Hôm nay,  

Dòng Sông Có Nhánh Rong Phiêu

21/03/200900:00:00(Xem: 5575)
DÒNG SÔNG CÓ NHÁNH RONG PHIÊU
TRẦN HUY SAO
(gởi tamvole)
Nhớ rồi ! Bài "Nhánh Rong Phiêu"….
Nhớ buổi chiều qua nhà, khi, em, còn, ở Escondido…
Cánh cổng sắt cao dài phải chờ có em ra mới rộng mở để xe vào và phải tìm đúng vị trí mới được phép đậu. Anh cằn nhằn với cháu Minh Trí: "Thiệt bực. Cái thằng tính tình nghệ sĩ phóng túng mà ở chi cái chỗ phép nước lệ làng, gò bó bất ưng. Bây chừ muốn xuống xe, còn phải chờ lệnh lạc chi nữa không"". Cháu Trí cười, nói: "Ba thiệt!". Rồi chỉ ra ngoài phía kính xe. Anh nhìn ra, thấy em gõ gõ vào cửa kính, miệng cười tươi. Rứa là được phép xuống xe, không còn luật lệ chi cản trở nữa!
Vậy mà còn ! Không phải bước xuống xe là vào nhà ngay mà phải đi vào lối hành lang mờ mờ tối, rẻ phải, đi một khoảng ngắn mới tới nơi mình muốn tới.
Hóa ra là mình tới trễ. Căn phòng ấm cúng đã tràn ngập tiếng nói, cười rộn rã. Thấy ông bạn Vi Vi Võ Hùng Kiệt đang loay hoay sau kệ sách. Thấy nhà thơ Nhất Trận Phong đang bận rộn với mấy món ăn phía quầy bên phải. Đó là hai người  quen, còn vài người, chưa quen. Cũng nhân dịp này anh được gặp Giáo Sư Trần Đại Sỹ vừa mới ở Pháp qua. Được biết Bảo Bình và các tình nguyện viên của Thư Viện Toàn Cầu.
Và, điểm lý thú bất ngờ, nghe chính tác giả vừa đàn vừa hát bài "Nhánh Rong Phiêu".
Vẫn điệu Rumba. Nhưng, hình như nhớ, là bài nhạc ngày đó không dài đoạn như bài nhạc bây giờ.
Bài hát đã làm anh rung động tôi làm Thơ để tặng em để em đọc và, để em lặng sầu một bài chỉ có một câu một câu gạn lọc cho đau điếng lòng tựa như nước chảy xuôi dòng ai ngờ có một nhánh rong lạc loài cảm ơn em, cảm ơn đời để cho tôi có một lời-thơ-tôi….
Đúng rồi ! Có một lời-thơ-tôi ! Một lời thơ đồng cảm giữa người làm thơ và người làm nhạc. Lời Thơ vốn từ lâu thầm lặng trong tâm hồn đã bật lên âm thanh thê thiết. Dáng ngồi ôm cây đàn và dáng ngồi cúi mặt trầm tư đã đưa chiều xuống thấp đưa tình tự thấm sâu và đưa Thơ hòa nhập dòng đời. Câu Thơ sẽ vượt thoát hơn sinh động hơn theo dòng  nhạc và giọng diễn ngâm.. phố núi cao phố núi mù sương*…phố núi thấy cao hơn phố núi thấy mù sương hơn qua tiếng nhạc…em về điểm phấn tô son lại, ngạo với dương gian một tiếng cười**…phấn son thấy tô-hồng-chuốc-lục hơn tiếng cười thấy ngạo thế hơn qua giọng diễn ngâm.
Nhánh rong phiêu cũng đã cảm nhận thân phận phiêu giạt hơn rong rêu hơn qua tiếng hát tiếng đàn chiều hôm đó !
Những buổi chiều từng đã đi qua đời phiêu dạt lạc tới chỗ cùng trời cuối đất hiếm có rớt đọng lại buổi chiều, như buổi chiều hôm đó, khi đến với nhau lắng nghe và chia sẻ rồi ngậm ngùi ngó nhau để thấy…núi cách sông ngăn dài biển rộng đời của hai ta là con sóng vỗ hoài vòng nhật nguyệt vần xoay đến nỗi chi mà lạc tới đây***!
Lâu lắm rồi, nay đọc lại bài viết của em tự nhiên thấy cũng cần có chút gì để viết chuyện hồi xưa. Hồi anh em mình còn cận kề bên nhau một khoảng đường không dài không ngắn chỉ gắng một chút thôi, là tới gặp nhau rồi.
