Hôm nay,  

Biển Trí Tuệ (5)

21/02/200900:00:00(Xem: 3966)

BIỂN TRÍ TUỆ (5)
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT. Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: "Ocean of Wisdom."
(tiếp theo và hết)
Các câu hỏi và trả lời sau đây được sưu tập từ một số bài thuyết giảng công cộng, các cuộc hội thảo của nhiều học giả, hội nghị quốc tế, họp báo cũng như gặp gỡ, và hội họp riêng tư của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hỏi: Kính thưa Ngài, Ngài nghĩ sao về nền Phật giáo Tây Tạng đang được thực hành tại Mỹ quốc"
Đáp: Điều quan trọng là cần tìm hiểu thực chất của nó. Phật giáo Tây Tạng có nhiều tông phái và pháp môn tu hành. Tất cả đều có lợi ích. Cùng lúc khi nghiên cứu thực chất Phật giáo Tây Tạng, quý vị nên biết rằng có một vài phương pháp thực hành truyền thống ngày nay cần thay đổi để thích hợp với môi trường và hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Quá khứ, khi một tôn giáo du nhập từ bản xứ đến vùng đất mới, cũng mang theo luôn bản chất của tôn giáo đó. Rồi tại quê hương xa lạ ấy, nó được phát triển và tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới. Phật giáo Tây Tạng cũng gặp cùng cảnh ngộ như vậy. Cho nên, đó là trách nhiệm của quý vị. Tôi không biết.
Hỏi: Ngài có nghĩ rằng người Tây phương có thể học hỏi Phật giáo Tây Tạng"
Đáp: Tôi tin rằng có thể.
Hỏi: Ngài được huấn luyện trở thành nhà sư ngay từ lúc nhỏ. Trẻ con Mỹ có nên luyện tập theo đường hướng vào giai đoạn các em còn bé hay chờ đến lúc chúng lớn lên sau này"
Đáp: Có hai con đường đến với Phật giáo: Một qua đức tin, hai là qua sự hiểu biết lý trí. Hiện nay - trên quả địa cầu, vào thế kỷ và thời kỳ này - chỉ có niềm tin Phật giáo không chưa đủ. Cho nên, cần có sự hướng dẫn của lý trí. Do vậy, tốt hơn, nên chờ em bé lớn lên mới gởi vào chùa tu sau này. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, đứa bé chịu ảnh hưởng của gia đình Phật giáo rất sớm khi em còn nhỏ.
Hỏi: Sự dạy dỗ thời ấu thơ ở Tây phương trước tiên chú trọng  vào cá nhân. Ngài có thể đưa ra cho chúng tôi một bài học đơn giản về trách nhiệm của xã hội"
Đáp: Tôi nghĩ bạn cần được giải thích về cấu trúc căn bản của cộng đồng con người và các loại giống người. Quý vị cũng nên hiểu rằng, là con người, bạn có trách nhiệm đối với những kẻ khác. Điều này có thể dạy dỗ cho các em bé và cần giáo dục cho chúng biết thương yêu loài sâu bọ. Đã đến lúc người lớn nên lắng nghe tiếng nói của trẻ con.
Bạn nên biết trong tâm hồn trẻ thơ không có ranh giới của các quốc gia, ý thức hệ, hay giai cấp xã hội khác biệt. Trong đầu óc chúng chỉ biết rằng các em bé đều giống nhau và mọi người đều như nhau. Từ quan điểm ấy, chúng không có thành kiến hay thiên vị trong tư tưởng.
Rồi khi lớn lên, các em mới bắt đầu nói: "Tổ quốc, tôn giáo và chủ nghĩa của tôi". Khi danh từ "chúng tôi" và 'họ" phân chia giới tuyến bắt đầu phát triển, bấy giờ con người sẽ không cảm thấy buồn phiền trước bất cứ việc gì xảy ra cho kẻ khác ngoại trừ chính "mình" hay "chúng ta". Giải thích về trách nhiệm xã hội cho em bé dễ dàng hơn người lớn. Thực là điều rất quan trọng khi quý vị trình bày ý tưởng chân chính này, không như là vấn đề tôn giáo, nhưng đơn giản vì sự hạnh phúc hay thành công tương lai của chính con người.
