Hôm nay,  

Allah Và Cô Hai Tếch

19/06/200900:00:00(Xem: 8235)

Allah và Cô Hai Tếch
Nguyễn Xuân Nghĩa

Thử Lửa Giữa Hai Thế Lực Vô Hình...
Vụ khủng hoảng tại Iran đã qua đến ngày thứ sáu và chưa có chiều hướng lắng dịu. Kết quả rồi sẽ ra sao, có lẽ chưa ai biết được.
Lãnh tụ Tối cao là Giáo chủ Ali Khameini đã đảo ngược quyết định hấp tấp hôm Thứ Bảy 13 (tuyên bố Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã tái đắc cử "một cách công bằng") khi yêu cầu Hội đồng Bảo pháp cho kiểm lại kết quả bầu cử tại một số đơn vị. Rồi ông chuẩn bị gặp gỡ để dàn xếp với cả ba ứng viên bị thất cử (nguyên Thủ tướng  Mir Hossein Mousavi, nguyên Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Mohsen Rezaie và nguyên Chủ tịch Quốc hội Majilis là Mehdi Karroubi).
Trong hoàn cảnh tin tức không đầy đủ và khó kiểm chứng vì chế độ đã hạn chế thông tin và kiểm soát hoặc trục xuất các thông tín viên ngoại quốc, người ta không thể biết được hiện tình thực tế, kể cả số người biểu tình phản đối, những nơi đã có biểu tình hoặc phản ứng của cảnh sát, quân đội và các đơn vị ưu binh trong Đoàn Vệ binh Cách mạng.
Mặc dù không thể biết rõ tình hình thực tế, những thông tin đầu tiên của năm ngày khủng hoảng dẫn chúng ta đến hai câu hỏi chưa có giải đáp: đây là một vụ khủng hoảng chính trị xuất phát từ bên trong hệ thống lãnh đạo hay là cuộc cách mạng của cả xã hội nhằm thay thế chế độ chính trị"
Nhiều nhà phân tách am hiểu nội tình chính trường Iran có thể thiên về giả thuyết thứ nhất, rằng đây là một vụ khủng hoảng chính trị trên thượng tầng do sự phản đối đồng loạt của nhiều nhân vật có thế lực chống lại Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Các nhân vật này huy động quần chúng để gây ảnh hưởng đến Lãnh tụ Tối cao Ali Khameini, chứ không muốn lật đổ chế độ và tiến hành cách mạng dân chủ.
Ngược lại, nhắc tới tiền lệ là các cuộc cách mạng muôn màu trước đó tại Đông Âu (Serbia, Georgia, Ukraine) hoặc căn cứ trên dư luận của dân Iran lưu vong, đa số truyền thông thì thiên về giả thuyết lạc quan. Họ nhắc đến cuộc cách mạng năm 1979 nhằm lật đổ chế độ quân chủ cùa Quốc vương Reza Pahlavi và dựng lên một chế độ thần quyền của các Giáo chủ. Lần này có thể là một cuộc cách mạng khác để tiến tới một chế độ chính trị dân chủ hơn.
Sự thật có khi sẽ là... cả hai.
Vì kết quả là chuyện giậu đổ bìm leo, các phù thủy đấu phép ở trên lại bị âm binh ở dưới nổi lên lật đổ. Nói cho thi vị, các Giáo chủ đầy quyền uy của đấng Allah vô hình và vô ngôn có thể bị các nàng Hai Tếch vật ngã bằng những phương tiện thông tin cũng vô hình mà đa hiệu.
***
CÁC PHÙ THỦY
Để hiểu rõ nội tình sân khấu chính trị Iran, xin quý độc giả chịu khó tham khảo lại bài viết Thứ Bảy 13 tuần trước trên cột báo này ("Lá phiếu của Allah").
Được Lãnh tụ Tối cao là Giáo chủ Al Khameini đưa ra tranh cử lần trước, với trò gian lận chừng bốn triệu phiếu, Mahmoud Ahamdinejad đắc cử năm 2005. Ông không có chương trình hành động gì cách mạng hơn các chính quyền trước, ngoài ngôn ngữ sắt máu nhuốm bệnh tâm thần. Ahmadinejad muốn Iran lãnh đạo khối Hồi giáo với lý luận phủ nhận sự thật lịch sử là dân Do Thái đã từng là nạn nhân của lò hỏa thiêu Đức quốc xã (chuyện "holocaust"), và nhiều lần chủ trương xoá bỏ quốc gia Israel của dân Do Thái trên bản đồ. Còn việc Iran tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí nguyên tử thì Ahmadinajead chỉ tiếp tục đường lối cũ do... Thủ tướng Mousaivi khởi sự.
