thực tế những quyền tự do căn bản này được tôn trọng thật sự.

2)- Chữ “oan”: ở đây được dùng khi so sánh thân phận việt kiều khi về nước với lúc sống tại hải ngoai. Trước hết, cũng nên tìm hiểu quyền lợi của việt kiều qua hiến pháp và pháp luật: Theo điều 75 HP

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”

Phải chú ý rằng: Hiến pháp không có điều khoản nào qui định việt kiều về nước được hưởng mọi quyền tự do cá nhân như người dân trong nước.

Nếu thực tế người dân trong nước đã không được hưởng các quyền tự do minh thị trên hiến pháp, thì Việt Kiều thì còn “khuya” mới được hưởng các quyền đó. Người dân bị mất tự do, bị cướp bóc tài sản, giam cầm vô tội vạ thì Việt kiều lấy gì bảo đảm không lâm vào cảnh đó"

Điều 81 HP. ghi rõ:

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Như vậy người Việt Nam ở nước ngoài cũng được giải thích như người nước ngoài vậy. chỉ có quyền tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tất nhiên các quyền lợi này sẽ bị hạn chế theo những văn bản dưới luật, hiện nay chưa ban hành, có nghĩa là Việt Kiều không có quyền gì cả. Kể cả quyền sơ đẳng nhất là quyền tư hữu tài sản do thừa kế, tặng dữ hay mua bán tại Việt Nam vẫn còn bàn thảo trên giấy chứ chưa đi vào thực tế.

Bởi thế, với bất cứ một lý do nào đó, Việt kiều trở về quê hương dù muốn hay không cũng phải chấp nhận tình trạng hiểm nguy là sẽ phải trở thành “việt kiều oan” cho đến khi rời khỏi Việt Nam. Đó là một thực tế được chứng minh cụ thể như sau:

a)- Quyền tự do cá nhân bị tước đoạt: Việt kiều trở về quê hương muốn được an toàn phải biến mình làm:

- Người đui, thấy sự trái tai hay bất công xã hội thì xem như không thấy.

- Người điếc, nếu có nghe người dân chửi rủa cũng đừng có nghe theo kẻo ốm đòn.

- Người câm, có miệng nói nhưng phải làm người câm, nếu là người viết sách báo thì nên dẹp bỏ cây viết đi vì không có đất dụng võ.

- Người què, đi đâu phải khai báo rõ ràng dù đó là nơi đã sinh ra và lớn lên. Nhất là đừng tới những nơi có vấn đề nhạy cảm. Để khỏi mang họa vào thân.

Từ một con người hoàn chỉnh với đầy đủ quyền tự do cá nhân phải trở thành một người “phế thải” đui, điếc, câm què, khi về thăm quê mà không được một lời phản kháng như vậy có oan ức hay không"

b)- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Quyền này đương nhiên bị tước đoạt khi việt kiều đặt chân đến Việt Nam, vì công an có quyền bắt giữ giam cầm, tra tấn hay trục xuất mà không cần viện dẫn lý do. Công an cũng có thể nại dẫn một lý do vu vơ nào đó để ghép tội khủng bố như trường hợp Đỗ Thành Công. Đặc biệt công an bắt giữ người mà không cần phải theo trình tự pháp luật của bộ luật hình sự tố tụng Việt Nam như là:

- Khi việt kiều bị bắt, công an có trách nhiệm phải thông báo cho thân nhân, và cho cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tại địa phương trong thời gian sớm nhất, thực tế công an Việt Nam chẳng những không làm việc này, mà thậm chí khi có yêu cầu chính thức của lãnh sự quán, công an cũng không thèm trả lời ngay như trường hợp những thành viên Việt Tân mới bị bắt vừa qua.

- Theo luật pháp của nước ngoài và cả Việt Nam, người bị bắt có quyền nhờ luật sư bảo vệ từ giai đoạn điều tra, thế nhưng tại Việt Nam, công an cấm cửa luật sư can thiệp, lãnh sự quán cũng chẳng làm được gì ví dụ như trường hợp Đỗ Thành Công đã yêu cầu ls. Nguyễn Văn Đài dự sư ngay sau khi bị bắt, nhưng đã bị từ chối.

