Hôm nay,  

Mừng Lễ Tạ Ơn

21/11/200700:00:00(Xem: 7644)

Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây" và theo thống kê cho biết mỗi năm có hơn 40 triệu con gà Tây bị giết cho người dân Hoa Kỳ ăn mừng.  Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ.   

Theo tài liệu lịch sử Hoa Kỳ, những người tiền phong đến phần đất mới này, đã phải chịu nhiều gian nan cực nhọc, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh hoạn và đất hoang chưa bao giờ khai phá.  Với sự giúp đỡ chỉ bảo kinh nghiệm trồng hoa mầu của thổ dân trong vùng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn.  Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cầy cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này. 

Khởi từ câu chuyện chiếc tàu Mayflower. Tháng 09 năm 1620, một nhóm gồm 102 người, trong đó có 44 người thuộc giáo phái Separatist, tức nhóm ly khai Giáo Hội Anh Quốc Giáo, muốn tìm đất sống mới và có quyền tự do tín ngưỡng, đã lên chiếc tàu buồm Mayflower rời cảng Plymouth ở Anh, vượt Đại Tây Dương sang Bắc Mỹ. Sau cuộc hành trình vất vả dài 65 ngày, tàu Mayflower không đến được nơi dự tính là vùng Virginia mà bị gió bão trôi giạt lên phía Bắc, đến một vùng ngày nay thuộc tiểu bang Massachusetts vào tháng 11 năm 1620.  Nhóm di dân này được gọi là Pilgrims, đã trở thành những người đầu tiên định cư trên đất Mỹ, lập ra thành phố New Plymouth ngày nay. Do không chịu nổi đói và rét của mùa Đông lạnh giá đầu tiên nơi vùng đất mới, phân nửa những người di dân đã chết. Tới mùa Xuân năm sau, 1621 họ mới liên lạc được với thổ dân da đỏ Wampanoag và được những người thổ dân này giúp đỡ trong vấn đề trồng hoa mầu, cách bắt cá và săn thú rừng và họ đã gặt hái được kết qủa.  Sau đó, những người di dân sống sót quyết định làm lễ tạ ơn Trời Đất và tạ ơn những người bản xứ da đỏ đã giúp đỡ họ vì họ tin rằng nếu không có những người dân tốt bụng này thì họ không thể tồn tại đượcqua  năm đó. Và đây là sự kiện khởi đầu cho truyền thống Thanksgiving của Hoa Kỳ và truyền thống này còn mãi đến ngày nay. 

Hơn 100 năm sau, với mục đích tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các người di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, tổng thống Washington đã công bố ngày lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều nầy xác định được tính chất đặc thù của ngày lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh quốc.

Vào những năm 1830, khi tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai, tổng thống Lincoln tuyên bố chọn ngày Thứ Năm của tuần lễ cuối tháng 11 năm 1863, làm ngày lễ Tạ Ơn, nhằm tạo nên tình đoàn kết dân tộc trong lúc cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ đang vào thời kỳ tương tàn và ác liệt nhất. Ông nhận thức được tầm quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, và cũng muốn nhắc nhở dân Mỹ nhớ đến công ơn của những người di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ.

Không dựa theo một tôn giáo nào, lễ Tạ Ơn trải qua gần 400 năm đã trở  thành ngày hội của cả quốc gia, cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo mặc. 

Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào. Nó là ngày lễ cho tất cả các dân tộc có mặt trên nước Mỹ, vốn là những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với đất nước, dân tộc, văn hoá và nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Ngày lễ Tạ Ơn giúp người di dân có cơ hội nói lên lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân và những sự hy sinh của những người có công xây dựng đất nước.  Ý nghĩa ngày lễ này gắn liền với lòng biết ơn của con người, nên rất đáng được chúng ta, những người di cư đến sau, trân quý và áp dụng.  Trong giai đoạn đầu tiên định cư nơi xứ sở này, chúng ta cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng dân tộc Hoa Kỳ và đất nước này, đã giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại và chúng ta đã thành công, không có mùa màng nhưng được công ăn việc làm tốt, buôn bán thịnh vượng phát đạt, từ tiểu thương bán lẻ, từ làm móng tay, làm tóc đến buôn bán nhà cửa và thị trường chứng khoán.  Vì thế chúng ta rất nên tổ chức lễ Tạ Ơn, sum họp gia đình, tùy theo tôn giáo của mình. 

Với đạo Phật, lễ Tạ Ơn cũng không ngoài tinh thần lễ Tứ Ân mà người con Phật phải luôn luôn nhớ tưởng và báo đền. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn đó là: Ơn cha mẹ, Ơn chúng sinh, Ơn quốc gia-xã hội, và Ơn Tam Bảo. 

Trong bốn ơn thì Ơn Cha Mẹ là ơn đứng hàng đầu, lớn lao sâu rộng tựa như trời biển.  Chúng ta ra đời, lớn khôn, trưởng thành rồi góp mặt với xã hội là do công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng.  Từ lúc bé thơ cho đến khi thành người, cha mẹ đã tốn không biết bao nhiêu là công sức, khổ nhọc để cho ta nên người. Cha mẹ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong cuộc sống để cho ta hưởng trọn được những gì tốt đẹp nhất trong đời. Lòng hy sinh của cha mẹ dành cho con không bờ bến.  Cho nên, bổn phận làm con không những phải nhớ ơn mà phải biết báo đền công ơn dưỡng dục và sanh thành của cha mẹ.  Thông thường chúng ta chỉ lo cho cha mẹ phần vật chất như cơm ăn, áo mặc, món ngon vật lạ, chăn ấm, nệm êm, nhà cao, cửa rộng, và không làm những việc để cha mẹ phải mang tiếng xấu hay không vui. Nhưng theo đạo Phật, như thế vẫn chưa đủ. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể báo đền xứng đáng công ơn lớn lao đó. 