Sáng tạo của nhân vật Ahamdinejad là tưởng bở về đà tăng giá dầu khí năm ngoái nên tăng chi quá lớn để lấy tiền mua cuộc dân nghèo và gây lạm phát phi mã (60%), thất nghiệp cao khi dầu thô sụt giá. Chế độ quản lý quá tệ khiến xứ này bị khủng hoảng kinh tế khi dầu thô sụt giá. Và luận điệu hung hăng của ông càng khiến Iran bị cô lập, bị phong toả và càng gặp khó khăn.
Vì vậy, một số nhân vật trong giai tầng lãnh đạo mới đòi đổi ngựa qua cuộc bẩu cử. Họ là những ai"
Trước hết là Giáo chủ Seyed Mohammad Khatami, nguyên Tổng thống Iran qua hai nhiệm kỳ từ 1997 đến 2005. Ông là một học giả thông thái và lãnh tụ tương đối ôn hòa về nội trị - về nội trị thôi - với chủ trương mở rộng thêm quyền tự do cho người dân và cải cách cơ chế chính trị quá sơ cứng bên trong. Hơn một tháng sau khi tuyên bố sẽ ra tái tranh cử tổng thống năm 2009, tháng Ba vừa qua, Khatami bất ngờ quyết định rút lui để ủng hộ người bạn lâu đời và đồng thời là cố vấn của mình, nguyên Thủ tướng Mousavi. Giữa ngần ấy lãnh tụ, Khatami có vẻ cải cách hơn cả và tiếng nói của ông tất nhiên vẫn còn ảnh hưởng.
Trong vụ khủng hoảng sau bầu cử, Khatami chưa công khai phản đối nhưng tất nhiên là đã ngầm vận động cho Mousavi, và tấn công Ahmadinajed rất nặng.
Sau Giáo chủ Khatami là Giáo chủ Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, người có nhiều quyền thế và cả khả năng kế tục Ali Khameini làm Lãnh tụ Tối cao nếu gia đình không bị quá nhiều tai tiếng về tham nhũng. Rafsanjani là người bảo thủ thực tiễn như Mousavi, đã tham gia Cách mạng 1979 từ những ngày đầu và từng là Chủ tịch Quốc hội Majlis rồi Tổng thống hai nhiệm kỳ, từ 1989 đến 1997 và thất cử trước Ahmadinejad trong cuộc tái tranh cử năm 2005 ở vòng hai.
Rafsanjani hiện cầm đầu hai cơ chế trọng yếu: Hội đồng Thường vụ (có trách nhiệm dung hoà quan điểm giữa Quốc hội và Hội đồng Bảo pháp và làm tham mưu chiến lược cho Lãnh tụ Tối cao) và Hội đồng Chuyên gia. Ông là khắc tinh của Ahmadinejad.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Rasfanjani đã gặp riêng Giáo chủ Khameini trong ba tiếng đồng hồ để bàn thế gỡ rối và dù không công khai phản đối kết quả bầu cử, ông là người mà cả nước và cả thế giới theo dõi thái độ vì những tin tức ban đầu được loan truyền là ông đòi từ chức. Rafsanjani mà xuống đường hoặc lên tiếng, hệ thống lãnh đạo Iran có thể đi vào sụp đổ, kéo theo sự nghiệp của chính mình.
Cho tới nay, ông vẫn giữ thế đối lập một cách kín đáo và hợp pháp. Thái độ ấy có thể giải thích chiến lược đấu tranh rất ôn hoà của Mousavi: lật đổ Ahmadinejad mà đừng lật đổ chế độ! Nhưng sau khi con gái ông là Faezed công khai biểu tình ủng hộ ông Mousavi thì hôm 18, thông tấn xã nửa quốc doanh Fars loan tin là tất cả con cái của Giáo chủ Rafsanjani đều không được xuất ngoại! Ngược lại, cũng có tin Rafsanjani đòi triệu tập 86 giáo chủ của Hội đồng Chuyên gia - cơ chế có quyền đề cử Lãnh tụ Tối cao - để khẩn cấp thảo luận về cuộc khủng hoảng.
Sau Khatami và Rafsanjani, có một nhân vật đáng chú ý mà bị lãng quên, là một ông tướng, đó là ứng cử viên Mohsen Rezaie, không là một ứng viên cò mồi để chia phiếu của Mousavi. Từng là Tư lệnh Vệ binh Quốc gia trong 16 năm liền, Rezaie nay là thành viên của Hội đồng Thường vụ.
Trong bảy cơ chế chia nhau quyền lãnh đạo Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo là hệ thống ưu binh siêu hạng, có đủ mọi binh chủng riêng, kể cả quân báo, an ninh, kinh tài và lực lượng hung thần Quds, mũi nhọn của các nhóm khủng bố do Iran yểm trợ. Cơ chế Vệ binh này có toàn quyền sinh sát và chỉ phải tường trình lên Lãnh tụ Tối cao, chứ nằm ngoài quyền kiểm soát hay điều động của Tổng thống hay bộ Quốc phòng, bộ Nội vụ. Những người đang chỉ huy cơ chế này đều đã từng phục vụ dưới quyền của Tư lệnh Rezaie.


