Hôm nay,  

Cám Ơn Tim

05/10/200800:00:00(Xem: 21691)
Cô Tim (mặc áo dài) hôm 30/9/2008 gặp gỡ và nói chuyện với người Việt ở Canada

Có lần tôi ngồi tính nhẩm một bài toán của một đứa học trò lớp một, để sau đó tôi nghĩ nhiều về TIM - tên thật là Aline Rebeaud.

Cô năm nay 36 tuổi, cô đến Việt Nam cách nay hơn 15 năm, vậy ra lúc đó cô chỉ mới 20-21 tuổi. Với lứa tuổi đôi mươi trẻ trung và đầy nhiệt huyết, lứa tuổi mà ai cũng muốn vẽ cho riêng mình một chân trời mới đầy mộng mơ.  Thế là Tim lên đường cho một chuyến du lịch từ Âu sang Á, mà hành trang duy nhất cô mang theo vỏn vẹn chỉ là một ước mơ, cô ước mơ trở thành một họa sĩ. Và trong chuyến đi tìm nguồn cảm hứng sáng tác cho con đường nghệ thuật mà cô đã chọn, trạm dừng chân cuối cùng là đất nước Việt Nam, nơi đã mở ra cho cô một bước ngoặt mới hoàn toàn khác với dự định ban đầu. Để rồi bước ngoặt ấy không chỉ làm thay đổi cuộc đời cô, mà còn làm thay đổi biết bao mảnh đời bất hạnh khác đã bị đời ruồng bỏ, lãng quên trên chính đất nước mà cô không có chút liên hệ gì về huyết thống.

Chỉ một lần gặp một đứa trẻ rách rưới không nhà, khóc vì đói lạnh bên đống rác trong con hẻm tối đêm khuya, cô cảm thương an ủi em, dẫn em đi ăn, và cô dưỡng dục em từ ngày đó.

Rồi cái tên TIM-lòng nhân ái-được người dân Việt thương mến đặt cho là do vào một lần khác, cô đã tái sinh được Thành, một bé trai bị bại liệt mà còn mắc cả bệnh tim, gan, phổi, đang đau đớn quằn quại trước tử thần trong trại tâm thần Thủ Đức. Tên TIM lấy từ bảng tên trước cổng Bệnh Viện Tim Mạch- nơi mà Tim đã đưa Thành đến chữa trị và tận tụy chăm sóc cho em đến khi em bình phục.

Nhiều lần trực diện với những mảnh đời thiếu thốn và khổ đau như thế, đã làm động mối từ tâm, đã đánh thức và làm lớn mạnh tình thương yêu bao la nằm sẵn trong trái tim vĩ đại của cô.

CoTIMThayTHCoTIM_ThayTH
CoTIM_dongbaoCoTIM_BacChin
Mọi người ai cũng nói đó là sự tình cờ, nhưng đối với tôi, đó là một nhân duyên tiền định. Sự gặp gỡ ban đầu ấy chính là cây cầu nối tiếp đại thệ nguyện ở đời trước với đời này, mà một vị Bồ Tát đã lập nên: giúp người, cứu khổ, ban vui.

Từ đó một ngôi nhà mơ ước ra đời. Thứ tình yêu thương vô bờ bến, thứ tình vượt qua sự trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán; vượt qua hàng rào của những hệ lụy về huyết thống, chủng tộc, tôn giáo, và chính trị; để biến thành thứ tình thương yêu đồng loại vô biên, là nền móng vững chắc để xây dựng nên ngôi NHÀ MAY MẮN như mơ ước. Nhà May Mắn là mái ấm, là nơi chốn đi về, là nơi nương tựa cho những phận người không may: trẻ em mồ côi, trẻ lang thang, và những người ốm đau, khuyết tật (do bẩm sinh hoặc do tai nạn lao động).

