Hôm nay,  

Dòng Sông Có Nhánh Rong Phiêu

21/03/200900:00:00(Xem: 5006)
DÒNG SÔNG CÓ NHÁNH RONG PHIÊU
TRẦN HUY SAO
(gởi tamvole)
Nhớ rồi ! Bài "Nhánh Rong Phiêu"….
Nhớ buổi chiều qua nhà, khi, em, còn, ở Escondido…
Cánh cổng sắt cao dài phải chờ có em ra mới rộng mở để xe vào và phải tìm đúng vị trí mới được phép đậu. Anh cằn nhằn với cháu Minh Trí: "Thiệt bực. Cái thằng tính tình nghệ sĩ phóng túng mà ở chi cái chỗ phép nước lệ làng, gò bó bất ưng. Bây chừ muốn xuống xe, còn phải chờ lệnh lạc chi nữa không"". Cháu Trí cười, nói: "Ba thiệt!". Rồi chỉ ra ngoài phía kính xe. Anh nhìn ra, thấy em gõ gõ vào cửa kính, miệng cười tươi. Rứa là được phép xuống xe, không còn luật lệ chi cản trở nữa!
Vậy mà còn ! Không phải bước xuống xe là vào nhà ngay mà phải đi vào lối hành lang mờ mờ tối, rẻ phải, đi một khoảng ngắn mới tới nơi mình muốn tới.
Hóa ra là mình tới trễ. Căn phòng ấm cúng đã tràn ngập tiếng nói, cười rộn rã. Thấy ông bạn Vi Vi Võ Hùng Kiệt đang loay hoay sau kệ sách. Thấy nhà thơ Nhất Trận Phong đang bận rộn với mấy món ăn phía quầy bên phải. Đó là hai người  quen, còn vài người, chưa quen. Cũng nhân dịp này anh được gặp Giáo Sư Trần Đại Sỹ vừa mới ở Pháp qua. Được biết Bảo Bình và các tình nguyện viên của Thư Viện Toàn Cầu.
Và, điểm lý thú bất ngờ, nghe chính tác giả vừa đàn vừa hát bài "Nhánh Rong Phiêu".
Vẫn điệu Rumba. Nhưng, hình như nhớ, là bài nhạc ngày đó không dài đoạn như bài nhạc bây giờ.
Bài hát đã làm anh rung động tôi làm Thơ để tặng em để em đọc và, để em lặng sầu một bài chỉ có một câu một câu gạn lọc cho đau điếng lòng tựa như nước chảy xuôi dòng ai ngờ có một nhánh rong lạc loài cảm ơn em, cảm ơn đời để cho tôi có một lời-thơ-tôi….
Đúng rồi ! Có một lời-thơ-tôi ! Một lời thơ đồng cảm giữa người làm thơ và người làm nhạc. Lời Thơ vốn từ lâu thầm lặng trong tâm hồn đã bật lên âm thanh thê thiết. Dáng ngồi ôm cây đàn và dáng ngồi cúi mặt trầm tư đã đưa chiều xuống thấp đưa tình tự thấm sâu và đưa Thơ hòa nhập dòng đời. Câu Thơ sẽ vượt thoát hơn sinh động hơn theo dòng  nhạc và giọng diễn ngâm.. phố núi cao phố núi mù sương*…phố núi thấy cao hơn phố núi thấy mù sương hơn qua tiếng nhạc…em về điểm phấn tô son lại, ngạo với dương gian một tiếng cười**…phấn son thấy tô-hồng-chuốc-lục hơn tiếng cười thấy ngạo thế hơn qua giọng diễn ngâm.
Nhánh rong phiêu cũng đã cảm nhận thân phận phiêu giạt hơn rong rêu hơn qua tiếng hát tiếng đàn chiều hôm đó !
Những buổi chiều từng đã đi qua đời phiêu dạt lạc tới chỗ cùng trời cuối đất hiếm có rớt đọng lại buổi chiều, như buổi chiều hôm đó, khi đến với nhau lắng nghe và chia sẻ rồi ngậm ngùi ngó nhau để thấy…núi cách sông ngăn dài biển rộng đời của hai ta là con sóng vỗ hoài vòng nhật nguyệt vần xoay đến nỗi chi mà lạc tới đây***!
Lâu lắm rồi, nay đọc lại bài viết của em tự nhiên thấy cũng cần có chút gì để viết chuyện hồi xưa. Hồi anh em mình còn cận kề bên nhau một khoảng đường không dài không ngắn chỉ gắng một chút thôi, là tới gặp nhau rồi.