Trong cuộc bầu cử, Tướng Rezaie chỉ được 681.851 phiếu và lập tức đứng bên Mousavi để phản đối chuyện gian lận. Cho dù có trên 900 ngàn phiếu như ông khiếu nại, Tướng Rezaie không thể đắc cử so với số phiếu toàn quốc là 39 triệu - điều ấy cũng phần nào nói lên sự e ngại hoặc ác cảm của dân chúng với một tướng lãnh. Nhưng hôm 17, Rezaie công khai trình bày trên Website của mình lá thư phê bình Bộ trưởng Nội vụ về những sai lầm trong luật lệ bầu cử và hăm dọa là nếu không làm cho sáng tỏ, Chính phủ sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử khác! Y như Mousavi, vấn đề hết là đếm phiếu và điều tra mà là bầu cử lại.
Rezaie thuộc xu hướng bảo thủ cực đoan chứ không thực tiễn như Mousavi, nhưng ủng hộ Mousavi ngay từ ngày đầu vì kịch liệt chống Ahmadinajed. Là một nhân vật đang có quyền hành trong Hội đồng Thường vụ và có nhiều liên hệ với Vệ binh Cách mạng - một loại siêu quân đội - mà lại công khai thách đố Tổng thống!
Nếu Rezaie cũng xuống đường, đám dân quân Basij hay Vệ binh Cách mạng sẽ làm gì"
Ngoài Khatami, Rafsanjani, Mousavi hay Tướng Rezaie, còn nhiều nhân vật cũng bảo thủ nhưng chống Ahmadinejad - và vì vậy gây khó cho Lãnh tụ Tối cao Khameini. Đó là Ali Larijani, nhân vật nổi tiếng trong giới ngoại giao vì đặc trách an ninh đối ngoại trong Thượng Hội đồng An ninh Quốc gia trước khi là Chủ tịch Quốc hội Majlis. Đây là cơ chế được "đảng cử cho dân bầu" ra 290 dân biểu, nhưng cũng có nhiều thành phần được coi là ôn hòa và cải cách nhất. Ngoài ra, Larijani là con một Giáo chủ và anh em đều có mặt trong các cơ chế tối cao của Iran và có ảnh hưởng với các Giáo chủ bảo thủ nhất. Một nhân vật khác là Yahya Rahim Safavi, nguyên Tư lệnh Vệ binh Cách mạng và cố vấn quân sự của Lãnh tụ Khameini.
Nhìn chung thì Mousavi đã quy tụ được - hoặc là con chiến mã của - các nhân vật từ bảo thủ cực đoan tới bảo thủ thực tiễn và cả một thiểu số cải cách. Chủ trương của họ không phải là lật đổ chế độ để tiến tới dân chủ mà chỉ là loại bỏ Ahmadinejad để cứu lấy chế độ. Nhưng sự thể ngày nay có thể lọt khỏi tầm tay của tất cả mọi người trong cuộc vì sẽ làm chế độ suy yếu hơn: Lãnh tụ Tối cao hết là bậc thánh sống có toàn quyền quyết định sau bức màn the, và Tổng thống Ahmadinejad không thể cầm quyền được như xưa.
Thời thống trị tuyệt đối của các Giáo chủ coi như đang bị thách đố. Ngôi nhà lung lay đó lại bị trận bão hi-tech...
***
CÔ HAI TẾCH
Vì địa dư hình thể, Iran có diện tích canh tác rất hẹp, chỉ có 20% đất đai toàn quốc và, có dân số nông thôn khá thấp, chỉ 24% dân số toàn quốc.
Nều thành phần dân nghèo tại thôn quê có thể sùng tín đến độ cuồng tín và được Ahmadinejad o bế mua chuộc thì dân cư ở thành phố và thủ đô Tehran lại tương đối cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Họ muốn có một chế độ chính trị thông thoáng hơn nên có bỏ phiếu cho Mousavi thì ta không ngạc nhiên. Chỉ nên ngạc nhiên về trò cướp phiếu khiến Ahmadinejad thắng cử ngay tại địa phương của các ứng viên đối lập! Coi vậy, các Giáo chủ cũng không sáng lắm và người ta hiểu vì sao dân biểu tình đã trưng biểu ngữ với câu hỏi "Lá phiếu của tôi đâu""
Dân số Iran lại rất trẻ, với 60% là dưới ba chục tuổi và tỷ lệ đi học của xứ này cũng khá cao, hơn 82%. Thành thử, giới trẻ có hiểu biết thật ra đang chiếm đa số trong xã hội. Trong thành phần này, nữ sinh lại chiếm hơn nửa và ngày càng thấy ngột ngạt với những hạn chế cấm đoán của các Giáo chủ. Họ khát khao đổi mới như tuổi trẻ ở mọi nơi trên thế giới.