Vốn không phải là người bản xứ, để tạo dựng một mái ấm có thể dung chứa cho khoảng mười người có nơi ăn chỗ ở, dù chỉ là căn nhà thô sơ, nghèo nàn, chừng đó cũng đòi hỏi sự làm việc và cố gắng không ngừng của Tim. Thế rồi, Nhà May Mắn thuở hàn vi của mười lăm năm trước với một mái nhà tranh chật hẹp lụp xụp, nay đã phát triển thành một ngôi nhà gạch vững chắc, rộng rãi hơn. Theo lời Tim thì tính đến nay đã có gần 300 thành viên.

Với mục tiêu giúp họ có được mái ấm, được học văn hóa, được học nghề. Không những thế, Tim còn muốn giúp họ sau này có thể đứng vững trên chính đôi chân của mình để hoà nhập với cộng đồng xã hội. Chính vì nguyện vọng lâu dài đó, Tim đã thành lập thêm một trung tâm gọi là Trung Tâm Chắp Cánh, là ngôi trường dạy văn hoá giáo dục, dạy nghề, cũng là nơi sản xuất cho những thành viên của Nhà May Mắn có điều kiện làm việc để kiếm sống bằng chính những sản phẩm mà họ làm ra. Trung Tâm Chắp Cánh có đầy đủ phòng riêng cho mỗi ngành nghề, từng lãnh vực: giáo dục, y tế, hội họa, may, mỹ nghệ tre, vi tính, phòng vật lý trị liệu...

Thấu hiểu được sự bất tiện, khó khăn trong việc di chuyển của những người ngồi xe lăn, Tim muốn tạo thêm môi trường, không gian và phương tiện thuận lợi thật sự cần thiết, phù hợp cho sinh hoạt của họ được dễ dàng hơn. Vì thế, Tim đang hoạch định để phát triển nhà May Mắn thành LÀNG MAY MẮN. Đó là một ngôi làng dành cho những người đi xe lăn và những nhân viên phục vụ của Trung Tâm Chắp Cánh. Với 70 đơn vị nhà ở độc lập dự kiến hoàn toàn cho những người khuyết tật. Trong Làng May Mắn, người đi xe lăn có thể di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác và tự mình làm vệ sinh cá nhân mà không cần đến sự trợ giúp. Hoạt động của Làng May Mắn có thể tự trang trải chi phí nhờ vào nguồn thu nhập khác như: cho những đối tượng có thu nhập thấp thuê lại với giá rẻ (chẳng hạn những thiện nguyện viên, các thầy cô giáo đến dạy học, dạy nghề...)

Để ủng hộ dự án thiết thực ấy, cộng đồng và các hội đoàn người Việt tại Toronto đã tổ chức những buổi tiệc gây quỹ, nhằm góp một phần nào trong khả năng về tài chánh. Riêng chùa Pháp Vân cách đây 1 tháng (vào ngày 30/08/2008) đã tổ chức thành công buổi tiệc chay gây quỹ với khoảng 1000 người tham dự ủng hộ. Và hôm 30/09 vừa qua, cũng tại chùa PV đã diễn ra buổi gặp gỡ và nói chuyện với Tim, với sự có mặt đông đảo của hơn 500 đồng hương, đồng bào phật tử, và các nhà hảo tâm, dù là ngày trong tuần. Đây cũng là dịp để đại diện của chùa, Thầy Tâm Hoà trao tận tay Tim tổng số tịnh tài mà chùa đã nhận được trong vòng một tháng qua.