Bạn có thể lấy ví dụ trong sử sách: những người sử dụng bạo lực tàn ác với tâm ích kỷ và ngã mạn, kiêu căng có thể đạt được danh vọng và của cải giàu sang trong nhất thời, nhưng chẳng ai kính trọng và tôn sùng các nhân vật tàn bạo như Hitler hay Stalin. Họ có thể trở thành các lãnh tụ có quyền lực trong một giai đoạn với chủ trương độc ác và xâm lược, nhưng đó là danh vọng bất chính và không người nào bày tỏ sự tôn kính. Trái lại, trường hợp các danh nhân như Abraham Lincoln (Hoa Kỳ) và Thánh Gandhi (Ấn Độ) thì tiếng tăm của họ mang một ý nghĩa khác. Mọi người ai cũng tán dương và kính trọng sự nghiệp vẻ vang lừng danh của họ. 
Cho nên, cần dạy dỗ hướng dẫn cho các trẻ em hiểu rõ điều quan trọng, giá trị và lợi ích của tình thương, lòng từ bi, đức tính khoan dung và tha thứ. Lòng mến yêu cha mẹ, sống gần gũi cứu giúp mọi chúng sanh, nghĩ tới trách nhiệm xã hội và quan tâm chú ý đến hạng người nghèo khổ là những việc làm hữu ích mà tất cả chúng ta đều biết. Nhưng thực hành thì bạn thường hay lãng quên. Do đó, quý vị cần chú tâm hơn nữa đến đời sống hạnh phúc cá nhân, gia đình cùng giúp đỡ cho những kẻ nghèo không nhà ở và nhất là giáo dục cho trẻ em biết thương yêu mọi người.
Hỏi: Ngài có nghĩ rằng Phật giáo Tây Tạng thực hành tại Hoa Kỳ là chân chính"
Đáp: Phần lớn nó tuỳ thuộc vào những người hướng dẫn, giảng dạy giáo lý cũng như các phần tử thực hành giáo lý đó.
Hỏi: Phải chăng có một vài giảng sư này đạo đức hơn các vị khác"
Đáp: Nhằm trả lời câu hỏi này, trước tiên tôi cần giải thích tóm lược về Phật giáo. Một cách đại cương, Phật giáo không nương tựa, y chỉ vào con người mà vào giáo lý. Tương tự, một nhà sư có giá trị và đáng tin cậy hay không tuỳ thuộc vào lời thuyết giảng của vị ấy nói ra. Bạn không nên căn cứ vào tiếng tăm của người đó.
Cho nên, người nào đang hành trì Phật pháp cần phải nghiên cứu, học hỏi thấu đáo. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, nếu nhận thấy giáo lý đó hữu ích, lợi lạc quần sanh thì quý vị cố gắng áp dụng và thực hành. Đôi khi chúng ta phải mất mười hai năm tu học mới lãnh hội được phần nào giáo lý. Đó là nhận xét tổng quát của tôi.
Tôi không thể nói bất cứ điều gì về hạng người đặc biệt. Đại để, hiện nay có nhiều người đang phục vụ cho Phật giáo. Đó là điều tốt. Cùng lúc, các bạn cũng nên thận trọng. Trong quá khứ, tại đất nước chúng tôi, cũng như ở Trung Hoa, Mông Cổ và Liên Xô, các tu viện Phật giáo căn bản đều là những trung tâm giáo dục. Điều này như vậy là rất tốt.