Mấy món ăn mà cô Bảo Bình bỏ công đem từ Santa Ana xuống. Ly nước-mắt-quê-hương sương sương với ông bạn Vi Vi.. ..anh còn nhớ, tưởng chừng như mới hôm qua.
 Viết  hai chữ "hôm qua" mới sực nhớ.
Là hôm qua, tình cờ, lướt sóng thấy trên trang nhà bạn có đăng lời bài nhạc Bông Sứ của nhạc sĩ Trầm Nguyên.
Giựt mình, nhớ lại, rứa là em còn nợ anh.!
Bài thơ Bông Sứ là của anh mà cũng là của em. Nói là của em để dễ lời đòi nợ vì em đã phổ nhạc bài Thơ này khi còn ở San Diego. Có gởi cho anh bản in bài nhạc. Có gởi cho anh CD nhưng chỉ nhạc thôi, không có lời.
  Tháng 12/2002 khi anh ra mắt thi tập "Chỉ Còn Thơ Ở Lại" trong vòng thân hữu tại nhà riêng của anh chị Hà Mai Khuê (vùng Oceanside, San Diego). Em có đến và tình nguyện giúp vui phần văn nghệ bỏ túi với bài hát Bông Sứ. Anh nghe mà sướng mé-đìu-hiu! Vậy mà, cuối cùng, khi anh nói xong lời cảm tạ bằng hữu để mở màn phần văn nghệ thì em đã chuồn lẹ ngả sau, bỏ bông Sứ rụng rơi, lượm hoài không kịp! Em có nhắn lại cùng các cháu là vì có chuyện riêng đến bất ngờ cần giải quyết, phải đi ngay. Anh hụt hẫng, chơi vơi và tiếc ngẩn tiếc ngơ…
Tháng 12/2003 tình cờ bông Sứ lại tìm anh.
Và lần này thiệt là quá-xá-đã.

Đó là buổi họp mặt cuối năm của Hội Ái Hữu Trung Học Ban Mê Thuột (vì anh đã có một thời gian trung học nơi đây) được tổ chức tại Santa Ana. Chỗ thân tình anh có mời em, đại diện Thư Viện Toàn Cầu đến cùng họp mặt. Đến họp mặt với một món quà quá bất ngờ đối với anh. Là ca sĩ Yến Thanh sẽ giúp vui trong phần văn nghệ với bài Bông Sứ ! Được giới thiệu là bài nhạc được phổ thơ của một cựu học sinh Ban Mê Thuột. Khen em, đi đúng chủ đề và đi trúng mục tiêu.
Phái đoàn Thư Viện Toàn Cầu tới. Ghi danh là bốn người nhưng cuối cùng chỉ có ba. Em, nhà thơ Nhất Trận Phong, Hoài Điệp Hạ Phương. Riêng Bảo Bình, vì bận bất ngờ, không đến được.
Anh ngồi dưới bàn ly chén ngổn ngang mà lòng dạ cứ lang thang bấn loạn ! Chỉ có mấy nhà thơ thôi, còn ca sĩ Yến Thanh đâu để hát bài Hoa Sứ như lời em nói. Cứ thấp thỏm chờ trong khi em cứ nhìn anh cười cười ngó…dễ ghét. Tính em ưa bông lơn giữa đùa giữa thật, anh quên.   
Tới lúc em lên nói lời chia vui và giới thiệu ca sĩ Yến Thanh với bài Hoa Sứ. Anh giật mình ngó quanh, tưởng cô ca sĩ sẽ từ hướng nào đó, đi lên sân khấu. Nhưng không. Chỉ thấy nhà thơ Hoài Điệp Hạ Phương đứng lên e lệ, cúi đầu chào. Hóa ra khi cô cầm lấy micro từ tay em, cô là ca sĩ Yến Thanh ! Thiệt quá đỗi bất ngờ !
Em vẫn dáng ngồi ôm đàn rất là nghệ sĩ, mấy tay thon thả lướt nhẹ phiếm đàn. Tiếng hát Yến Thanh cất cao làn điệu dân ca Nam bộ qua bài Bông Sứ…
bông Sứ trắng lòng em cũng trắng
để tôi về xanh lá tương tư
trường lớp cũ chở lòng tôi nặng
 em về đâu lồng lộng bốn phương!
*
người em gái một thời sách vở
giữ giùm tôi bông Sứ ngày xưa
trang lưu bút còn câu Thơ dạo đó
hay đã mờ theo nắng theo mưa!
