Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq: Thắng Hay Thua?

01/05/200700:00:00(Xem: 9650)

...Canh bài của Mỹ là canh bài kiểu chín nút tôi ăn, bù thì... bạn thua...

Cách đây bốn năm, Tổng thống T Bush quyết định đánh Iraq sau khi đã lấy được sự chấp thuận của Quốc Hội. Lý do được nêu ra vững như đinh đóng cột. Cái đinh ở đây rất giản dị và rõ ràng, chẳng ai chối cãi được: Saddam Hussein có vũ khí tàn sát tập thể (weapons of mass destruction   WMD) và đã không ngớt lớn tiếng hăm dọa Mỹ và Mỹ không thể khoanh tay ngồi đợi một 9/11 nữa. Hãy tưởng tượng một quả bom hơi ngạt được tung ra tại đường Bolsa: chắc đồng bào tỵ nạn chúng ta sẽ không ai phản đối chuyện đánh Iraq. Cẩn tắc vô áy náy, phải không" Và tuy không nói ầm lên, nhưng TT Bush dĩ nhiên cũng không muốn một Kuwait thứ hai, tức là Mỹ lại phải đi lấy lại một mỏ dầu bị Saddam xâm chiếm.

Và đúng như Bộ trưởng Rumsfield hứa hẹn, Baghdad bị lãnh một trận mưa bom kinh thiên động địa và những "trận đánh lớn" đã mau chóng chấm dứt như TT Bush khoe với quốc dân.

Nhưng rồi... những "trận đánh nhỏ" cứ lai rai hoài, cho đến giờ vẫn chưa hết. 

Dân Mỹ, là dân tộc có sự kiên nhẫn của một cơn gió thoảng, bắt đầu thấy sốt ruột và thắc mắc. Sao lâu vậy" Sao chết nhiều lính quá vậy" Lại một Việt Nam nữa"

Chính quyền Bush thấy không xong, vội vã đóng thêm vài cái đinh nữa vào cái cột đang lung lay, để thay thế cái đinh WMD bị gẫy. Cuộc chiến được bồi dưỡng thêm vài lý do rất chính đáng: Saddam có liên hệ với Al-Qaida, cuộc chiến nhằm mục đích nhân đạo cứu dân Iraq khỏi tên cai ngục khát máu Saddam, cuộc chiến nằm trong chiến lược mang dân chủ đến lò lửa Trung Đông để tạo ổn định lâu dài cho toàn vùng, và cuối cùng (tính đến ngày hôm này) là Mỹ cần hiện diện để ngăn ngừa sự tan vỡ của Iraq với hậu quả là một cuộc chiến đẫm máu giữa những người anh em Sunnis và Shiites, từ đó có thể dẫn đến một trận đại chiến trong khối Hồi Giáo ngay trên vùng mỏ dầu hỏa lớn nhất của thế giới. Cái đinh cuối này chắc sẽ tạo được sự chú ý của mấy ông bà có xe SUV, một con số không nhỏ trong cử tri đoàn Mỹ.

Nhưng dường như mấy cái đinh này, cái nào cũng lỏng lẻo hết. Dân Mỹ vẫn ngày thêm nghi ngờ và lo lắng.

Sự lo ngại của người dân được phe đối lập khai thác triệt để trong mùa bầu cử tháng 11 vừa qua, đưa đến thắng lợi quan trọng của phe Dân Chủ tại lưỡng viện Quốc Hội. Sự khai thác này lại càng tăng mạnh trong cuộc bầu cử tổng thống hiện nay.

Tóm lại thì Bush đã sai lầm nghiêm trọng khi đánh Iraq, đã lừa gạt hay dụ dỗ mọi người, trong đó có hầu hết nghị sĩ và dân biểu Dân Chủ, kể cả phần lớn các ứng viên Dân Chủ đang chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Phe Dân Chủ nay đã thức tỉnh và đòi hỏi phải bỏ cuộc. Trong khi Bush thì vẫn ngoan cố chưa chấp nhận đã thua.