Khi tôi đến hội trường thì Thượng Tọa Tâm Hoà đã sẵn sàng trên sân khấu.  Thầy giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Nhà May Mắn, cũng như về công tác từ thiện xã hội của cô trong suốt thời gian hơn 15 năm tại miền nam VN. Những lời giới thiệu của Thầy đã gói gọn đầy đủ làm Tim bất ngờ và xúc động quá, không biết phải nói gì thêm. Sau lời chào hỏi giản dị và thân tình, tự nhiên, lưu loát bằng tiếng Việt, Tim cho trình chiếu trên màn ảnh rộng hàng loạt hình ảnh và DVD sinh hoạt của Nhà May Mắn. Nhìn cô Tim trong chiếc áo dài, nói rành tiếng việt, đứng ở góc bên dưới màn hình, tôi quên hẳn cô là một người Thuỵ Sỹ 100%. Cô xinh đẹp, nụ cười ấn tượng của cô đã xoa diụ biết bao nỗi khổ đau. Mọi người lắng nghe Tim bình giảng nhanh về mỗi tấm hình. Nhưng nếu Tim không nói thì ai ai cũng có thể hiểu được những gì cô đã làm bằng tất cả trái tim, bằng tấm lòng quảng đại. Mọi người xót xa trước sự di chuyển khó khăn của người ngồi xe lăn trên con đường ghập ghềnh lụt lội. Ai nấy đều trầm trồ thán phục những đôi tay tàn nhưng không phế mà còn khéo léo hơn cả những đôi tay lành lặn khác, đã làm nên những sản phẩm phân phối ra thị trường...

Và nếu như không có mặt trong buổi gặp gỡ này thì tôi cũng không thể nào hình dung ra được một ngày của Tim bận rộn như thế nào. Một ngày ý nghĩa của Tim là một ngày chỉ quây quần bên đàn con bất hạnh, không phút giây nào tim sống cho riêng mình. Một ngày bắt đầu từ lúc sáng tinh mơ đến tận khuya. Sáng giúp một số em khiếm khuyết nặng làm vệ sinh, đưa các em đến trường (Trung tâm chắp cánh), dạy các em học, hướng dẫn các em học nghề, làm sản phẩm. Trưa lo cho các em ăn, cho các em nghỉ trưa. Rồi công việc lại tiếp diễn tưong tự cho buổi chiều. Dĩ nhiên trung tâm có thiện ngưyện viên, thầy cô giáo phụ trách, nhưng Tim vẫn luôn sát cánh cùng các em. Khi một ngày học và làm việc của các em xong, Tim đưa các em về lại Nhà May Mắn, nhắc nhở các em tắm rửa, ôn bài, cho các em ăn khuya, do chính tay Tim nấu. Tim đưa các em vào phòng ngủ, đắp chăn cho từng em, kiểm tra từng em xem đủ hay vắng mặt đứa nào, và cuối cùng chúc các em ngủ ngon. Khi mọi người đã yên giấc, Tim về căn phòng nhỏ hẹp của mình. Lặng lẽ ngồi trước màn hình để tiếp tục công việc, hoặc liên lạc với bạn bè là những thiện nguyện viên của Nhà May Mắn ở VN và các quốc gia khác mà tổ chức Maison Chance có chi nhánh như Thụy Sỹ, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Canada. Theo lời Tim đùa một cách dí dỏm là Tim làm công việc của người cha. À! Thì ra suốt ngày là Tim làm công việc của người Mẹ chăm sóc các con, còn ban đêm khi các con đi ngủ là Tim làm công ciệc của người cha kiếm tiền nuôi các con.

Qua đó tôi thấy được sự hy sinh cao cả của Tim, thấy được tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của các phận người vốn đã thiếu thốn tình thương ngoài xã hội, thấy được sự chăm chỉ, cần cù, vượt khó của các em, và thấy rằng mình còn may mắn hơn các em nhiều lắm.

Màn hình chưa kịp tắt mà tràng pháo tay đã sớm giòn tan, kéo dài để tán thán nghĩa cử quá đẹp củả Tim. Như không muốn thời gian ngắn ngủi gặp gỡ Tim trôi qua một cách vô ích, những người có mặt thay phiên nhau đặt ra câu hỏi, nêu lên những thắc mắc chưa hiểu với Tim.