- Công an Việt Nam cũng có quyền trục xuất bất cứ ai mà không cần thông báo lý do ví du như trường hợp gs. Nguyễn Ngọc Tuấn ở Úc

http://www.danchimviet.com/php/modules.php"name=News&file=article&sid=2478

c)- Quyền bất khả xâm phạm về tài sản và đời tư cá nhân: Việt kiều về nước luôn luôn phải đối phó với tình trạng rủi ro như là tài sản bị cướp đoạt bất cứ lúc nào, điển hình vụ án Trịnh Vĩnh Bình hay vụ án một việt kiều Mỹ mở trường dạy học tại Hà Nội vừa qua.

Điểm chú ý ở đây sự cướp đoạt tài sản công khai này của đảng và nhà nước Việt Nam không dựa trên luật pháp cũng không dựa trên nhân thân việt kiều cho dù họ là loại người có công với cộng sản hay không. Trường hợp Trần Trường một đảng viên từng được đảng csvn ca tụng như một anh hùng qua hành động treo cờ và hình ảnh Hồ Chí Minh giữa phố Bolsa, bị cộng đồng tẩy chay, vợ chồng Trần Trường gom hết tài sản cùng gia đình về Đồng Tháp đào ao nuôi cá phát triển kinh tế theo lời kêu gọi của đảng qua nghị quyết 36. Cá nuôi lớn đến lúc thu hoạch, chính quyền địa phương cướp trắng sạch sành sanh, trở thành trắng tay, vợ con điên loạn, hiện có cuộc sống xa lánh hẳn mọi người như con chó ghẻ. Đây là nhân chứng sống chứng minh sự thật này.

Ngoài ra bí mật thư tín, e-mail công an ngang nhiên đột nhập, đọc công khai không cần phải che dấu gì cả qua vụ án Đỗ Thành Công là một minh chứng.

d)- Giá trị nhân phẩm của Việt kiều bị công khai chà đạp:

Thật vậy theo Điều 9. của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trên thực tế, một khi công an với bất cứ một lý do vu vơ nào đó bắt người, liền cho mặc áo tù , công khai đưa lên báo chí chửi rủa, thóa mạ, sỉ nhục giá trị nhân phẩm của họ một cách vô tội vạ mà chính cá nhân này hay những người liên quan không được quyền tranh cãi hay đính chính. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vừa mới bị bắt chưa xét xử đã bị ép buộc mặc áo tù, chụp hình đưa lên báo Sài Gòn Giải Phóng chửi rủa là một thực tế.

Hình minh họa số 3

Như vậy những người Việt nào đã bỏ nước ra đi vì bất công oan ức, từng bị cướp đoạt tài sản trong quá khứ nay trở về cũng sẽ chịu oan khiên một lần nữa. Oan khiên chồng chất lên oan khiên. Biết bao giờ mới chấm dứt"

3)- “Không quyền khiếu kiện”: Theo điều 74 HP

Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước.

Hiến pháp không có qui định Việt Kiều có quyền khiếu kiện hay tố cáo việc làm sai trái nhà nước. Do đó trên nguyên tắc việt kiều không có quyền kiện nhà nước Việt Nam, ngoại trừ một điều ghi rõ trên văn bản pháp quy rằng:

Nghị định 97/2006/ND-CP ngày 15/9/2006 Quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính. Điều 21 ghi rõ:

“Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam về khiếu nại, tố cáo.”

http://www.vietnam.gov.vn/vanbanpq/lawdocs/ND97CP.DOC"id=16416

Điều lệnh này là một lối chơi chữ gian manh của csvn, thử hỏi khi việt kiều đã bị trục xuất rồi thì đâu còn cơ hội trở vào Việt nam để khiếu kiện trong thời gian hạn định 90 ngày theo luật định. Làm sao việt kiều có thể xin được visa trở về Việt Nam khiếu kiện"

Ngoài trường hợp bị trục xuất oan sai, không có điều luật nào cho phép việt kiều thưa kiện nhà nước Việt Nam dù với bất cứ hình thức nào khác.