Trên đây là đại khái cái nhìn bình thường đối với cuộc chiến Iraq của đại đa số dân Mỹ, mà cách suy nghĩ đã được uốn nắn phần nào bởi một giới truyền thông vốn có cảm tình với Bush như... mẹ ghẻ với con chồng. Nhưng nếu ta chịu khó nghĩ lại cho kỹ thì cái nhìn trên dường như có cái gì... không ổn.

Người ta khó có thể tin được TT Bush với toàn bộ các siêu cố vấn tham mưu lại có thể tính toán sai lầm nghiêm trọng như vậy được. Chẳng những sai lầm mà dường như còn một chiều: chỉ có đường tiến mà không có đường thoái. Cũng khó tin không kém là chuyện TT Bush vốn không được phe Dân Chủ coi như một người cực kỳ thông minh, sao lại có thể lừa gạt hay dụ dỗ được hàng trăm tay chính trị gia lão thành Dân Chủ đã cho phép Bush đánh Iraq... từ thời ông Clinton còn làm Tổng thống.

Sự thật chắc không phải như vậy. Rất có thể đã có sự "đồng lõa" hay "hiểu ý nhau" giữa Bush, Cộng Hòa, và Dân Chủ, sau khi đã tính toán rất kỹ lưỡng, để đánh Iraq. Canh bài của Mỹ là canh bài kiểu "chín nút tôi ăn, bù thì... bạn thua"!

"Chín nút" dĩ nhiên là tình trạng Mỹ thắng theo định nghĩa của Bush, tức là loại bỏ được Saddam, mang lại thống nhất, ổn định, và dân chủ, vào Iraq và toàn vùng Trung Đông. Mỹ sẽ chễm chệ ngồi ngay giữa vùng mỏ dầu, kiểm soát Iraq, đồng minh với Ả Rập và các tiểu vương, thân thiện với Ai Cập và Jordan, nhờ Do Thái cầm chân Syria, khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên Hiệp Âu Châu, bạn với Pakistan, đồng thời kẹp Iran giữa Iraq và Afghanistan đầy lính Mỹ. Bức tranh tuyệt hảo. Mọi người đều vui vẻ.

"Bù" là trường hợp Mỹ thất bại, không tạo được ổn định, phải cuốn gói ra đi vì cái "gân gà" Iraq nuốt không được nữa, Iraq sẽ tan vỡ làm ba mảnh Kurds, Sunnis, và Shiites. Trong trường hợp này, rõ ràng Mỹ đã thất bại, sao lại nói "bạn thua" được"

"Bạn thua" vì tuy quả thật Mỹ đã thất bại vì không đạt được mục tiêu "chín nút", nhưng trên thực tế chiến lược dài hạn thì ... vẫn thắng! Mỹ thắng vì đã:

- Loại bỏ được mối đe dọa lớn, Saddam. Đe dọa khủng bố ở Mỹ và đe dọa chiếm mỏ dầu Trung Đông.

- Bảo đảm không còn WMD mà khỏi cần mấy anh giám sát quốc tế vô tích sự.

- Khối Hồi Giáo Trung Đông sẽ suy yếu.

Phe chủ chiến hiện nay đã cảnh giác về trường hợp Mỹ rút lui sẽ bỏ lại một Iraq tan làm ba mảnh với nguy cơ nội chiến. Rồi sao" Nếu Iraq lâm vào cảnh "Tam Quốc Chí" lai rai giữa ba phe, thì đối với sự ổn định của Trung Đông thì đây là một vấn đề, nhưng đối với Mỹ thì vẫn chỉ là một cuộc chiến cục bộ, không ai muốn, nhưng ít ra cũng không đe dọa trực tiếp đến an ninh của Mỹ và bình xăng của SUV như Saddam.