Từ những câu hỏi trực tiếp về công tác từ thiện xã hội của cô, về khó khăn lúc ban đầu, về cách giải quyết vấn đề liên quan đến thủ tục rườm ra rắc rối của chính quyền địa phương, về dự án của Làng May Mắn,...Đến những câu hỏi thân mật, gần gũi hơn về sức khoẻ, gia đình, nghị lực, ý chí, và những trăn trở trong cuộc sống của Tim...

Trong số các câu hỏi, có câu hỏi được đặt ra thật hay, là “Cô Tim có chương trình nào riêng cũng như những điều kiện để những người đang định cư ở nước ngoài có thể bảo trợ hoặc bão lãnh các em hay không"” Câu trả lời của Tim làm tôi cũng như mọi người có mặt càng trân quý thương mến cô nhiều hơn. Cô nói: “các em hiện tại đã mất hết tất cả rồi, không cha mẹ, không người thân, không gia đình, không có mái ấm chung, kể cả tấm thân cũng không trọn vẹn. Thứ mà duy nhất các em có được chính là quê hương mà thôi. Nếu bứng các em ra khỏi cội rễ của quê hương thì các em sẽ mất tất cả, sẽ không còn gì, cho nên các em không cần đi đâu cả, như thế là tôt lắm rồi, Mẹ Tim có thể lo cho đàn con của mình...” Nghe Tim trả lời dứt khoát mà ai nấy cũng xúc động, chạnh lòng. Câu trả lời thật đẹp, thật chân tình. Đó thật sự là tiếng nói từ con Tim của một người Mẹ vĩ đại hết lòng thương yêu con, không hề coi đàn con là một gánh nặng nên không cần phải cho đi.

Cũng có những vấn đề sẽ được nêu ra dưới đây, đã không ai hỏi bởi câu trả lời đã khẳng định nằm sẵn ở sự hiểu biết của mọi người: Tổ chức Maison Chance là một tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization). “Tôn chỉ làm việc của Tim là không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, và dĩ nhiên không chính trị”.

Thứ nhất, trong số các em trong Nhà May Mắn không thiếu những em đến từ miền Bắc, miền Trung, miền tây, miền núi, cao nguyên, dân tộc thiểu số...Tim đã nhận hết, ôm hết vào lòng để dưỡng dục thương yêu. Đó là lý do tại sao người ta không cần đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cô Tim chỉ xây Nhà May Mắn ở Sai Gòn là miền nam VN, mà không xây ở những tỉnh khác"

Thứ hai, là “Ngoài việc lo nơi ăn chốn ở, dạy các em học nghề để mưu sinh, thế Tim có chú ý trao dồi cho các em về mặt  tâm linh và đạo đức, chẳng hạn như mời quý Linh Mục, quý Mục Sư hay quý Thầy Phật Giáo về giảng dạy giáo lý cho các em không"”. Tim đã từ tốn trả lời một cách rõ ràng dứt khoát như tôn chỉ làm việc của cô: “Trước hết xin thưa cùng quý vị, Tim không thuộc bất kỳ Tôn Giáo nào hết. Đạo của Tim là Đạo làm người, Đạo của trái tim. Trong chương trình giáo dục cho các em, Tim cũng có giờ dạy cho các em về đạo đức làm người. Tuy nhiên tùy theo tín ngưỡng của các em, mỗi tuần Tim đưa các em đến chùa hoặc nhà thờ. Tim không muốn biến Nhà May Mắn thành một ngôi chùa hay một giáo đường”