Đức Phật dạy, chúng ta không những báo hiếu cha mẹ phần vật chất mà phải báo hiếu cả về phần tâm linh. Bởi vì việc nuôi dưỡng vật chất chỉ báo đáp công ơn cha mẹ trong cuộc đời nầy, còn báo đáp về phần tâm linh là hướng dẫn cha mẹ về con đường giải thoát, bỏ ác làm lành, tự thanh tịnh tâm ý, tức là bỏ con đường vô minh u tối và hướng đến ánh sáng trí tuệ.  Nếu cha mẹ không có lòng tin thì hướng dẫn để cha mẹ có lòng tin vào Phật pháp, xa lìa hẳn ác pháp và sống trong thiện pháp. Nếu cha mẹ có lòng tham thì khuyến khích cha mẹ thực hành hạnh bố thí.  Nếu cha mẹ có tâm ác thì khuyến khích cha mẹ thực hành hạnh từ bi. Có như thế thì việc báo đền ơn cha mẹ mới đầy đủ vẹn toàn.

Thế giới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòa giữa cái này và cái khác.  Thiếu cỏ cây, đất nước, ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tồn tại, hay nếu sống được thì chúng ta cũng sẽ sống trong ốm đau bệnh tật và đời sống sẽ tẻ nhạt khi thiếu vắng tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa nở khi trời vào xuân, thiếu tiếng nước chảy róc rách của mạch nước từ hang đá, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại.  Và con người sẽ sống cô đơn khi thiếu đồng loại của mình, sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống. 

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của “cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không”. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của nợ nần nhau, của trả vay, vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới. Suy nghĩ và hiểu được như vậy, chúng ta mới biết được rằng dù hiện tại, chúng ta và những sinh thể khác không biết nhau, nhưng trong quá khứ có thể đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu được như thế thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác, hay nhân rộng ra là những sinh thể khác. Chúng ta cần phải cân nhắc trong ý nghĩ và hành động để không làm hại người, hại vật và hại mình là chúng ta đã biết được cách tri ân và báo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh, để tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái.  Phát tâm như vậy, chính là suối nguồn của tri ơn và báo ơn đến với chúng sanh. 

Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau.  Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa lá và Ơn Quốc Gia Xã Hội, ơn những người đã dày công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người.  Chúng ta nhớ ơn chúng sinh, nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần quý báu như dân chủ và tự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật chất.  Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ, mà không nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệ trước chúng ta đã tạo dựng nên quốc gia này.  Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng ta phải sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau.  

Và cuối cùng trong bốn ơn là Ơn Tam Bảo.  Ơn Phật, ơn Pháp và ơn Tăng đã soi đường dẫn dắt chúng ta vượt thoát phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi. Quả thật không có nỗi khổ nào lớn lao bằng nỗi khổ cứ thăng trầm ngụp lặn mãi trong luân hồi sinh tử.  Ðức Phật đã thấy như thế và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát để hướng dẫn chúng ta cũng được giải thoát như Ngài.  Ngài đã từ bi phương tiện giáo hóa, mở nhiều cánh cửa để chúng ta gieo trồng thiện căn, phúc đức.  Sở dĩ, hôm nay chúng ta gặp được Phật pháp, để biết được đâu là thiện căn đã gieo trồng từ trước và đâu là ác nghiệp, nếu gây ra sẽ nhận lãnh quả báo xấu trong tương lai. Tất cả những hiểu biết ấy của chúng ta hôm nay là từ Phật, Pháp và Tăng truyền dạy lại. Đó là ơn Tam Bảo mà chúng ta phải biết và phải đền đáp. 

Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn hoá Hoa Kỳ. Có lẽ ngày lễ Tạ Ơn là cơ hội thuận tiện cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn nhau, không chỉ riêng với đấng thiêng liêng tôn giáo, với Tứ Ân trong Phật Giáo, mà với mọi người thân như: cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn bè, tình nhân và những người gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày.  Nếu được, hãy trao nhau một món quà nho nhỏ, hay chỉ một câu nói cám ơn chân tình qua tấm thiệp hay email để biểu lộ tấm lòng nhớ nhau và biết ơn nhau. Những nghĩa cử cao đẹp này sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống cho mọi người quanh ta.

Chúng ta ăn mừng lễ Tạ Ơn trong tinh thần lễ Tứ Ân, trong niềm hân hoan vui mừng thành đạt sau một năm trời làm việc hăng say, học hành tấn tới, buôn bán mệt nhọc. Nhân dịp Thanksgiving, ban biên tập chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý độc giả đã gửi thư góp ý và thăm viếng Thư Viện Hoa Sen và chúng tôi cũng không quên cảm tạ quý Thầy Cô cùng quý Phật tử khắp nơi trên thế giới đã đánh máy kinh sách, bài vở và góp công sức tạo dựng nên website Thư Viện Hoa Sen.   Kính gửi đến quý vị lời chúc mừng một lễ Tạ Ơn tràn đầy an lạc và hạnh phúc.

Tâm Diệu

Thay mặt Ban Biên Tập

http://www.thuvienhoasen.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.