Mấy anh Hồi Giáo quá khích giết lẫn nhau, nghĩ cho cùng, có khi còn có lợi, phải không" Nếu ba phe có thể hòa hoãn (ví dụ dưới áp lực của khối Ả Rập) thì sự kết hợp miễn cưỡng cũng chỉ đưa đến một Iraq vá víu, dĩ nhiên yếu hơn Iraq của thời Saddam nhiều, và do đó cũng không còn là một đe dọa lớn như trước. Chia để trị chẳng phải là một sách lược hiệu nghiệm sao" Đằng nào thì hai mối đe dọa lớn cũng đã biến mất rồi. Còn vấn đề Iraq có được hòa bình, thống nhất và dân chủ hay không thì là chuyện phụ, có thì tốt, không thì thôi vậy. Vậy là Mỹ đã thắng.

Nhưng nếu nội chiến Iraq đưa đến đại chiến Trung Đông thì sao"

Điều này thực sự rất khó xẩy ra. Trước đây, Iraq (Sunnis) và Iran (Shiites) đã từng đánh nhau cả chục năm trời, chẳng có anh Sunnis hay Shiites nào khác nhúc nhích hết. Ngay cả mấy lần kẻ thù chung Do Thái đánh Ai Cập, Jordan, Lebanon, và Syria, thì mấy đại cường Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Ả Rập, Iran, Iraq, Lybia, và mấy tiểu vương vùng Vịnh tuy la hét rất ồn ào, nhưng vẫn án binh bất động. Mấy ông "sheiks" Ả Rập chẳng ông nào dại gì gây ra đại chiến trên mấy mỏ dầu hỏa mỗi ngày đẻ ra hàng triệu Mỹ kim của mình. Do đó sẽ không có đại chiến ở Trung Đông. Tức là Mỹ vẫn thắng.

Không có đại chiến nhưng tình trạng bất ổn, chia rẽ và cầm chân nhau tại Trung Đông sẽ làm cho các nước khu vực này yếu thế đi nhiều. Nếu mấy nước vừa Hồi Giáo, vừa là chủ mỏ dầu mà yếu đi thì Mỹ... lại thắng nữa rồi, không phải sao"

Như vậy thì Mỹ thua chỗ nào" Cái thế "tất thắng" của Mỹ có vẻ hiển nhiên, dù "binh" đường nào cũng thắng.

Câu hỏi dĩ nhiên là dù đi hay ở, Mỹ cũng đều thắng hết, vậy thì tại sao Bush và Quốc Hội do Dân Chủ kiểm soát hiện nay lại đánh nhau chí chóe như vậy"

Chẳng qua chỉ vì Bush vẫn tin là mình còn hy vọng được "chín nút" trong khi dân Mỹ đã sốt ruột quá và Dân Chủ không thể nào bỏ qua dịp may khai thác tình trạng này. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội giành lại ưu thế cho lập pháp Dân chủ đã bị hành pháp cưỡng chiếm từ mấy năm qua. Và dĩ nhiên là Bush phải chống thôi.

Tổng thống Bush có thể sẽ phải rút lui nhưng không thể rút dưới áp lực của Dân Chủ. Cái khổ của Bush là há miệng mắc quai, chỉ có thể hứa hẹn "chín nút" thôi, không thể nói lớn lối "bù cũng vẫn thắng". Các chính trị gia lão thành của Dân Chủ cũng đã nhìn thấy rõ khi bỏ phiếu cho Bush đánh Iraq: "chín nút" thì chúng ta cùng thắng hết, "bù" thì họ sẽ có dịp bán cái "bù rồi, Bush làm ta đang thua, Bush đã lừa gạt chúng tôi, lỗi tại Bush, đây là cuộc chiến của Bush ("his war")!" Và họ cũng hiểu Bush sẽ bị á khẩu.

Chẳng biết lập luận "đồng lõa" trên là sự thật hay chỉ là một cách lý luận méo mó, nhưng muốn chắc ăn thì chúng ta nên dè dặt mà không nên hăng tiết chạy theo những cơn gió thoảng hoan hô hay đả đảo phe này phe kia vội, lỡ như chẳng may làm con múa rối cho mấy ông chính trị gia trong mùa tranh cử thôi thì thật là... vô duyên!

Vô bổ hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là vô duyên!

29-04-07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.