Gần một giờ chia sẻ tâm tình vấn đáp, tưởng buổi nói chuyện kết thúc, ngờ đâu có một cụ già tiếp tục đứng lên cầm tay Tim hỏi Tim với giọng run run. Những câu hỏi thật mộc mạc, nhưng thật chân tình, đậm đà tình người: “Ba má cháu khỏe không" Anh em có đông không" Có về thăm nhà không" Ba bá có qua Việt Nam thăm cháu không" Làm sao cháu có tiền nuôi mấy đứa nó"...” Ôm nhẹ bờ vai cụ già để trả lời từng câu hỏi, tôi biết Tim đang cảm động, để rồi Tim mang những tâm tình ấm cúng đó làm hành trang và tư lương cho những tháng ngày phục vụ của cô. Sau đó Ban Tổ Chức mời Tim bước lên sân khấu để nhận lãnh tổng số tịnh tài lên đến 70,000 CAD (bảy chục ngàn tiền Canada), mà theo Thầy Tâm Hoà thì số tiền còn nữa mà các anh chị vẫn chưa tổng cộng xong. Hình như Tim khóc, vì tôi thoáng thấy Tim lau những giọt nước mắt vui mừng, không vì số tiền nhiều mà vì cảm động trước sự nhiệt tình, trước những tấm lòng hảo tâm nhân ái dành trọn cho đàn con của Tim. Thay mặt các em, Tim cám ơn vị trụ trì uy tín được sự mến mộ của phật tử nên mới có được kết quả như vậy, cám ơn tất cả những người có mặt, cũng như những người không có mặt nhưng đã đóng góp ủng hộ, vì bận rộn công việc nên đã không thể đến để trực tiếp nghe tim bày tỏ lòng biết ơn. Có một lần Tim đã dè dặt muốn dùng hai tiếng “đồng bào”. Vì Tim biết hai tiếng đồng bào chỉ dành riêng cho những người Việt Nam cùng sinh trong bọc trứng  của mẹ Âu Cơ. Trong khi Tim là một người đến từ một đất nước xa lạ, không chút liên hệ gì về huyết thống, chủng tộc. Nhưng qua quá trình làm việc một cách tận tụy, gắn bó và chia sẻ buồn vui với những mảnh đời bất hạnh trên quê hương Việt Nam suốt hơn mười lăm năm qua. Tim đã đỡ họ đứng dậy bằng chính đôi chân của họ mà xã hội đã ruồng bỏ bên lề của cuộc sống. Tim xứng đáng được dự vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam và xứng đáng được xưng hô với người Việt Nam hai tiếng “đồng bào”.

Tràng pháo tay kéo dài để mừng cho cuộc hội ngộ của những tấm chân tình. Những chia sẻ tâm tình của những tấm lòng từ bi, bác ái. “Người ta thương nhau không phải nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”; hướng ấy có những mảnh đời khổ đau cần được cứu vớt, xoa dịu.

Khi đến VN cô chỉ mang theo một con tim, giờ đây con tim ấy đã kết nối với biết bao trái tim khác ở khắp mọi nơi. Thêm một trái tim, thêm một tấm lòng, thì vòng tay nhân ái càng đưọc mở rộng, rộng như lượng từ bi, như tấm lòng của một vị Bồ tát.

Một lời cám ơn Tim không thể không nói. Tất cả những người hiểu Tim, yêu mến Tim đều cảm động, thán phục, biết ơn Tim vì nghĩa cử cao đẹp. Trong khả năng của mình, mọi người hứa sẽ tiếp sức cùng Tim bằng cách hỗ trợ tài chính, bằng sự cổ võ tinh thần, bằng những lời cầu nguyện. Chúc cho Tim luôn được sức khoẻ và nhiều nghị lực để tiếp tục cứu vớt những mảnh đời bất hạnh trên quê hương còn nhiều thống khổ. Chúc nhà May Mắn luôn được thuận lợi, mọi điều tốt đẹp, chúc Làng May Mắn sớm được hoàn thành để có nơi cho nhiều phận đời bất hạnh khác chưa tìm được bến tình thương. Mong các em trong Nhà May Mắn vượt qua sự tự ti mặc cảm để cố gắng vươn lên bằng chính sự khiếm khuyết của bản thân, để biết thương yêu và tự hào về một nguời mẹ xứng đáng với tên TIM.

Viết nhiều, nói nhiều cũng chỉ muốn nói lên một tiếng nói tận đáy lòng: “Cám ơn Tim.”

3-10-2008

Diệu Trang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.