Không làm trước thủ tục “preapprove” để mượn nợ
Nhiều người mua nhà lần đầu thường lẫn lộn từ “pre-qualified” (đủ tiêu chuẩn) với từ “pre-approved” (chấp thuận trước). Đủ tiêu chuẩn là một quá trình bình thường khi người cho vay cho bạn biết bạn có thể mượn được bao nhiêu dựa vào thu nhập của bạn, những khoản nợ khach và số tiền mặt có sẵn để đặt cọc. Tuy nhiên để được chấp thuận trước đòi hỏi bạn phải làm đơn vay mượn. Bạn phải nộp các hồ sơ thuế cùng những thông tin khác để công ty cho vay xác nhận đồng thời để họ kiểm tra điểm tín dụng của bạn. Dĩ nhiên khoản “được chấp thuận” được các hãng cho vay xem nặng hơn để cho bạn mượn.
Mượn quá nhiều
Nhiều người cú nghĩ rằng nếu mượn được thì cứ mượn, càng nhiều càng tốt vì lương thu nhập của họ sẽ tăng đủ để rải đều cho mọi chi phí. Nhưng ít ai hiểu được việc làm chủ că nhà của mình trên thực tế rất đắt đỏ. Không những bạn phải trả cao hơn cho số tiền mướn nhà hàng tháng, nhưng bạn còn cần phải trả thuế thổ trạch, bảo hiểm nhà, tiền điện nước, hơi đốt, rác, tiền bảo trì, và sửa chửa lặt vặt khác. Do đó cần phải phải giới hạn lại chi phí nhà- bao gồm tiền nhà, tiền thuế đất, tiền bảo hiểm nhà- ở mức 25% trên tổng số thu nhập của bạn. Mức độ này tương đối thích hợp với nhiều người hơn là tỉ lệ 33% mà đa số các công ty cho mượn cho phép.
Không tìm hiểu kỹ về lãi suất và hạn định
Nhiều người có điểm tín dụng tốt nhưng bị hố và phải ngậm ngùi mượn tiền dành cho những người có điểm tín dụng thấp. Nếu bạn không biết khả năng được cho phép mượn thì có thể bào mạng MyFico.com để kiểm tra và xem các điều lệ, lệ phí. Điều này rất quan trọng vì nó có thể tiết kiệm cho bạn hàng nghìn đồng. Nhiều người được khuyến khích nộp đơn vào các chương trình mượn của chính phủ như Federal Housing Association hoặc một số công ty tư nhân để có được chi phí thấp nhất.
Trả phí linh tinh
Nhiều nơi cho mượn đã bỏ túi rất nhiều khi họ thôi phồng các phí tổn linh tinh khác. Họ có thể buộc bạn trả 150 đồng cho một bản báo cáo chỉ tốn khoảng 15 đồng. Do đó bạn phải gọi đến những công ty vay mượn khác nhau để hỏi thăm, dọ giá, so sánh đồng thời cũng không quên hỏi ngay từ lúc đầu lãi suất hay bất cứ phí tổn nào khác mà bạn sẽ phải trả để tránh bị bỡ ngỡ sau này. Hỏi từng lệ phí khác nhau và trả giá thấp càng nhiều càng tốt.
Thiếu chuẩn bị chi phí hoàn tất thủ tục (closing)
Cái ngày mà bạn chấp thuận mượn tiền, được gọi là giai đoạn hoàn tất thủ tục, bạn sẽ phải viết một tờ ngân phiếu (check) bao gồm các khoản tiền như luật sư phí, thuế, bảo hiểm đứng tên, bảo hiểm nhà ở trả trước, điểm, và các phí tổn khác. Cộng chung, các phí tổn này có thể lên đến khoảng từ 2%-7% trên tổng số tiền nhà mua của bạn. Do đó, từ lúc đầu bạn phải hỏi công ty cho mượn cho biết sớm các phí tổn đó.
Không trữ đủ tiền mặt sau khi hoàn tất thủ tục
Sau khi mượn quá nhiều, và dùng hết tất cả số tiền bạn có sẵn cho khoản “closing,” bạn gần như trắng tay. Điều này rất nguy hiểm vì những sự kiện không lường trước luôn luôn chực chờ bạn. Các nhà môi giới khuyên rằng bạn phải trữ ít nhất một số tiền chi tiêu cho ít nhất là 3 tháng sau khi đã tính luôn chi phí hoàn tất thủ tục để giảm gánh nặng và căng thẳng một khi có chuyện không may xảy đến.
+++
Chọn giải pháp phá sản để không bị xiết nhà
Mặc dù bộ luật năm 2005 đã khiến việc nộp hồ sơ xin phá sản cá nhân thêm khó khăn nhưng nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục chọn lựa con đường này thay vì rơi vào vòng thiếu thốn. Số người nộp hồ sơ bao gồm mục số 7, xóa sổ nợ và mục 13, tổ chức lại nợ lên 822,590 người vào năm ngoái, tăng 38% từ năm 2006.
Con số này nói lên một nền kinh tế khập khiễng mà người dân nợ như “chúa chổm,” nhiều hơn khả năng chi trả, dù đó là hãng tín dụng, công ty cho vay nợ nhà, hoặc dịch vụ cho sinh viên mượn tiền học, xe hơi, v.v... Và càng đau đầu hơn khi nhiều chủ căn hộ đã không thể trả nổi nợ cho mức lãi không cố định rồi buộc phải tìm đến phá sản để tránh xiết nhà.
Sự gia tăng hiện tượng này chỉ có thể được xem như là hậu quả của mức thu nhập đang thụt lùi so với sự gia tăng chi phí thực phẩm, bảo hiểm y tế, công việc thiếu ổn định. Nhiều gia đình trung lưu đã không thể sống nổi trong tình cảnh này.
Trong quá khứ, phá sản là chuyện thường cho những ai có thay đổi về mặt cuộc sống như một cuộc ly dị, một căn bệnh, hay mất việc. Nhưng ngày nay, ngay cả những người trung lưu và nợ nhiều cũng buộc phải tìm đến nó như một giải pháp cuối cùng.
Giá nhà giảm xuống cũng tạo thêm một yếu tố khác cho vấn nạn này. Nhiều người không thể dựa vào tài sản cầm cố của họ để trả dần các khoản nợ mắc tiền. Nhiều người phải tìm đến giải pháp phá sản để bảo vệ căn nhà của họ. Nộp đơn khai phá sản chương 13 đóng băng quá trình xiết nhà và cho phép người mượn quản lý lại số tiền mượn của mình với công ty vay nợ nhà.