Mấy món ăn mà cô Bảo Bình bỏ công đem từ Santa Ana xuống. Ly nước-mắt-quê-hương sương sương với ông bạn Vi Vi.. ..anh còn nhớ, tưởng chừng như mới hôm qua.
 Viết  hai chữ "hôm qua" mới sực nhớ.
Là hôm qua, tình cờ, lướt sóng thấy trên trang nhà bạn có đăng lời bài nhạc Bông Sứ của nhạc sĩ Trầm Nguyên.
Giựt mình, nhớ lại, rứa là em còn nợ anh.!
Bài thơ Bông Sứ là của anh mà cũng là của em. Nói là của em để dễ lời đòi nợ vì em đã phổ nhạc bài Thơ này khi còn ở San Diego. Có gởi cho anh bản in bài nhạc. Có gởi cho anh CD nhưng chỉ nhạc thôi, không có lời.
  Tháng 12/2002 khi anh ra mắt thi tập "Chỉ Còn Thơ Ở Lại" trong vòng thân hữu tại nhà riêng của anh chị Hà Mai Khuê (vùng Oceanside, San Diego). Em có đến và tình nguyện giúp vui phần văn nghệ bỏ túi với bài hát Bông Sứ. Anh nghe mà sướng mé-đìu-hiu! Vậy mà, cuối cùng, khi anh nói xong lời cảm tạ bằng hữu để mở màn phần văn nghệ thì em đã chuồn lẹ ngả sau, bỏ bông Sứ rụng rơi, lượm hoài không kịp! Em có nhắn lại cùng các cháu là vì có chuyện riêng đến bất ngờ cần giải quyết, phải đi ngay. Anh hụt hẫng, chơi vơi và tiếc ngẩn tiếc ngơ…
Tháng 12/2003 tình cờ bông Sứ lại tìm anh.
Và lần này thiệt là quá-xá-đã.

Đó là buổi họp mặt cuối năm của Hội Ái Hữu Trung Học Ban Mê Thuột (vì anh đã có một thời gian trung học nơi đây) được tổ chức tại Santa Ana. Chỗ thân tình anh có mời em, đại diện Thư Viện Toàn Cầu đến cùng họp mặt. Đến họp mặt với một món quà quá bất ngờ đối với anh. Là ca sĩ Yến Thanh sẽ giúp vui trong phần văn nghệ với bài Bông Sứ ! Được giới thiệu là bài nhạc được phổ thơ của một cựu học sinh Ban Mê Thuột. Khen em, đi đúng chủ đề và đi trúng mục tiêu.
Phái đoàn Thư Viện Toàn Cầu tới. Ghi danh là bốn người nhưng cuối cùng chỉ có ba. Em, nhà thơ Nhất Trận Phong, Hoài Điệp Hạ Phương. Riêng Bảo Bình, vì bận bất ngờ, không đến được.
Anh ngồi dưới bàn ly chén ngổn ngang mà lòng dạ cứ lang thang bấn loạn ! Chỉ có mấy nhà thơ thôi, còn ca sĩ Yến Thanh đâu để hát bài Hoa Sứ như lời em nói. Cứ thấp thỏm chờ trong khi em cứ nhìn anh cười cười ngó…dễ ghét. Tính em ưa bông lơn giữa đùa giữa thật, anh quên.   
Tới lúc em lên nói lời chia vui và giới thiệu ca sĩ Yến Thanh với bài Hoa Sứ. Anh giật mình ngó quanh, tưởng cô ca sĩ sẽ từ hướng nào đó, đi lên sân khấu. Nhưng không. Chỉ thấy nhà thơ Hoài Điệp Hạ Phương đứng lên e lệ, cúi đầu chào. Hóa ra khi cô cầm lấy micro từ tay em, cô là ca sĩ Yến Thanh ! Thiệt quá đỗi bất ngờ !
Em vẫn dáng ngồi ôm đàn rất là nghệ sĩ, mấy tay thon thả lướt nhẹ phiếm đàn. Tiếng hát Yến Thanh cất cao làn điệu dân ca Nam bộ qua bài Bông Sứ…
bông Sứ trắng lòng em cũng trắng
để tôi về xanh lá tương tư
trường lớp cũ chở lòng tôi nặng
 em về đâu lồng lộng bốn phương!
*
người em gái một thời sách vở
giữ giùm tôi bông Sứ ngày xưa
trang lưu bút còn câu Thơ dạo đó
hay đã mờ theo nắng theo mưa!