*
và lòng em có còn giú lại
chút bâng khuâng đứng đợi nhau về
bông Sứ rụng mưa trời lất phất
mắt em buồn dưới nón nghiêng che !
sao lòng tôi cũng buồn rất nhẹ
mưa ngoài trời mưa lạnh đời nhau
giọt vắn dài giọt mưa đan chéo
giọt sầu tôi thầm lặng tình đầu!
*
rồi từ đó tình vào khuây lảng
giọt mưa ơi ! Bông Sứ trắng ngần ơi
phải hồi đó một lời dẫu ngắn
thì có đâu hai đứa lạc phương trời!
 *
 tôi gọi em và bông Sứ chiều mưa
những yêu dấu một thời dĩ vãng
dẫu năm, tháng mịt mờ chi nữa
vẫn nhớ hoài bông Sứ rụng đời nhau!....
vẫn nhớ hoài…nhớ hoài…bông Sứ rụng đời nhau…..
Tiếng hát ngân dài và lịm dứt….
Anh điếng hồn Thơ theo tiếng hát. Có thể nào ngờ bài thơ anh thường đọc, nay nghe qua tiếng hát lại lại da diết nhớ nhiều hơn thương nhiều hơn những tháng ngày hoa mộng đầu đời…
Mai Tiến Thành ngồi bên cạnh nắm bàn tay anh lắc mạnh: "Rung động quá ! Ông làm bài thơ này cho tụi mình, không phải cho ông nghen". Tuất Đen, ngồi bên trái, cầm chai beer: "Dzô đi Huy Sao! Vẫn nhớ hoài bông Sứ rụng đời nhau…". Và thở dài. Chắc là có tâm sự!.
Mai Tiến Thành là nhân vật Minh trong tập truyện Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng. Thời gian câu truyện được viết, Thành về Đà Lạt và học trường Trung Học Trần Hưng Đạo. Vừa bỏ bạn bè ra đi vĩnh viển vào ngày 09/10/2008.
Bông Sứ một thời rụng trên con đường dẫn về mái trường xưa, anh Thành có về lại quê chắc thế nào cũng tìm và ngó thấy….
Hoài Điệp Hạ Phương có dịp tình cờ đọc được bài viết này xin nhớ đừng quên là có hứa gởi CD do cháu hát cho chú giữ làm kỷ niệm. Lâu lắm rồi, không gặp. Lâu lắm rồi cứ chờ.
Mà cũng lâu lắm rồi, chuyện hồi xưa, có dịp mà nhớ lại.
Nhớ lại để mà nhớ cho chút rộn ràng đời vốn đa mang. Em đừng lo, bài viết cho vui tâm sự thôi, không nợ nần chi đâu mà phải trả.
Chỉ cứ nghĩ là nghĩ đến bài thơ Bông Sứ cứ nổi trôi theo dòng nhạc Trầm Nguyên, ngừng đó và trôi đó…Biết tới bao giờ tác giả bài thơ có nghe lại được nhạc trong thơ…Bởi, nói thật lòng, bài nhạc làn điệu dân ca, man mác sầu cố xứ…
Thuở nhỏ đến giờ
anh đâu biết bông Bằng Lăng màu tím hay xanh
không rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở
Cũng chưa hiểu tình đầu thường hay đổ vỡ
*
 Thuở nhỏ đến giờ
 mỗi lần nghe tiếng ca dao
anh hay buồn buồn trong dạ
Nghe kể chuyện tình Mỵ Nương-Trương Chi
Tim luôn bừng lên mãnh liệt một tình si
*
Giờ anh đã hiểu
tại sao
mỗi lần nghe tiếng ca dao anh hay buồn buồn trong dạ
Đã hiểu rồi cay đắng của yêu đương
Cũng thấm thía ít nhiều thân phận chàng Trương
Chỉ chưa biết màu bông Bằng Lăng
Chưa rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở
*
Bao giờ
lòng yên
cho mình hết nợ "
(Bông Bằng Lăng Và Hoa Quỳnh, thơ Tâm Vô Lệ)
em đừng biết bông Bằng Lăng màu gì cũng đừng rõ hoa Quỳnh giờ nào mới nở. Bởi khi biết rồi, em sẽ khổ cho coi !!!!
San Dieo, chớm Xuân 2009
TRẦN HUY SAO
* thơ Vũ Hữu Định
** thơ Thái Can
***thơ Trần Huy Sao

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.