Huống hồ là có họ cơ hội tiếp xúc với bên ngoài và liên lạc với nhau.
Từ 2005 đến 2008, số người có điện thoại di động tại Iran đã gia tăng gần 400% và tính đến năm ngoái thì 60% dân chúng đều xài cell phone! Dùng cell phone là mở rộng khả năng di động tư do - và liên lạc. Dùng phương tiện điện toán là mở rộng tầm hiểu biết - và liên lạc. Tính trung bình,  1.000 dân Iraq lại có 143 máy điện toán cá nhân và 35% dân chúng đều lên Internet.
Tức là trong khi các Giáo chủ nói đến Giáo luật và Allah, thì một thành phần rất đông đảo dân chúng đã sống, sinh hoạt và tiếp xúc với nhau trên không gian điện toán, với một chuỗi phát minh mới về thông tin như YouTube, Facebook, Twitter hay MSM messaging....
Chúng ta không lạc quan lầm tưởng rằng siêu kỹ thuật, "cao kỹ" hay "hi-tech" tất nhiên tạo ra ý thức dân chủ, các nhóm khủng bố cũnh dùng phươg tiện liên lạc này để dạy nhau giết người!. Nhưng hiện tượng hi téch ấy có dẫn tới phản ứng rất tự nhiên là thù ghét sự cấm đoán hay hạn chế, nhất là của các thành phần cao niên dễ bị coi là bảo thủ, lỗi thời. Hai thế giới tạm gọi là già/ trẻ ấy có thể sinh hoạt song song và chấp nhận hoặc chịu đựng lẫn nhau.
Cho tới khi nhà nước chụp xuống bức màn kiểm soát! Là chuyện đang xảy ra tại Iran.
Thói thường, khi thông tin chính thức bị hạn chế, bị cấm đoán, hoặc xuyên tạc, người ta sẽ tìm tới và tin vào thông tin bán chính thức, vào lời đồn và hệ thống tin tức tự phát cùa dân chúng. Hoàn cảnh kỹ thuật khiến cho hệ thống tự phát ấy đang thay thế hệ thống chính thực và là nguồn tin của quốc tế đang bị đẩy ra ngoài.
Đâm ra, vì chuyện đấu đá ở trên, các Giáo chủ đã cướp mất lá phiếu của giới trẻ ở dưới và còn đòi dẹp bỏ các dịch vụ thông tin liên lạc để hạn chế khả năng huy động của thành phần chống Ahmadinejad. Họ mặc nhiên gây ra ý thức cách mạng trong giới trẻ tại Iran, nhất là trong thành phần phụ nữ có hiểu biết và có chuyên môn. Việc phu nhân của ứng cử viên Mousavi lại xuất hiện để tranh cử bên chồng là yếu tố rất mới, rất đẹp. Và nghệ thuật tranh cử đầy hấp dẫn năm ngoái của Barack Hussein Obama cũng là một niềm khích động mới! Đế quốc Satan không bày ra trò này nhưng vô tình cũng là một tấm gương. Vì vậy, Hoa Kỳ cứ phải nín thinh để khỏi mang tội xúi giục và gây ra phản ứng quốc gia cực đoan, phản ứng chống Mỹ.
Hãy cứ để các phủ thủy đấu trí với âm binh mà họ tưởng là có thể toàn quyền sai khiến!
Nếu nhìn như vậy thì trận chiến chính trị của các cụ ở trên bỗng tuột xuống dưới thành phong trào phản kháng của một thành phần dân chúng khá đông và khá trẻ tại thành phố. Và phong trào này có khả năng huy động vô hình - trên không gian ảo. Dân chúng Ba Tư vốn dĩ đã có năng khiếu thiên phú về toán học và điện toán, khi có sức ép thì họ sẽ có sức bật bằng "hai tếch". Từ tháng trước, nhiều người Iran đã theo dõi và học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc khi Bắc Kinh đóng cổng thông tin điện tử để chặn đứng mầm loạn nhân dịp kỷ niệm 20 năm vụ tàn sát Thiên an môn. Bây giờ, họ áp dụng kinh nghiệm ấy cho chính họ.
Cho nên, ban đầu có thể chỉ là phản ứng bất mãn vì sự gian lận và cấm đoán. Sau này, các cô hai tếch sẽ đi tới cái gốc của vấn đề, là tình trạng thiếu dân chủ. Ý thức cách mạng sẽ đến - rất sớm. miễn là nước Mỹ đừng nhúng tay vào. Please!

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.