*
và lòng em có còn giú lại
chút bâng khuâng đứng đợi nhau về
bông Sứ rụng mưa trời lất phất
mắt em buồn dưới nón nghiêng che !
sao lòng tôi cũng buồn rất nhẹ
mưa ngoài trời mưa lạnh đời nhau
giọt vắn dài giọt mưa đan chéo
giọt sầu tôi thầm lặng tình đầu!
*
rồi từ đó tình vào khuây lảng
giọt mưa ơi ! Bông Sứ trắng ngần ơi
phải hồi đó một lời dẫu ngắn
thì có đâu hai đứa lạc phương trời!
 *
 tôi gọi em và bông Sứ chiều mưa
những yêu dấu một thời dĩ vãng
dẫu năm, tháng mịt mờ chi nữa
vẫn nhớ hoài bông Sứ rụng đời nhau!....
vẫn nhớ hoài…nhớ hoài…bông Sứ rụng đời nhau…..
Tiếng hát ngân dài và lịm dứt….
Anh điếng hồn Thơ theo tiếng hát. Có thể nào ngờ bài thơ anh thường đọc, nay nghe qua tiếng hát lại lại da diết nhớ nhiều hơn thương nhiều hơn những tháng ngày hoa mộng đầu đời…
Mai Tiến Thành ngồi bên cạnh nắm bàn tay anh lắc mạnh: "Rung động quá ! Ông làm bài thơ này cho tụi mình, không phải cho ông nghen". Tuất Đen, ngồi bên trái, cầm chai beer: "Dzô đi Huy Sao! Vẫn nhớ hoài bông Sứ rụng đời nhau…". Và thở dài. Chắc là có tâm sự!.
Mai Tiến Thành là nhân vật Minh trong tập truyện Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng. Thời gian câu truyện được viết, Thành về Đà Lạt và học trường Trung Học Trần Hưng Đạo. Vừa bỏ bạn bè ra đi vĩnh viển vào ngày 09/10/2008.
Bông Sứ một thời rụng trên con đường dẫn về mái trường xưa, anh Thành có về lại quê chắc thế nào cũng tìm và ngó thấy….
Hoài Điệp Hạ Phương có dịp tình cờ đọc được bài viết này xin nhớ đừng quên là có hứa gởi CD do cháu hát cho chú giữ làm kỷ niệm. Lâu lắm rồi, không gặp. Lâu lắm rồi cứ chờ.
Mà cũng lâu lắm rồi, chuyện hồi xưa, có dịp mà nhớ lại.
Nhớ lại để mà nhớ cho chút rộn ràng đời vốn đa mang. Em đừng lo, bài viết cho vui tâm sự thôi, không nợ nần chi đâu mà phải trả.
Chỉ cứ nghĩ là nghĩ đến bài thơ Bông Sứ cứ nổi trôi theo dòng nhạc Trầm Nguyên, ngừng đó và trôi đó…Biết tới bao giờ tác giả bài thơ có nghe lại được nhạc trong thơ…Bởi, nói thật lòng, bài nhạc làn điệu dân ca, man mác sầu cố xứ…
Thuở nhỏ đến giờ
anh đâu biết bông Bằng Lăng màu tím hay xanh
không rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở
Cũng chưa hiểu tình đầu thường hay đổ vỡ
*
 Thuở nhỏ đến giờ
 mỗi lần nghe tiếng ca dao
anh hay buồn buồn trong dạ
Nghe kể chuyện tình Mỵ Nương-Trương Chi
Tim luôn bừng lên mãnh liệt một tình si
*
Giờ anh đã hiểu
tại sao
mỗi lần nghe tiếng ca dao anh hay buồn buồn trong dạ
Đã hiểu rồi cay đắng của yêu đương
Cũng thấm thía ít nhiều thân phận chàng Trương
Chỉ chưa biết màu bông Bằng Lăng
Chưa rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở
*
Bao giờ
lòng yên
cho mình hết nợ "
(Bông Bằng Lăng Và Hoa Quỳnh, thơ Tâm Vô Lệ)
em đừng biết bông Bằng Lăng màu gì cũng đừng rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở. Bởi khi biết rồi, em sẽ khổ cho coi !!!!
San Dieo, chớm Xuân 2009
TRẦN HUY SAO
* thơ Vũ Hữu Định
** thơ Thái Can
***thơ Trần Huy Sao

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.