Nhưng có vài trường hợp, do ảnh hưởng của xã hội, các trung tâm trên trở thành đồi bại, thối nát. Một số nơi biến thành cơ sở thương mãi và làm tiền hơn là sinh hoạt tôn giáo. Do đó, tương lai, quý vị cần phải chú ý đến vấn đề này. Đồng thời chúng ta cũng hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp xây dựng từ các đạo hữu thân quen. Điều này rất quan trọng. Không phải chỉ có lễ bái và cầu nguyện mà sự phê bình cũng rất cần thiết.
Hỏi: Người Tây phương có quan niệm cho cuộc đời là thường còn. Nhưng các tôn giáo phát xuất từ Ấn Độ lại không tin như vậy. Chúng tôi nghĩ đây là vấn đề khó khăn căn bản mà quần chúng Âu Mỹ đang gặp phải khi họ tìm hiểu về những tín ngưỡng Đông phương.
Đáp: Mục đích của các tôn giáo không phải là tranh luận. Khi tìm hiểu chúng, các bạn sẽ thấy có nhiểu sự khác biệt. Tôi nghĩ là điều vô ích khi quý vị tranh cãi về vấn đề này. Đức Phật, Chúa Giê-su, và tất cả những vị đại giáo chủ khác đều thuyết giảng các tư tưởng và giáo lý với tình thương và lòng từ bi đối với nhân loại. Các Ngài muốn chia xẻ, mang phúc lợi đến cho loài người. Tôi không tin rằng những bậc đạo sư tạo ra nhiều sự khác biệt giữa các tôn giáo để gây nên khó khăn, phiền toái cho con người.
Tôi nêu lên tính khác nhau đó của các tín ngưỡng nhằm giúp tâm bạn có an lạc, chứ không phải buồn phiền vì sự phê bình chỉ trích, biện luận hay tranh chấp. Người Phật tử không thể cải đổi dân số toàn thế giới trở thành Phật tử hết. Đó là điều không cách nào thực hiện. Tín đồ Thiên Chúa Giáo không thể thuyết phục hàng trăm triệu người trên quả đất theo đạo Chúa tất cả. Và người theo Ấn Độ giáo cũng không thể chinh phục toàn thể nhân loại được.
Nhiều thế kỷ qua, nếu tìm hiểu một cách vô tư và không thành kiến, bạn sẽ thấy mỗi tín ngưỡng, mỗi tôn giáo, mỗi đức tin đều đã đóng góp giúp ích rất nhiều cho nhân loại. Do đó, cách tốt nhất là quý vị nên kết thân, thông cảm, tìm hiểu lẫn nhau và cố gắng chung cùng giúp đỡ cho mọi người hơn là chia rẽ, chỉ trích, phê bình hay tranh chấp. Đây là điều mà tôi tin tưởng.
Nếu tôi bảo rằng tất cả các tôn giáo và hệ thống triết lý đều giống nhau thì đó là điều đạo đức giả, không đúng sự thật. Trái lại, chúng có nhiều sự khác biệt. Tôi tin tưởng một trăm phần trăm bạn có thể kề vai sát cánh giúp đỡ xây dựng một nền hòa bình chân chính để phục vụ cho nhân loại. Chúng ta cũng không có quyền và trách nhiệm áp đặt đối với những người không tin tôn giáo. Điều quan trọng quý vị cần biết rằng dù người có hay không có tín ngưỡng nhưng đã là con người, thì tất cả chúng ta đều giống nhau. Do đó, quý vị nên kính trọng và thương yêu lẫn nhau.
Hỏi: Có thể xây dựng sự hòa hợp thế giới được không"
Đáp: Dù bạn có thể hay không thành đạt được sự hòa hợp thế giới hiện nay thì quý vị cũng chẳng có con đường nào khác là phải hoạt động hướng đến mục tiêu ấy. Đó là sự chọn lựa tốt đẹp nhất mà chúng ta nên làm.