Nếu việt kiều khởi kiện tại ngoại quốc sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế ví dụ: vụ án Trịnh Vĩnh Bình có chứng cứ đầy đủ, có giá trị cao, bản thân người khiếu kiện phải có tiền và có thế lực. Số tiền ký quỹ án phí khởi đầu vụ kiện là một vấn đề lớn cho những việt kiều từng bị tán gia bại sản sau khi bị oan khiên tại Việt Nam. Ngoài ra do qui chế đặc miễn tài phán ngoại giao, việt kiều rất khó thưa kiện nhà nước Việt Nam về bất cứ tội danh nào khác ngoài vụ kiện tranh chấp tài sản lớn nói trên. Đỗ Thành Công một người bị tống xuất sau khi bị giam giữ oan sai 38 ngày cũng không thể khởi tố nhà nước Việt Nam được một cách hiệu quả là một minh chứng.

Một điều rất quan trọng mà ít ai chú ý đến, là bộ luật hình sự Việt Nam số 15/1999/QH0 công bố ngày 04/01/2000 qua điều 91 như sau:

Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2. Người tổ chức, người cưỡng ép, người xúi giục thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Đến đây sự gian mạnh của csvn được thể hiện thêm một lần nữa như sau:

- Nếu bạn trốn ra nước người với bất cứ lý do gì đều có thể bị tù bởi điều luật này. Bình thường nhà nước vui thì thôi, chứ buồn tình giở điều luật này ra thì không ai tránh khỏi tù tội.

- Điểm chú ý là điều luật này nằm trong chương XI không được tính thời hiệu miễn trừ theo điều 24 của chính bộ luật hình sự này

“Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.”

- Có nghĩa là một người vượt biên cho dù trên 50 năm vẫn có thể trở thành việt kiều oan bị truy tố cướp đoạt tài sản và giam cầm theo điều luật này.

- Đây chính là cái gươm kề cổ hay là án tù đang treo lòng thòng trên đầu bất cứ việc kiều nào đã sinh sống ở nước ngoài mà không có phép xuất cảnh hợp lệ của nhà nước Việt Nam trong quá khứ.

- Cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào ân xá hay miễn chế tài luật pháp cho những người bỏ nước ra đi, tất cả việt kiều đều có thể bị chế tài theo điều 91 luật hình sự này.

Tóm lại, bất cứ một người Việt Nam trở về thăm quê hương đều phải trở thành việt kiều oan và có thể bị tù hay bị tước đoạt tại sản bất cứ lúc nào (không có ngoại lệ) theo đúng tinh thần hiến pháp và luật pháp Việt Nam trong đó kể cả loại luật pháp bất thành văn nữa.

Đến đây sẽ có người phản bác rằng Việt Nam đã ký kết tôn trọng bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và luật pháp quốc tế, thì Việt kiều oan có quyền hưởng các quyền đó. Câu trả lời chính xác là phải nhìn thẳng rõ ràng vào vụ án phúc thẩm Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội ngày 27/11/2007 vừa qua để thấy đảng và nhà nước thông qua tòa án nhân dân tối cáo đã vất tất cả các hiệp ước ký kết này vào sọt rác từ lâu rồi. Như vậy việt kiều oan không thể viện dẫn điều này để hưởng quyền tự do chính đáng cần có của mình (").

Ngoài ra theo bộ luật hình sự Việt Nam số 01/L-CTN ngày 04/01/2000

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Bộ Luật Tố tụng hình sự số: 19/2003/QH11

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

Mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân nước thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Như vậy nếu Việt kiều oan không ở những quốc gia mà Việt Nam đã ký kết hiệp ước tư pháp song phương đều phải bị xét xử theo luật pháp Việt Nam, nghĩa là luật rừng.

Tóm lại qua so sánh dân oan khiếu kiện và việt kiều oan không quyền khiếu kiện đã cho thấy đầy rẫy những nghịch lý, và oan khiên. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào việt kiều oan có thể tự bảo vệ mình khi trở về Việt Nam" đó là chính là nội dung cần giải đáp qua vụ án khủng bố điển hình của Việt Tân vừa mới xảy ra vậy. (còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.