Hỏi: Phần đông mọi người không bao giờ nói thích chiến tranh, nhưng rồi họ lại gây chiến. Tại sao vậy"
Đáp: Nguồn gốc căn bản là do vô minh. Có nhiều trạng thái tâm thức khác nhau. Trí tuệ rất cần thiết khi tâm con người ngập tràn các ý tưởng tham sân, hận thù và tham đắm dục vọng. Khi tâm bị các tư tưởng xấu này khống chế, thì đó là một thảm họa.
Hỏi: Khi Tây Tạng được tự do, Ngài có nghĩ một ngày nào đó sẽ trở về nước "
Đáp: Chắc chắn có.
Hỏi: Bằng cách nào "
Đáp: Đợi thời gian trả lời. Tôi có thể nói rằng mọi việc đều sẽ thay đổi, và đã có những sự tiếp xúc, liên lạc.
Hỏi: Ngài muốn người Hoa Kỳ làm gì trước sự việc Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng "
Đáp: Chúng tôi đang tranh đấu cho quyền làm người và hạnh phúc của chúng tôi. Dân tộc Tây Tạng cũng là con người. Chúng tôi có quyền sống trong tình huynh đệ và mong ước có hạnh phúc. Tại nước Mỹ dân chúng luôn luôn tôn trọng các quyền làm người, dân chủ và tự do, và chúng tôi mong ước người Hoa Kỳ cũng giúp đỡ chúng tôi thành đạt các điều như vậy.
Hỏi: Làm sao chúng ta, những người hiểu biết, có thể đóng góp, gây ảnh hưởng tốt trong sinh hoạt chính trị"
Đáp: Đây là một câu hỏi khó. Hiện nay, hoàn cảnh không mấy gì thuận lợi cho lắm. Mọi người đều nói hòa bình, nhưng khi thấy lợi trước mắt, thì không ai phản đối chiến tranh, giết chóc hay trộm cướp v.v... Đó là sự thực. Trong hoàn cảnh như vậy, bạn nên đắn đo và thực tế cũng như cần có một chính sách lâu dài. Tôi nghĩ quý vị nên đề ra một hệ thống giáo dục mới dành cho thế hệ trẻ nhằm chú tâm đến tình thương, hòa bình và lòng vị tha v.v... Một hay hai quốc gia không thể làm được, mà cần sự đóng góp của toàn thế giới.
Cho nên, chúng ta những người tin tưởng vào nền luân lý đạo đức cần sống cuộc đời lương thiện, có tình thương, để làm gương tốt cho mọi người về giá trị của tôn giáo và tinh thần. Đó là điều bạn có thể thực hành, và cũng là trách nhiệm của quý vị. Muốn giáo dục, hướng dẫn và cải đổi người khác trước tiên phải tự cải đổi chính mình. Chúng ta phải thành tâm, chân thực với cõi lòng rộng mở. Điều này rất quan trọng. Đây cũng là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Hỏi: Hiện nay có những đổ vỡ và thất bại trong các tổ chức tôn giáo cũng như gia đình. Thưa Ngài, làm sao chúng ta có thể hàn gắn và cải thiện tình trạng không tốt ấy"
Đáp: Bằng hành động đạo đức, thông cảm, nhẫn nhục và có lòng từ bi, khoan dung, tha thứ cho nhau. Chẳng hạn, đôi bạn trẻ trước khi lập gia đình, chúng cần phải suy nghĩ chín chắn, không nên hấp tấp vội vàng quyết định. Ngoài ra, họ còn biết dự tính trước chương trình và kế hoạch đễ lo cho gia đình tương lai. Tôi nghĩ các điều này rất quan trọng. Khi gặp một đứa trẻ mà cha mẹ nó đã phải ly dị nhau, tôi cảm thấy rất buồn. Bởi lẽ, tôi nghĩ suốt đời em bé sẽ chịu ảnh hưởng không tốt về cuộc sống bất hạnh đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.